DU HỌC PHẦN LAN

Theo quy định mới, sinh viên quốc tế tại Phần Lan không phải gia hạn thị thực du học mỗi năm và được hưởng chính sách thuận lợi hơn liên quan đến việc nhập tịch và làm việc tại Phần Lan. Tăng thời gian làm thêm tối đa lên 30 giờ/tuần. Thông tin chi tiết

TẠI SAO CHỌN DU HỌC PHẦN LAN ?

Phương pháp giáo dục hiệu quả, chất lượng cuộc sống cao, môi trường sống an toàn, chi phí thấp, cơ hội làm việc và định cư tại Phần Lan sau khi tốt nghiệp.

Chất lượng giáo dục hàng đầu

  • Top 8 thế giới về giáo dục đại học theo Universitas 21 Ranking 2020.
  • 8/37 trường đại học Phần Lan thuộc top 500 thế giới theo Times Higher Education Ranking 2021.
  • Giáo dục Phần Lan hướng đến sự bình đẳng cho mọi đối tượng, tiếp cận từng cá nhân; không đặt nặng thành tích, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, phát triển kỹ năng, xây dựng tư duy phản biện, tính độc lập và khơi gợi sự sáng tạo.
  • Chi phí thấp, học bổng nhiều

  • Chi phí du học Phần Lan ước tính chỉ từ 269 triệu đồng/năm.
  • Học bổng từ 20 - 100% học phí cho sinh viên hoàn thành số tín chỉ học tập theo quy định. Phổ biến học bổng 50% học phí, có thể trao cho sinh viên từ năm 1.
  • Học bổng thạc sĩ cho sinh viên xuất sắc giá trị đến 100% học phí và trợ cấp sinh hoạt.
  • Cơ hội làm việc và định cư

  • Dân số ít, sự già hóa dân số đang diễn ra nhanh khiến Phần Lan đối mặt với tình trạng thiếu lao động.
  • Phần Lan cho phép sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp được ở lại nước này 1 năm để tìm việc.
  • Các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh tại đại học Phần Lan thuộc những lĩnh vực có nhu cầu lao động cao tại nước này.
  • Cuộc sống chất lượng cao

  • Phần Lan nhiều năm là quốc gia hạnh phúc nhất - an toàn nhất thế giới; là nơi lý tưởng cho phụ nữ và trẻ em sinh sống.
  • Được đánh giá là tốt nhất về tác động đổi mới và không gian “xanh” toàn cầu.
  • Top 2 thế giới về chỉ số tiến bộ xã hội (về nhu cầu cơ bản của con người, nền tảng phúc lợi, cơ hội), dẫn đầu về các hạng mục: dinh dưỡng và chăm sóc y tế cơ bản; tự do và lựa chọn cá nhân; nơi trú ẩn; quyền cá nhân; tiếp cận thông tin và truyền thông.
  • Thông tin chung về Phần Lan

    Dù tương đương về diện tích nhưng dân số Phần Lan chỉ xấp xỉ 6% so với Việt Nam. Với chính sách phúc lợi cao cùng môi trường sống chất lượng, Phần Lan là quốc gia tốt nhất cho trẻ em và người làm mẹ.

    Nằm ở Bắc Âu, Phần Lan có hệ thống chính trị hoạt động vô cùng hiệu quả. “Lãnh đạo là hành động, không phải là chức vụ”. Phần Lan nổi tiếng là quốc gia ít tham nhũng thứ nhì thế giới, là nơi lý tưởng cho kinh doanh. Thuế cao (chiếm 44% GDP Phần Lan) nhưng người dân không phàn nàn vì chất lượng cuộc sống đặc biệt tốt, mức độ an toàn cao, dịch vụ công thuộc loại tốt nhất thế giới.

    Từ một nền kinh tế nông lâm nghiệp, Phần Lan chuyển mình sang nền kinh tế phát triển công nghiệp, gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu u. Khoảng cách giàu – nghèo ở Phần Lan được ghi nhận ở mức thấp nhất trong khối OECD.

    Phần Lan đặc biệt vượt trội trong các lĩnh vực như xuất khẩu công nghệ cho điện thoại, hỗ trợ khởi nghiệp trong ngành CNTT, trò chơi giải trí, năng lượng sạch và công nghệ sinh học. Nokia từng là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% thị phần toàn cầu trong quý 2 năm 2008.

    Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế năm 2020, GDP bình quân đầu người của Phần Lan (49.334 USD) gấp Việt Nam (10.755) 4,5 lần. Thách thức lâu dài đối với nền kinh tế Phần Lan là dân số già nhanh. Tuy nhiên, điều này lại mở ra cơ hội với sinh viên quốc tế muốn ở lại Phần Lan làm việc và sinh sống.

    Tiếng Phần Lan và Thụy Điển là ngôn ngữ chính thức của Phần Lan (và tiếng Sami được một cộng đồng nhỏ sử dụng). Phần lớn người Phần Lan cũng nói tiếng Anh tốt.

    Phần Lan xếp thứ 3 về trình độ thông thạo tiếng Anh trong số các quốc gia xem tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Hệ thống giáo dục đại học Phần Lan cung cấp hơn 400 khóa học bằng tiếng Anh ở nhiều ngành cho bậc cử nhân, thạc sĩ.

    Tuy gần Bắc cực nhưng nhờ có dòng hải lưu nóng nên nhiệt độ trung bình của Phần Lan cao hơn các nước khác trên cùng vĩ tuyến. Trung bình, mùa hè 13 – 17oC, mùa đông -3 – -14oC.

    Mùa hè ấm, mùa đông dài và rất lạnh, nhất là ở phía Bắc. Tuy nhiên, bạn không phải quá lo lắng về nhiệt độ vì các công trình trong nhà trang bị hệ thống điều hòa tốt. Còn khi ở ngoài trời, bạn có các loại trang phục phù hợp với thời tiết.

    Thiên nhiên xinh đẹp và đa dạng với biển, sông, hồ, rừng đã hình thành nên nền ẩm thực phong phú của xứ lạnh Phần Lan. Ẩm thực khá cầu kỳ và chỉn chu từ nguyên liệu đến cách chế biến. Món ăn thường sử dụng ngũ cốc, quả mọng, sữa và các sản phẩm bơ sữa. Các món đặc trưng như súp cá hồi, xúc xích huyết lợn, bánh cá nướng, bắp cải cuốn, thịt tuần lộc, thức uống glogi.

    Để tiết kiệm chi phí và hợp khẩu vị hơn, sinh viên Việt Nam có thể tìm mua nguyên liệu để tự nấu ăn.

    Hệ thống giao thông công cộng thuận tiện, đa dạng phương tiên như xe lửa, xe điện, tàu điện ngầm, xe buýt, phà, taxi. Sinh viên được giảm giá (có thể đến 40%) khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Taxi khá đắt ở nước này.

    Nếu di chuyển ở khoảng cách gần, sinh viên có thể lựa chọn xe đạp. Tại Phần Lan, các phương tiện và tuyến đường dành cho người đi xe đạp liên tục được mở rộng. Bạn nhớ sử dụng mũ bảo hiểm, đèn pha và đèn phản quang, đặc biệt trong mùa đông. Bạn nên tìm mua xe đạp cũ tại các cửa hàng bán xe đạp hoặc hỏi thăm bạn bè, gia sư tại trường đại học của bạn.

    Để du lịch Phần Lan hoặc các quốc gia châu u lân cận, ngoài việc đi máy bay, sinh viên có thể chọn xe lửa và xe khách đường dài.

    Người Phần Lan có ý thức dân tộc và tinh thần đoàn kết cao. Họ sống hòa mình với thiên nhiên, khá trầm lắng, khiêm nhường, biết tiết chế cảm xúc, quý trọng cuộc sống thực tại, những giá trị tinh hoa của dân tộc và những giá trị cá nhân.

    Ngôi nhà là trung tâm trọng điểm lớn trong cuộc sống xã hội của người Phần Lan. Sinh viên quốc tế không phải lo ngại khi được mời đến nhà ai đó ở Phần Lan. Vì bạn sẽ thấy được bầu không khí thư giãn, thoải mái và thân mật của chủ nhà. Khi đến thăm hỏi, bạn có thể mang rượu, hoa tặng chủ nhà.

    Người Phần Lan làm việc rất đúng giờ và hiệu quả. “Sisu” – nghệ thuật sống của người Phần Lan là sự pha trộn của lòng can đảm, sự dẻo dai, tinh thần bền bỉ và tính kiên trì giúp họ vượt qua tất cả.

    Với 200 ngày mùa đông trong năm, nhiệt độ có thể rơi xuống -20oC nhưng Phần Lan vẫn liên tục là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Với nhiều người Phần Lan, thay vì chờ đợi một ngày nắng đẹp, họ không quản ngại băng giá, vui vẻ đạp xe đi làm hay bơi giữa biển quanh năm ngay cả khi nó đóng băng và vẫn tìm thấy trong đó niềm hạnh phúc.

    Đi làm giúp sinh viên phát triển tính độc lập cao hơn và kiếm tiền giúp bạn học cách quản lý tài chính. Tuy nhiên, bạn cần cân đối giữa thời gian làm thêm và học tập để không ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường.

    Sinh viên được làm thêm tối đa 25 giờ/tuần trong học kỳ. Việc làm bán thời gian phổ biến cho sinh viên: phục vụ nhà hàng, dịch thuật, viết lách, dọn vệ sinh, làm vườn, hái nông sản... với mức lương khoảng 6 EUR/giờ trở lên. Mức độ cạnh tranh khi tìm những công việc này có thể khá cao, đặc biệt là ở những thành phố nhỏ. Sinh viên học tốt có thể xin các vị trí trợ lý, dạy kèm, tham gia nghiên cứu trong dự án của giáo sư, công tác hành chính ở trường đại học, thực tập sinh được trả lương để có mức lương cao hơn.

    Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan vào tháng 9/2020, nước này hiện đang thiếu hụt đáng kể lao động có kỹ năng ở cấp quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và dịch vụ xã hội. Ngoài ra, Phần Lan còn có nhu cầu cao về nhân sự trong một số lĩnh vực như giáo dục, xây dựng, dịch vụ, lập trình viên, phát triển phần mềm, vận tải và thương mại.

    Nhiều công việc không được quảng cáo tuyển dụng rộng rãi mà được giới thiệu truyền miệng hoặc thông tin nội bộ. Vì vậy, việc xây dựng mạng lưới mối quan hệ rộng rãi rất cần thiết cho nghề nghiệp. Chủ động tìm thông tin từ các hội nhóm, trang web việc làm, liên lạc và hỏi han những người liên quan sẽ giúp bạn tiếp cận cơ hội việc làm nhiều hơn. Bạn cũng cần học tiếng Phần Lan theo yêu cầu công việc và để tăng khả năng cạnh tranh với các ứng viên khác.

    Giáo dục Đại học tại Phần Lan

    Giáo dục mầm non của Phần Lan được cho là tốt nhất thế giới. Độ tuổi đến trường bắt buộc là 7 tuổi. Trẻ em tự do phát triển nhưng được định hướng phù hợp để tự hình thành mục tiêu và con đường tương lai. Giáo viên Phần Lan có trình độ cao, được tuyển chọn nghiêm ngặt, được tự do thiết kế bài giảng và áp dụng phương pháp giảng dạy. Giáo dục Phần Lan thúc đẩy sự phát triển tự nhiên của người học, đạt hiệu quả cao, phần nào thể hiện qua vị trí cao trên bảng xếp hạng PISA.

    Coi trọng hợp tác và bình đẳng thay vì cạnh tranh và chọn lựa là nguyên nhân khiến Phần Lan có hệ thống trường học tốt nhất. Bên cạnh các chính sách giáo dục tiên tiến, sách và thư viện cũng được chính phủ, các trường đại học và người dân nước này quan tâm và đầu tư. Người Phần Lan xem giáo dục, học tập suốt đời và nghiên cứu khoa học là động lực phát triển kinh tế.

    Các trường đại học Phần Lan cung cấp hơn 400 chương trình đại học và sau đại học giảng dạy bằng tiếng Anh. Hệ thống giáo dục bậc cao của Phần Lan thuộc top 8 thế giới, gồm 2 loại trường với định hướng giáo dục khác nhau.

    Giáo dục theo định hướng nghề nghiệp cụ thể, có mối quan hệ chặt chẽ với cuộc sống làm việc và sự phát triển của khu vực. Đào tạo bậc cử nhân và thạc sĩ. Thời gian học cử nhân kéo dài 3,5 – 4 năm. Số lượng chương trình cử nhân giảng dạy bằng tiếng Anh phong phú hơn so với các trường nghiên cứu.

    Tập trung vào nghiên cứu khoa học. Đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Thời gian học cử nhân kéo dài 3 năm. Phần lớn chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh ở bậc thạc sĩ.

    Chi phí du học Phần Lan cần bao nhiêu tiền?

    Học phí thấp và sinh hoạt phí phải chăng so với chất lượng giáo dục và cuộc sống bạn sẽ nhận được.

    Học phí

    - Đại học: 5.500 – 13.000 EUR/năm
    - Sau đại học: 8.000 – 25.000 EUR/năm

    Sinh hoạt phí

    - Trung bình, du học sinh INEC chi tiêu từ 350 – 550 EUR/tháng khi du học Phần Lan.
    - Theo Sở Di trú Phần Lan, sinh viên cần có ít nhất 560 EUR/tháng (6.720 EUR/năm) để chi trả cho chỗ ở, ăn uống và các nhu cầu khác. Sinh viên quốc tế cần có số tiền này trong tài khoản ngân hàng khi làm thủ tục xin visa du học Phần Lan.
    - Mức sinh hoạt phí khác nhau tùy vào phong cách chi tiêu, loại hình nhà ở, thành phố học tập, tự nấu ăn hay ăn nhà hàng...

    Bảo hiểm y tế

    200 EUR/năm

    Lệ phí visa

    350 EUR

    Tổng chi phí du học Phần Lan từ 269 triệu đồng/năm (có học bổng 50%) hoặc 365 triệu đồng/năm (không có học bổng)*.

    (*) Tính theo tỉ giá 1EUR ~ 28.100 VND (Vietcombank 05/03/2021)

    YÊU CẦU ĐẦU VÀO

    Tùy chương trình, ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản.
    Một số trường không yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh. Trình độ tiếng Anh của bạn sẽ được kiểm tra, đánh giá qua bài thi đầu vào hoặc phỏng vấn.

    ĐẠI HỌC

    - Đang học lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT
    - Tiếng Anh: IELTS 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương
    - Vượt qua kỳ thi đầu vào hoặc xét điểm SAT

    SAU ĐẠI HỌC

    - Có bằng cử nhân ngành học liên quan
    - Tiếng Anh: IELTS 6.5 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương
    - Có hoặc không yêu cầu kinh nghiệm làm việc tùy trường và ngành học
    - GMAT >= 600 (tùy trường)

    CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI DU HỌC HÀ LAN

    Cùng INEC giải đáp “tất tần tật” các câu hỏi thường gặp về du học Hà Lan, bạn nhé!..

    Tốt. Giáo dục top 8 thế giới (năm 2020); giảng viên thân thiện, dễ tiếp cận để trao đổi bài vở; cơ sở vật chất phục vụ học tập hiện đại, đầy đủ; môi trường quốc tế với giảng viên, sinh viên từ nhiều quốc gia; chi phí thấp; tuyển sinh quốc tế các ngành có nhu cầu nhân lực tại Phần Lan nên rộng mở triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên.

    Tùy ngành muốn học, năng lực, định hướng nghề nghiệp của bạn.

    • Đại học nghiên cứu: đào tạo theo hướng nghiên cứu cho học thuật và chuyên nghiệp, thực tập không bắt buộc. Thời gian học: cử nhân 3 năm, thạc sĩ 2 năm, tiến sĩ 4 năm.
    • Đại học khoa học ứng dụng: đào tạo theo hướng tiếp cận thực tế để làm nghề cụ thể (như điều dưỡng, kỹ sư điện, quản lý nhà hàng, kế toán...), bắt buộc thực tập. Thời gian học: cử nhân 3,5 – 4 năm, thạc sĩ 1 – 1,5 năm.

    >> Xem thêm: Muốn giỏi nghề, có việc tốt, đừng bỏ qua đại học khoa học ứng dụng!

    • Chương trình cử nhân: Tốt nghiệp THPT, IELTS 6.0 (tùy trường), xét điểm SAT hoặc thi đầu vào
    • Chương trình thạc sĩ: Có bằng cử nhân chuyên ngành liên quan, IELTS 6.5 (tùy trường), GMAT, kinh nghiệm làm việc theo số năm quy định (tùy trường)

    Bên cạnh hồ sơ học tập, các ứng viên cần có điểm SAT hoặc tham gia kỳ thi đầu vào để ứng tuyển vào đại học Phần Lan. Một số trường có thể yêu cầu phỏng vấn, thực hiện video giới thiệu bản thân làm căn cứ để đánh giá kỹ năng tiếng Anh và năng lực phù hợp với chương trình muốn học.

    Tùy nhóm ngành mà cấu trúc và nội dung thi khác nhau.

    • Nhóm ngành du lịch: bài luận dựa trên tài liệu đọc trước, toán – logic, thảo luận nhóm
    • Nhóm ngành kinh doanh: bài luận, câu hỏi trắc nghiệm, toán – logic, thảo luận nhóm
    • Nhóm ngành công nghệ: toán, suy luận logic, vật lý, hóa học, tiếng Anh
    • Nhóm ngành điều dưỡng: toán, bài luận, thảo luận nhóm

    >> Xem thêm: Cần chuẩn bị gì cho kỳ thi đầu vào Phần Lan?

    Bạn cần nắm vững các khối kiến thức sẽ được kiểm tra trong kỳ thi, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh tốt, giải các đề thi tương tự để làm quen. Học nhóm để bổ sung kiến thức, tăng cường kỹ năng giao tiếp, thảo luận và có thêm động lực để luyện thi. Bạn nên đăng ký lớp luyện thi Phần Lan uy tín để ôn tập đúng hướng, tiết kiệm thời gian và tăng cường sự tự tin.

    >> Xem thêm: Bí kíp luyện thi vào đại học Phần Lan

    Tùy trường. Nhiều trường đại học Phần Lan đánh giá kỹ năng tiếng Anh của ứng viên qua bài thi đầu vào, phỏng vấn trực tiếp... nên không bắt buộc ứng viên phải có chứng chỉ IELTS. Tuy nhiên, bạn cần trau dồi tiếng Anh tốt để có thể vượt qua bài thi đầu vào/phỏng vấn bằng tiếng Anh và học tập tại trường.

    Tùy trường. Bạn không cần có điểm SAT nếu nộp hồ sơ vào các trường/ngành tuyển sinh qua kỳ thi đầu vào.

    Từ học kỳ mùa thu năm 2017, các trường đại học Phần Lan đã bắt đầu thu học phí với sinh viên quốc tế. Học phí thường ở mức 5.500 – 12.000 EUR/năm tùy ngành, trường. Tuy nhiên, hầu hết các trường đều cấp học bổng giá trị cao (50 – 100% học phí).

    Không đắt khi so sánh với nhiều cường quốc giáo dục khác và khi xét về chất lượng giáo dục, cuộc sống và cơ hội bạn nhận được.

    >> Xem thêm: Chi phí du học Phần Lan

    Các trường đại học Phần Lan xét tuyển đầu vào nghiêm ngặt. Nhiều trường trao học bổng (giá trị phổ biến là 50% học phí) cho sinh viên quốc tế ngay từ năm 1. Vì vậy, nếu hồ sơ của bạn đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của trường thì cơ hội nhận học bổng trong tầm tay.

    >> Xem thêm: Học bổng du học Phần Lan

    Các trường đại học Phần Lan tuyển sinh 2 kỳ trong năm.

    • Kỳ nhập học mùa thu – Hạn nộp hồ sơ: 2 tuần đầu tháng 1
    • Kỳ nhập học mùa xuân – Hạn nộp hồ sơ: 2 tuần đầu tháng 9 của năm trước đó

    >> Xem thêm: Những mốc thời gian cần lưu ý khi làm hồ sơ du học Phần Lan

    Không khó. Nhất là khi bạn được tư vấn và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm như Du học INEC.

    Có. Sinh viên quốc tế có thể làm thêm 25 giờ/tuần trong học kỳ và toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Mức lương trung bình từ 6 – 15 EUR/giờ. Công việc phổ biến: phục vụ nhà hàng, thu hái nông sản, dọn vệ sinh...

    Phần Lan có diện tích tương đương Việt Nam nhưng dân số chỉ 5,5 triệu người. Vì vậy, bạn có thể thấy cư dân ở đây khá thưa thớt, cuộc sống không quá náo nhiệt. Tuy nhiên, người Phần Lan có những cách riêng để làm cuộc sống trở nên thú vị hoặc tận hưởng thời gian một mình. Bạn có thể học hỏi những cách này và tham gia các cộng đồng sinh viên, cư dân ở nơi mình sống. Ngoài ra, học tập nghiêm túc và tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ Phần Lan cũng chiếm phần lớn quỹ thời gian nên bạn sẽ không có nhiều thời gian để buồn đâu!

    Nền nhiệt độ tại Phần Lan thấp hơn nhiều so với Việt Nam nên bạn cần chuẩn bị trang phục phù hợp. Nếu không quen dùng ẩm thực phương Tây thường xuyên, bạn có thể tự mua nguyên liệu và nấu ăn cho hợp khẩu vị và cũng rất tiết kiệm nữa!

    Rất nhiều sinh viên Việt Nam đã có trải nghiệm cuộc sống du học Phần Lan vô cùng thú vị đấy. 

    Có thể. Phần Lan cho phép sinh viên quốc tế ở lại nước này 2 năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc làm. Nếu có việc làm và thu nhập đáp ứng quy định, bạn có thể xin giấy phép để cư trú tại Phần Lan lâu dài.

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DU HỌC

    Hãy liên hệ và trao đổi cùng các chuyên viên tư vấn giàu chuyên môn, kinh nghiệm của INEC để hiểu rõ hơn du học Phần Lan
    TOP