Quản trị chuỗi cung ứng (supply chain) tuy là ngành khá phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng vẫn còn khá mới lạ tại Việt Nam. Nhiều bạn trẻ khi nghe nhắc đến ngành học này không khỏi cảm thấy hoang mang không biết nếu học xong mình sẽ làm những công việc cụ thể gì? Sau đây là một số công việc cụ thể, hứa hẹn triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn khi bạn chọn quản trị chuỗi cung ứng khi du học!
Chuỗi cung ứng là gì?
Để tìm hiểu xem sau khi học xong mình sẽ làm những công việc gì, đầu tiên, bạn cần hiểu chuỗi cung ứng là gì và gồm các công đoạn nào? Nói ngắn gọn và dễ hiểu, chuỗi cung ứng là hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ nhà cung cấp, sản xuất đến người tiêu dùng. Một chuỗi cung ứng thường bao gồm các công đoạn từ thu mua nguyên liệu thô, cung cấp cho phía sản xuất, sản xuất sản phẩm, phân phối đến các hệ thống bán lẻ và đến tay người tiêu dùng. Như vậy, học quản trị chuỗi cung ứng chính là học về các giai đoạn cụ thể này và tùy vào sở thích, đam mê cũng như khả năng của mình, bạn có thể chọn một trong số đó để học chuyên sâu và phát triển công việc của mình theo định hướng cụ thể.
>> Xem thêm Từ chuyện xoài cát Hoà Lộc “chững” lại trên đất Mỹ, nghĩ về Supply chain!
5 công việc cụ thể bạn có thể làm khi học quản trị chuỗi cung ứng
1. Sản xuất
Chuỗi cung ứng có rất nhiều công đoạn và sản xuất là một trong những công đoạn quan trọng nhất. Chính vì vậy, vị trí giám đốc sản xuất – giám sát việc sản xuất sản phẩm trong nhà máy là vị trí không thể thiếu. Ngoài ra, giám đốc sản xuất còn chịu trách nhiệm điều phối lịch sản xuất, xác định thời gian cụ thể của quá trình sản xuất sản phẩm và theo dõi tình hình hàng tồn kho. Ngoài ra, họ còn có những nhiệm vụ mang tính chuyên môn cao hơn như phân tích dữ liệu về vật liệu hoặc lên lịch phân phối vật liệu phù hợp với lịch sản xuất.
2. Phân tích dữ liệu
Quản lý dữ liệu là một thành phần quan trọng khác trong chuỗi cung ứng. Việc phân tích và hiểu dữ liệu giúp chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả. TS. Cynthia Kalina-Kaminsky – chủ tịch của Process & Strategy Solutions, đồng thời là một chuyên gia trong lĩnh vực supply chain từng nhận định: “Nếu bạn là người thích làm việc với dữ liệu, việc phân tích, thu thập – quản trị dữ liệu hay trở thành nhà thống kê… là những công việc phù hợp với bạn”. Theo bà, phân tích và quản lý dữ liệu là một trong những lựa chọn nghề nghiệp phổ biến nhất trong quản lý chuỗi cung ứng vì tất cả các quy trình liên quan đến phục vụ người tiêu dùng cần tham khảo và điều khiển, sử dụng dữ liệu để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Thu mua
Một trong những hướng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng với rất nhiều cơ hội là việc thu mua. Công việc này chủ yếu tập trung vào việc xác định và mua nguyên liệu thô cần thiết để tạo ra sản phẩm. Đây là một phần rất quan trọng trong việc duy trì chuỗi cung ứng. Các công việc cụ thể gồm có vị trí phân tích và thu mua, mà chủ yếu tập trung vào khía cạnh mua hàng. Ở cấp độ cao hơn, bạn sẽ đảm nhiệm vai trò là nhà quản lý việc thu mua nguyên liệu cho toàn bộ tổ chức.
4. Vận chuyển
Sản phẩm được sản xuất muốn đến được tay người tiêu dùng phải có phương tiện vận chuyển. Chính vì thế, có nhiều cơ hội nghề nghiệp liên quan đến công đoạn này, như phân tích vận tải, phân tích hậu cần, hay vai trò cao cấp hơn là quản lý vận tải. Dù mỗi vị trí sẽ có sự khác biệt, nhưng điểm chung của công việc này đó là đưa sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng.
5. Dịch vụ khách hàng
Cuối cùng, dịch vụ khách hàng là một trong những công việc quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng. Dịch vụ khách hàng đảm bảo rằng khách hàng hài lòng với các sản phẩm họ nhận được. Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng có thể kể đến như xuất nhập khẩu, điều phối sản phẩm, giải quyết các vấn đề của khách hàng. Ở cấp độ cao hơn, bạn có thể trở thành nhà quản lý dịch vụ khách hàng và giám sát, theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng.
Có thể nhận thấy, chuỗi cung ứng là một phần không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào. Chính vì vậy, trong mỗi công đoạn của chuỗi cung ứng, bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy cơ hội nghề nghiệp cho riêng mình và không phải lo lắng triển vọng công việc này trong tương lai.
Đến đây, nếu bạn cảm thấy hứng thú với lĩnh vực này, hãy cùng tìm hiểu thêm về việc du học ngành quản trị chuỗi cung ứng tại Đại học Curtin Singapore – một trong những trường thế mạnh đặc biệt về logistic và quản trị chuỗi cung ứng.
Hiện nay, Đại học Curtin Singapore đang ở vào giai đoạn nước rút tuyển sinh cho kỳ tháng 2/2020. Bạn nên nộp hồ sơ ngay hôm nay để được các tư vấn viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm của INEC hỗ trợ tốt nhất. Hotline 093 409 3311 – 093 409 4411 hoặc vui lòng cung cấp thông tin chính xác tại đây để được tư vấn miễn phí.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline miền Bắc & Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn