Theo báo cáo Future of Jobs tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2016, khoa học máy tính thuộc top 5 ngành “hot” trong kỷ nguyên 4.0 và là một trong những lĩnh vực có mức độ tăng trưởng khả quan về số lượng công việc mới. Là lĩnh vực đòi hỏi nhiều “chất xám”, khoa học máy tính bao gồm các công việc nhiều thử thách đi kèm với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn. Trước những hạn chế nhất định của nền giáo dục trong nước, không ít sinh viên đã chọn du học ngành khoa học máy tính để xây dựng nền tảng kiến thức vững vàng hơn và nâng tầm sự nghiệp.
>> Xem thêm: Đâu là những ngành nghề “hot” nhất năm 2020?
Du học ngành khoa học máy tính – Bạn đã hiểu rõ về lĩnh vực này?
Khoa học máy tính không chỉ là về máy tính mà còn nghiên cứu về tính toán và thông tin, về cả phần cứng và phần mềm. Các lĩnh vực nghiên cứu chính trong khoa học máy tính bao gồm trí tuệ nhân tạo, hệ thống máy tính và mạng, bảo mật, hệ thống cơ sở dữ liệu, tương tác máy tính – con người, tầm nhìn và đồ họa, phân tích số, ngôn ngữ lập trình, công nghệ phần mềm, tin sinh học và lý thuyết điện toán.
Ngoài lập trình, nhà khoa học máy tính còn thiết kế và phân tích các thuật toán để giải quyết những chương trình và nghiên cứu hiệu suất của phần cứng, phần mềm máy tính. Những vấn đề mà họ gặp phải nằm trong phạm vi trừu tượng – xác định vấn đề nào có thể giải quyết được với máy tính và sự phức tạp của các thuật toán giải quyết chúng – đến ứng dụng thiết kế hữu hình hoạt động tốt trên thiết bị cầm tay, dễ sử dụng và duy trì biện pháp an ninh.
Ngày nay, Internet và phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp và truyền bá thông tin trên khắp thế giới. Trong cuộc sống hàng ngày, khoa học máy tính có tác động lớn không kém đối với những lĩnh vực khoa học khác, hầu hết hiện nay đều yêu cầu xử lý và phân tích các bộ dữ liệu lớn. Từ hệ thống nhúng điều khiển tủ lạnh đến hệ thống ngân hàng quốc tế xử lý hàng tỉ giao dịch an toàn mỗi ngày, từ việc thu thập và giải thích dữ liệu tại máy gia tốc Hadron lớn đến dự án bộ gen người, những nỗ lực khoa học này đơn giản là không thể thực hiện được nếu không có khoa học máy tính.
Bằng cấp về khoa học máy tính mang đến cho bạn cơ hội nghiên cứu công nghệ mới, thú vị cũng như kỹ năng từ ngành này sẽ nâng cao tỉ lệ có công việc hấp dẫn cho bạn.
Bạn cần chuẩn bị gì để du học ngành khoa học máy tính?
Khoa học máy tính đòi hỏi tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Vì các hệ thống máy tính hiện nay rất lớn và phức tạp, được phát triển bởi các nhóm lớn nên đòi hỏi bạn phải có kỹ năng làm việc tốt với người khác.
Yêu cầu đầu vào cho chương trình khoa học máy tính của các trường đại học thường nhấn mạnh về trình độ toán học, một số trường còn yêu cầu thêm nền tảng về vật lý. Kiến thức về tâm lý học hoặc xã hội học là khía cạnh bổ sung cho các nghiên cứu của bạn vì khi đó bạn có hiểu biết về cách con người xử lý thông tin để hoạt động hiệu quả hơn.
Một số trường cung cấp các khóa học chung, trong đó khoa học máy tính được nghiên cứu cùng các môn như toán, kỹ thuật và điện toán. Ứng viên cho chương trình cấp bằng về khoa học máy tính thường không bị bắt buộc nghiên cứu lĩnh vực này trước khi học đại học. Tuy nhiên, bạn nên có kiến thức về một ngôn ngữ lập trình như C++, Haskell, Java, Pascal, Python để không quá bỡ ngỡ trong quá trình học.
Bạn nên du học ngành khoa học máy tính ở đâu?
Trong top 500 đơn vị đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới năm 2018 của QS, Mỹ và Anh vượt trội về số lượng trường đại học được xếp hạng (94 và 47 trường). Đây cũng là 2 quốc gia được nhiều sinh viên quốc tế nghĩ đến khi muốn du học ngành khoa học máy tính vì bề dày và thành tích về giáo dục, chất lượng giảng dạy cao, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại.
Một số đại học nổi tiếng về đào tạo ngành khoa học máy tính tại Anh như: Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Imperial College London, Đại học Warwick, Đại học Loughborough. Tại Mỹ, bạn có thể chọn chương trình học của MIT, Đại học Stanford, Đại học Harvard, Đại học Princeton, Caltech. Tuy nhiên, chi phí du học tại các nước này có thể là trở ngại lớn với nhiều sinh viên. Trung bình, học phí một năm tại các trường đại học Anh quốc vào khoảng 29.000 GBP (tương đương 855 triệu đồng/năm), tại Mỹ vào khoảng 49.000 USD (tương đương 1,14 tỉ đồng/năm), chưa kể đến sinh hoạt phí.
>> Xem thêm: Vì sao nên chọn du học Hà Lan?
Là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về chỉ số sáng tạo năm 2018, có hệ thống giáo dục đại học thuộc top 6 toàn cầu, thế mạnh đào tạo về kỹ thuật công nghệ, chi phí phải chăng, Hà Lan không chỉ là điểm đến thay thế mà thực sự là lựa chọn lý tưởng cho sinh viên đam mê ngành học này. Bạn có biết Bluetooth được phát triển bởi kỹ sư người Hà Lan và Wifi – tiêu chuẩn cho Internet không dây siêu tốc – được phát triển ở thành phố Nieuwegein nước này?
“Xứ sở tulip” là nhà xuất khẩu dịch vụ CNTT lớn thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Anh và Đức. Khoảng 70% đổi mới ở quốc gia này liên quan đến khoa học máy tính và cho phép phát triển quan trọng trong lĩnh vực như quản lý nước, thực phẩm, hoa tươi và ô tô. Hà Lan còn dẫn dầu châu Âu về hệ thống nhúng và dẫn đầu thế giới về thiết bị sản xuất vi mạch. Chính phủ nước này hợp tác chặt chẽ với các học viện và khu vực tư nhân, đẩy mạnh hiệu quả trong các lĩnh vực như điện toán song song, mô hình hóa, hệ thống nhúng, công nghệ đa phương tiện và phòng thí nghiệm ảo.
Quốc gia “cửa ngõ châu Âu” chứng kiến tốc độ tăng trưởng không ngừng của các nhà phát triển phần mềm, công ty phần cứng và tư vấn CNTT cạnh tranh toàn cầu trong các lĩnh vực như kinh doanh, mô phỏng, di động, chăm sóc sức khỏe và an toàn. Đặc biệt, khu vực Amsterdam rất phù hợp để học tập và nghiên cứu lĩnh vực khoa học máy tính. Với hơn 160 công ty và tổ chức nghiên cứu, nơi này cung cấp một môi trường đổi mới hàng đầu và tạo thành một trong những trung tâm quan trọng nhất của châu Âu về lĩnh vực này.
Có nhiều đơn vị đào tạo uy tín cho bạn lựa chọn khi du học Hà Lan ngành khoa học máy tính như:
- Đại học công nghệ Delft
- Đại học Amsterdam
- Đại học công nghệ Eindhoven
- Đại học Twente
- Đại học VU Amsterdam
- Đại học Groningen
- Đại học Radboud Nijmegen
Học phí các trường dao động từ 10.500 – 16.000 euro/năm (tương đương 279 triệu – 425 triệu đồng/năm). Ngoài các dự án phải hoàn thành trong suốt thời gian học, sinh viên du học Hà Lan ngành khoa học máy tính còn có những học kỳ thực tập tại các công ty thực tế về lĩnh vực này để tăng cường hiểu biết, cọ xát với thực tiễn ngành nghề, xây dựng mạng lưới công việc và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ngay từ trước khi tốt nghiệp.
Mùa tuyển sinh du học Hà Lan đang diễn ra. Vui lòng liên hệ Công ty Tư vấn Du học INEC để được hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ du học của bạn nhé.
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline miền Bắc và miền Nam: 093 409 9948
- Hotline miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn