Chưa đầy một tháng trước, ngành nông nghiệp Việt Nam đón nhận tin vui trong sự kiện lô xoài đầu tiên của nước ta được xuất khẩu sang Mỹ. Đây là kết quả của hành trình nỗ lực hơn 10 năm từ các đơn vị, cá nhân liên quan để quả xoài Việt Nam vào được thị trường này. Sau hàng loạt cuộc trao đổi kỹ thuật để thống nhất biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật và rất nhiều nỗ lực đàm phán, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với Mỹ về điều kiện nhập khẩu xoài vào thị trường được xem là khó tính nhất thế giới.
Kiều bào Việt Nam và những người dân khác tại Mỹ háo hức nếm vị xoài cát Hòa Lộc – một trong những loại trái cây đặc sản nổi tiếng nhất của nước ta và chất lượng được đánh giá là “ăn đứt”, vượt xa so với xoài Mexico vốn được bày bán rất nhiều ở xứ cờ hoa. Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan về đầu ra quốc tế của nông sản Việt sớm chững lại khi lượng tiêu thụ xoài cát Hòa Lộc trên đất Mỹ không như mong đợi.
Nông sản Việt mất cơ hội vì chuỗi cung ứng yếu kém
VTV24 đưa tin, lượng xoài cát Hòa Lộc bán ra tại một siêu thị Việt ở quận Cam, bang California chỉ bằng ¼ so với xoài Mexico. Ngoài lý do xoài Việt mới mẻ nên người tiêu dùng chưa quen sử dụng, người bán nghĩ nguyên nhân chính khiến tốc độ tiêu thụ xoài Việt chậm hơn nhiều là do giá cả. Giá xoài Hòa Lộc gấp gần 5 lần so với xoài Mexico, khiến cho đặc sản của nước ta khó cạnh tranh với sản phẩm của nước bạn.
Lô xoài Việt xuất khẩu sang Mỹ đầu tiên có nguồn gốc từ hợp tác xã ở Đồng Tháp, được một doanh nghiệp khác ở Bến Tre thu mua và vận chuyển sang Mỹ cho đối tác bằng đường hàng không. 2 tỉnh này cũng là những vùng trái cây ngon nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). ĐBSCL được xem là vùng trọng tâm phát triển nông nghiệp của cả nước nhưng chuỗi cung ứng toàn ngành vẫn còn lỏng lẻo và rời rạc, hiệu quả vận hành thấp, làm chậm dòng chảy hàng hóa và thiếu minh bạch thông tin. Sự thiếu liên kết giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng khiến nguồn cung ở nông dân và nguồn cầu ở doanh nghiệp không tương tác, dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp không có đủ thông tin để dự báo và lập kế hoạch cung ứng hiệu quả, làm ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Trong khi đó, với tập quán thức nào được giá là đổ xô trồng, nông dân khó tránh khỏi rủi ro khi không tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, chi phí logistics ở Việt Nam năm 2016 nằm ở mức cao, khoảng 20,8% trong GDP trong khi chỉ đóng góp khoảng 3% vào GDP. Dù Việt Nam đã thăng hạng từ #53 (năm 2012) lên #39 (năm 2018) về Chỉ số hoạt động Logistics trong số 160 quốc gia nhưng năng lực hệ thống logistics của nước ta vẫn còn tụt hậu, trở thành rào cản trong việc kết nối toàn cầu, thúc đẩy giao thương và mở rộng thị trường.
Vấn đề chính của chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam là thiếu vắng chuỗi cung ứng tích hợp toàn diện từ đầu đến cuối, khiến nông sản Việt không có nhiều cơ hội vươn ra thị trường thế giới hoặc không cạnh tranh được về giá cả.
>> Xem thêm: Triển vọng rộng mở ngành logistics của Việt Nam và thế giới
Tham gia hoạt động logistics và chuỗi cung ứng hiệu quả, cơ hội phát triển dài lâu
Hiểu một cách đơn giản, chuỗi cung ứng là một hệ thống gồm các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan đến việc di chuyển vật liệu, sản phẩm và dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, từ nhà cung cấp nguyên liệu ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
Mục đích của quản lý chuỗi cung ứng là làm sao để sản xuất và phân phối: đúng sản phẩm/dịch vụ, đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng nơi, đúng thời điểm, đúng khách hàng, đúng giá – nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là mục tiêu của các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn phi kinh tế.
Nhân sự hoạt động trong bất cứ khâu nào của chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu để chuỗi được vận hành trơn tru và hiệu quả. Do vậy, học tập và theo đuổi công việc trong lĩnh vực này sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển lâu dài cho sự nghiệp của bạn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi quốc tế.
Xây dựng nền tảng cho sự nghiệp ngành logistics và chuỗi cung ứng từ đâu?
Nắm bắt xu thế phát triển của ngành nghề, những năm gần đây, nhiều đơn vị giáo dục tại Việt Nam đã cung cấp các chương trình, khóa đào tạo với quy mô khác nhau về logistics và chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, một số khóa học còn hạn chế về đội ngũ giảng dạy, kinh nghiệm chuyên môn, môi trường thực hành và ứng dụng thực tiễn.
Đại học Curtin Singapore là một trong những đơn vị dẫn đầu về đào tạo logistics và quản lý chuỗi cung ứng, cả ở bậc cử nhân và sau đại học. Thuộc top 1% đại học tốt nhất toàn cầu, Đại học Curtin sở hữu chương trình đào tạo lĩnh vực này tốt #2 tại Úc và #39 trên thế giới. Theo đuổi ngành học này tại Curtin Singapore là lựa chọn hợp lý để xây dựng nền tảng cho sự nghiệp của bạn vì quốc gia này không chỉ là trung tâm tài chính mà còn có cảng biển hàng đầu thế giới với mạng lưới đông đảo công ty hoạt động về logistics và chuỗi cung ứng.
Du học Singapore tại Đại học Curtin còn đem đến nhiều thuận lợi cho bạn về khoảng cách đi lại, chi phí du học và môi trường học tập, sinh hoạt. Sinh viên được học tập, nhận bằng cấp chuẩn Úc và quốc tế với chi phí tiết kiệm gần 50%, đồng thời rút ngắn khoảng 1 năm học tập. Các hoạt động hỗ trợ nghề nghiệp của Curtin Singapore sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Mời bạn đến dự hội thảo Triển vọng bền vững với ngành xu hướng tại Đại học Curtin Singapore để tìm hiểu thông tin về trường, các ngành đào tạo, điều kiện tuyển sinh, chi phí, học bổng và triển vọng nghề nghiệp. Đăng ký tại đây hoặc hotline 093 409 8883 để tham gia sự kiện diễn ra tại:
Vũng Tàu
|
TP. Hồ Chí Minh
|
Du học INEC trân trọng đón tiếp và hỗ trợ mọi thắc mắc của quý vị về trường và du học Singapore.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline miền Bắc & Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn