Du học đang là hướng đi được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn vì đây sẽ là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai. Khi tham gia học tập tại nước ngoài, bạn sẽ thực sự có được những trải nghiệm không bao giờ quên và trưởng thành hơn cả về học thức lẫn tư duy. Tuy nhiên, không phải 100% du học sinh Việt Nam đều có được kết quả viên mãn sau những năm học tập tại xứ người, thậm chí có bạn đã “đứt gánh giữa đường”.
Du học cần sự nhận thức đúng đắn mới có được sự lựa chọn thích hợp
Tuy nhiên, không phải 100% du học sinh Việt Nam đều có được kết quả viên mãn sau những năm học tập tại xứ người, thậm chí có bạn đã “đứt gánh giữa đường”.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, một trong những số đó chính là nhận thức sai lầm của rất nhiều phụ huynh và HSSV Việt Nam về việc du học. Điển hình như:
Du học chỉ dành cho người siêu giỏi hoặc siêu giàu
Vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh và HSSV Việt Nam chính là tài chính và trình độ học vấn cần thiết khi đi du học. Một điều chắc chắn du học dành cho những ai có điều kiện, nhưng không đến mức phải “siêu giàu” hay “siêu giỏi” bởi vì có nhiều sự lựa chọn dành cho bạn. Những quốc gia có chi phí du học khá phù hợp với HSSV Việt Nam và bằng cấp được nhận sau khi tốt nghiệp vẫn rất giá trị như:
Malaysia: hiện đang là thời điểm tỷ giá đồng Ringit của Malaysia thấp nhất trong vòng 17 năm qua, vì thế HSSV Việt Nam không cần quá bận tâm về vấn đề tài chính. Với việc là đối tác của các trường Anh/Úc danh tiếng như Lancaster, Le Cordon Bleu, Monash…Malaysia mang đến cho sinh viên bằng cấp chất lượng với mức chi phí vô cùng hợp lý.
Tây Ban Nha: được Chính phủ hỗ trợ tài chính nên chi phí học tập và nghiên cứu tại Xứ sở bò tót khá thấp, chỉ từ 350 – 5.000 Euro/năm. Các trường Tây Ban Nha thuộc khung chuẩn chất lượng của châu Âu nên bằng cấp sau khi tốt nghiệp được công nhận trên khắp thế giới, sinh viên có thể tự do tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân.
Rất nhiều trường đại học uy tín của các nước có khóa học tiếng Anh hoặc chương trình dự bị dành cho những HSSV chưa đáp ứng được yêu cầu đầu vào của chuyên ngành mình yêu thích cả ở cấp độ cử nhân và thạc sĩ. Chính vì vậy, bạn không cần phải “tự kỉ ám thị” rằng mình không đủ khả năng du học và từ bỏ cơ hội quý giá. Muốn thành công, việc đầu tiên bạn làm là đánh giá công tâm khả năng của chính mình và tìm kiếm hướng đi đúng đắn, chứ không phải là tự làm bản thân nản lòng, đánh mất đi sự cố gắng.
Du học là phải đi theo diện học bổng
Suy nghĩ thường gặp của người Việt là đã du học thì phải có học bổng để có ai hỏi tới sẽ nói: “Cháu nó nhận được học bổng ABC của nước XYZ nên qua đó học rồi”, cộng thêm tâm lý thích giá rẻ khiến nhiều bậc phụ huynh thích được giảm 1 phần chi phí khi cho con em ra nước ngoài học tập. Mọi người đã quên mất rằng học bổng chỉ là phần khuyến khích thêm cho HSSV nỗ lực trong học tập, giảm bớt áp lực tài chính chứ không phải là yếu tố cốt lõi của du học. Vẫn có những chương trình học bổng trị giá đến 100% nhưng chỉ dành cho những cá nhân xuất sắc, nghìn chọn vạn tuyển mới được.
Chú trọng quá nhiều vào học bổng du học sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội
Ở đâu cũng vậy, chỉ có khi bạn có khả năng thì mới có phần thưởng xứng đáng. Dù học tập trong nước hay nước ngoài, điều kiện tiên quyết vẫn là phải chọn ngành, chọn trường phù hợp với khả năng của bản thân chứ không phải để chạy theo những hư vinh nhất thời, ảnh hưởng đến kết quả sau này, lãng phí thời gian, công sức và tài chính.
Du học là phải bị kì thị
Có những bạn trẻ xem những bộ phim về bạo lực học đường và bị ám ảnh về việc học tập tại một đất nước mới chắc chắn sẽ bị kì thị. Xin thưa, những đồng học của bạn đã trên 18 tuổi, họ đã biết nhận thức đúng sai, không còn cái thời cấp 1 giật tóc đứa mình ghét đâu ạ! Nếu bạn hòa đồng, nỗ lực học tập, mở lòng với người khác thì không thể nào bị cô lập, nếu có thì bạn nên xem lại môi trường hiện đang theo học. Nhiều du học sinh Việt Nam khi sang nước bạn chỉ thích chơi với nhau, co cụm lại thành một nhóm và cư xử như vẫn còn ở quê hương, bất chấp điều đó hoàn toàn không phù hợp với văn hóa đất nước mình đang du học. Khi ai đó góp ý thì phát huy tối đa tâm lý thích đổ lỗi của người Việt, cho rằng mình đang bị kì thị.
Du học là cơ hội để xây dựng mạng lưới quan hệ khắp thế giới, không nên bỏ lỡ!
“Tiên trách kỉ, hậu trách nhân” khi gặp một sự cố nào đó, hãy tự ngẫm bản thân có đang làm đúng hay không trước khi đổ lỗi cho người khác, đừng khiến bản thân trở nên xấu xí và ảnh hưởng đến cả hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, bạn nhé!
Du học Đông Nam Á thà chết còn hơn!
Rất nhiều bạn trẻ khi nghe đến du học Đông Nam Á đều tỏ thái độ không mấy mặn mà vì cho rằng những đất nước này du lịch hợp hơn là du học. Nhưng bạn ơi, bạn có biết Singapore là trung tâm tài chính nổi tiếng thế giới, Philippines là quốc gia nói tiếng Anh hay thứ 5 toàn cầu, Malaysia có chương trình liên kết với các trường đại học danh tiếng của Anh, Úc hay không? Đông Nam Á không thiếu những điểm đến du học chất lượng, phù hợp với khả năng của bạn và gia đình. Đã đến lúc bạn nên thoát khỏi những định kiến sai lầm, nhìn nhận khách quan về việc du học để tránh việc bỏ lỡ những sự lựa chọn tuyệt vời.
Singapore
Malaysia
Phillippines
Steve Jobs – cha đẻ của Apple khi phát biểu tại Đại học Stanford năm 2005 đã nói: “Hãy sống như ngày mai bạn sẽ chết…” để nói đến nhận thức sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống như thế nào. Dù đã phải từ bỏ cuộc sống khi vẫn còn nhiều điều dở dang vì căn bệnh ung thư nhưng Steve Jobs vẫn khiến cả thế giới thán phục và dành cho ông niềm kính trọng sâu sắc. Bạn giờ đây đang ở lứa tuổi tràn đầy sức khỏe, nhiệt huyết vậy tại sao lại không thể thay đổi suy nghĩ và trở nên tốt hơn ngay từ bây giờ, biết đâu sau này bạn cũng sẽ được cả thế giới tôn vinh?
>> Du học – Quả ngọt hay trái đắng?