DU HỌC HÀ LAN 2023

Các trường đại học Hà Lan đang tuyển sinh kỳ nhập học tháng 9/2023. Hạn chót đăng ký: 31/05/2023. Học bổng đa dạng, từ 2.500 euro đến 100% học phí. Nộp hồ sơ học bổng trước 01/04 hoặc sớm hơn tùy trường. Thông tin chi tiết

Tại sao chọn du học Hà Lan

Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, chi phí du học phải chăng, đa dạng khóa học bằng tiếng Anh ở các lĩnh vực, yêu cầu đầu vào không khó, trải nghiệm cuộc sống chất lượng cao.

Nền giáo dục top 10 thế giới

  • Hà Lan sở hữu một trong những hệ thống giáo dục đại học lâu đời nhất (từ thế kỷ 16) và được kính trọng nhất trên thế giới.
  • Hệ thống giáo dục đại học thuộc top 10 thế giới (theo Universitas 21 Ranking 2020).
  • 7 trường đại học Hà Lan thuộc top 100 đại học tốt nhất thế giới (theo THE Ranking 2023).
  • Thế mạnh đào tạo về: kỹ thuật (cơ khí, dân dụng, điện...), truyền thông, khoa học xã hội (chính trị, quan hệ quốc tế, xã hội học, tâm lý...), nông nghiệp, logistics, chuỗi cung ứng, kinh doanh, khoa học đời sống, máy tính, robotics...
  • Khóa học đa dạng, chi phí hợp lí

  • Hơn 2.100 khóa học đa ngành ở bậc cử nhân và sau đại học bằng tiếng Anh, nhiều nhất trong số các quốc gia có tiếng mẹ đẻ khác tiếng Anh.
  • Chương trình đào tạo được thế giới đánh giá cao về chất lượng, chi phí phải chăng (trung bình học phí và sinh hoạt phí một năm học cử nhân khoảng 450 triệu đồng).
  • Học bổng Holland, Orange Tulip, học bổng cho sinh viên xuất sắc của các trường đại học trị giá từ 3.000 EUR, giúp giảm chi phí du học. Sinh viên thạc sĩ có cơ hội nhận học bổng đến 100%.
  • Cơ hội việc làm rộng mở

  • Sinh viên tiếp cận nhiều cơ hội thực tập và việc làm nhờ: mối quan hệ đối tác giữa các trường đại học Hà Lan và nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp, kết nối và giới thiệu việc làm từ giảng viên...
  • Sinh viên tốt nghiệp được ở lại Hà Lan 1 năm để tìm việc. Hà Lan có nhu cầu nhân lực cao ở một số lĩnh vực..
  • Hà Lan là nơi đặt trụ sở của rất nhiều công ty đa quốc gia và quốc tế như: Unilever, Philips, Heineken, Royal Dutch Shell, ING, ASML, AKZO...
  • Trải nghiệm cuộc sống tuyệt vời

  • Hà Lan luôn thuộc top các quốc gia dẫn đầu thế giới về chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc. Xã hội hiện đại, an toàn, không ngừng sáng tạo và đổi mới.
  • Cởi mở, thân thiện và khoan dung là đặc trưng văn hóa Hà Lan nên đất nước này luôn chào đón công dân quốc tế.
  • Công dân từ hơn 160 quốc gia đến học tập, làm việc và sinh sống tại Hà Lan, tạo nên bối cảnh đa văn hóa thú vị.
  • Hệ thống giao thông thuận tiện giúp sinh viên dễ dàng khám phá Hà Lan và các quốc gia châu u khác.
  • Chi phí du học Hà Lan

    Học phí thấp và sinh hoạt phí phải chăng so với chất lượng giáo dục và cuộc sống bạn sẽ nhận được. Trung bình, sinh viên chương trình đại học (không đạt học bổng) cần chuẩn bị ngân sách khoảng 450 triệu đồng cho năm 1. Chi phí các năm tiếp theo thấp hơn.

    Học phí

    Dự bị tiếng Anh: 4.700 – 9.000 EUR/khóa (6 – 12 tháng)
    Dự bị đại học: 9.650 – 15.650 EUR/khóa (6 - 12 tháng)
    Dự bị thạc sĩ: 5.700 – 9.600 EUR/khóa (6 – 12 tháng)
    Đại học: 7.800 – 16.000 EUR/năm
    Sau đại học: 9.000 – 20.000 EUR/năm

    Sinh hoạt phí

    - Trung bình, du học sinh INEC chi tiêu từ 700 – 900 EUR/tháng khi du học Hà Lan, tương đương 8.400 - 10.800 EUR/năm cho nhà ở, ăn uống, đi lại, sách vở, giải trí...
    - Theo Cục Di trú và nhập tịch Hà Lan (IND), ngân sách cho sinh viên du học Hà Lan là 11.200 EUR/năm (tương đương 930 EUR/tháng). Bạn cần có số tiền này trong tài khoản ngân hàng khi làm thủ tục xin visa du học Hà Lan.
    - Mức sinh hoạt phí khác nhau tùy vào phong cách chi tiêu, loại hình nhà ở, thành phố học tập, tự nấu ăn hay ăn nhà hàng...

    Bảo hiểm y tế

    550 - 650 EUR/năm

    Lệ phí visa

    207 EUR

    (*) Dựa trên mức chi trả trung bình của du học sinh INEC. Chi phí du học Hà Lan tùy thuộc vào ngành học, trường, học bổng của sinh viên. Xem thêm Chi phí du học Hà Lan để biết chi tiết. 

    (**) Tính theo tỷ giá: 1 EUR ~ 23.900 VND

    Tổng quan về Hà Lan

    Nằm ở Tây Âu, có chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc hàng đầu thế giới, Hà Lan được đánh giá là nhà nước phúc lợi hào phóng, cung cấp chăm sóc y tế phổ quát, giáo dục công và hạ tầng tốt.
    Amsterdam huyền ảo trong pháo hoa mừng Năm mới

    Trong thời kỳ hoàng kim Hà Lan, kéo dài phần lớn trong thế kỷ 17, Hà Lan là một trong các cường quốc hàng hải và kinh tế chủ yếu của thế giới. Đến nay, Hà Lan vẫn giữ vai trò đặc biệt trong nền kinh tế châu Âu qua nhiều thế kỷ. Khoa học, quân sự và nghệ thuật Hà Lan thuộc nhóm được tôn vinh nhất thế giới.

    Khoảng ¼ diện tích Hà Lan nằm dưới mực nước biển, gần 17% diện tích đất liền quốc gia được cải tạo từ biển và hồ. Hà Lan chú trọng công tác trị thủy và dẫn đầu về công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực này. Dự án Deltawerken nhằm bảo vệ quốc gia khỏi lụt trong tương lai, được Hiệp hội kỹ sư dân dụng Mỹ đánh giá là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.

    Từ đầu thế kỷ 19, Hà Lan là quốc gia quân chủ lập hiến và sau đó áp dụng thể chế dân chủ đại nghị với hệ thống đa đảng. Hà Lan thu hút sinh viên và cư dân quốc tế với hơn 160 quốc tịch đến học tập, làm việc, sinh sống.

    Nền kinh tế Hà Lan đứng thứ 17 thế giới về quy mô GDP, thuộc top 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới (dù diện tích nhỏ). Tự do kinh tế ở mức độ cao, tính cạnh tranh đứng thứ 4 thế giới, thuộc top 5 về chỉ số sáng tạo toàn cầu GII.

    Amsterdam là thủ đô tài chính và kinh doanh của Hà Lan với sàn giao dịch chứng khoán lâu đời nhất thế giới. Cảng Rotterdam là cảng quốc tế lớn nhất châu Âu. Nhiều công ty Hà Lan nổi tiếng và có quy mô quốc tế như Unilever, Heineken, ING, AKZO, Philips, ASML...

    Các lĩnh vực dẫn đầu của kinh tế Hà Lan gồm: đóng tàu, nông – ngư nghiệp, thương mại, ngân hàng, hóa chất, chế tạo máy, hàng điện tử, du lịch...

    Hà Lan đa dạng tôn giáo (như Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo...). Ngoài ra, hơn 40% người dân Hà Lan cho biết không theo tôn giáo nào.
    Một số trường đại học Hà Lan dành riêng không gian cho các hoạt động tôn giáo của sinh viên.

    Với uy tín quốc tế và truyền thống uyên bác về pháp luật, Hà Lan là nơi đặt trụ sở của nhiều tòa án quốc tế như Tòa án trọng tài thường trực, Tòa án công lý quốc tế... Pháp luật Hà Lan không quá nghiêm khắc như nhiều quốc gia khác, như không có án tử hình, mức án cao nhất là chung thân và cũng rất ít khi được áp dụng. Hà Lan hợp pháp hóa mại dâm, an tử và hôn nhân đồng giới.

    Tỉ lệ tội phạm ở Hà Lan rất thấp đến nỗi 19 nhà tù đã phải đóng cửa vì thiếu tù nhân năm 2009. Tỉ lệ tội phạm là một chỉ số liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng và được cập nhật 2 năm một lần.

    Một số lưu ý với sinh viên du học Hà Lan:

    • Đến Hà Lan, bạn phải đến cơ quan địa phương để đăng ký địa chỉ nhà ở vào hệ thống kiểm soát dân số. Hà Lan quy định số người ở tối đa tại một địa chỉ. Vì vậy, khi có ý định ở ghép để tiết kiệm chi phí, bạn cần tìm hiểu số người được phép ở nơi đó để tránh vi phạm.
    • Sinh viên làm thêm phải có giấy phép (do chủ lao động đăng ký), giấy phép cư trú còn hiệu lực, bảo hiểm y tế Hà Lan, tự đăng ký số dịch vụ công dân, chỉ được làm tối đa 16 giờ/tuần trong học kỳ và toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Sinh viên làm thêm phải khai và nộp thuế thu nhập (sau này sẽ được hoàn lại theo quy định).
    • Sinh viên phải có bảo hiểm y tế để chi trả cho các dịch vụ khám bệnh và chăm sóc sức khỏe.
    • Sinh viên quốc tế tốt nghiệp các chương trình cấp bằng, được phép ở lại Hà Lan 1 năm để tìm việc. Sau khi sống ở Hà Lan 5 năm liên tục, người nước ngoài và thành viên gia đình có thể nộp đơn xin giấy phép thường trú.
    • Không sử dụng đồ uống có cồn trên đường phố, trừ khi đứng trước nhà bạn.

    Tiếng Hà Lan và Frisia là ngôn ngữ chính thức của Hà Lan. Phần lớn người Hà Lan cũng nói tiếng Anh cùng một ngoại ngữ khác (như tiếng Đức, tiếng Pháp).

    Hà Lan cũng thường được xếp hạng số 1 về trình độ thông thạo tiếng Anh trong số 72 quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Hệ thống giáo dục đại học Hà Lan cung cấp hơn 2.100 khóa học bằng tiếng Anh đa ngành cho các bậc học.

    Hà Lan dẫn đầu thế giới về sản xuất thực phẩm đa dạng, dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe với mức giá phải chăng. Bên cạnh đó là những món ăn phản ánh văn hóa ẩm thực của Hà Lan như pho mát, bánh oliebollen, khoai tây chiên, thịt viên bitterballen, cá trích...

    Để tiết kiệm chi phí và hợp khẩu vị hơn, sinh viên Việt Nam có thể tìm mua nguyên liệu tại các cửa hàng thực phẩm Việt Nam hoặc châu Á để tự nấu ăn

    Lưu ý Cửa hàng, siêu thị chỉ mở cửa tới 6 giờ tối (hoặc muộn hơn một chút ở các thành phố lớn), không mở cửa vào Chủ nhật nên sinh viên tự nấu ăn cần lưu ý để dự trữ thực phẩm đầy đủ.

    Giao thông công cộng ở Hà Lan tiện lợi nhưng khá đắt với túi tiền sinh viên (nếu không dùng thẻ sinh viên để được giảm giá). Bạn có thể chọn xe buýt, xe điện, xe lửa... với bản chỉ dẫn, bản đồ khắp nơi.

    Xe đạp là lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí đi lại và rèn luyện sức khỏe. Xe đạp mới cũng đắt tiền, vì vậy bạn nên mua xe cũ với giá khoảng 100 EUR. Hà Lan xây dựng hạ tầng tốt và toàn diện cho việc đạp xe. Các tuyến đường nhộn nhịp đều dành phần đường riêng cho xe đạp. Cơ sở hạ tầng gửi xe đạp quy mô lớn, đặc biệt ở các thành phố lớn và nhà ga.

    Người Hà Lan rất chuộng xe đạp, họ sở hữu khoảng 18 triệu xe đạp, cao hơn cả dân số 17 triệu người. Tuy nhiên, tình trạng mất cắp xe đạp vẫn thường xuyên diễn ra, bạn nên khóa xe và trông chừng cẩn thận.

    Giáo dục Đại học tại Hà Lan

    Giáo dục Hà Lan được chính phủ tài trợ nên học phí thấp. Sinh viên quốc tế du học Hà Lan bậc cử nhân và sau đại học. Tự học và nghiên cứu tài liệu là chính, sinh viên cũng thường xuyên làm dự án cá nhân và nhóm. Hệ thống giáo dục bậc cao của Hà Lan thuộc top 10 thế giới, gồm 2 loại trường với định hướng giáo dục khác nhau.

    Giáo dục để làm nghề trong một lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, kỹ thuật, nhà hàng khách sạn, công nghệ thông tin... Thời gian học cử nhân kéo dài 4 năm, gồm 1 năm thực tập, chương trình đào tạo kết hợp đan xen giữa lý thuyết và thực hành, làm dự án. Chỉ đào tạo bậc cử nhân và thạc sĩ.

    Giáo dục để thực hiện công tác nghiên cứu trong môi trường học thuật hoặc chuyên nghiệp. Thời gian học cử nhân kéo dài 3 năm. Đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

    Ngoài ra còn có các Viện giáo dục quốc tế cung cấp các khóa học sau đại học được thiết kế cho sinh viên quốc tế ở nhiều lĩnh vực, giảng dạy bằng tiếng Anh.

    YÊU CẦU ĐẦU VÀO

    Tùy chương trình, ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản.
    Ứng viên chưa đáp ứng yêu cầu tiếng Anh đầu vào có thể đăng ký khóa dự bị tiếng Anh của các trường đại học Hà Lan.

    ĐẠI HỌC

    - Đang học lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT
    - Tiếng Anh: IELTS 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương

    SAU ĐẠI HỌC

    - Có bằng cử nhân ngành học liên quan
    - Tiếng Anh: IELTS 6.5 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương
    - Có hoặc không yêu cầu kinh nghiệm làm việc / GMAT / GRE tùy trường và ngành học

    THÔNG TIN DU HỌC HÀ LAN MỚI NHẤT

    TOP