Malaysia là một trung tâm giáo dục mới nổi của khu vực, du học Malaysia là từ khóa được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, đất nước này cũng gây ấn tượng với những chính sách phát triển kinh tế rất tích cực và hiệu quả.
Kuala Lumpur về đêm
Các nền kinh tế ASEAN đã phát triển nhanh chóng trong vòng 15 năm qua, mặc dù năng lực sản xuất tăng và tỉ lệ thất nghiệp giảm nhưng chúng ta vẫn đang rất nỗ lực để tìm một mô hình kinh tế toàn diện hơn. Các xu hướng gần đây cho thấy sự bất bình đẳng đang gia tăng.
Ở Châu Á, cũng như các châu lục khác trên thế giới, có một sự thống nhất chung rằng tăng trưởng kinh tế không phải là chính sách mục tiêu cuối cùng của một đất nước. Trên diện rộng, đó phải là toàn bộ cải thiện về đời sống vật chất (và sau đó là tinh thần) cho người dân. Và, thật khó để nâng cao mức sống mà không có tăng trưởng kinh tế. Một quốc gia mà thu nhập bình quân trên đầu người tăng thì cũng đồng nghĩa với việc phần lớn người dân cảm thấy lợi ích của mình được cải thiện.
Nhưng một đất nước phải làm gì để đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế có lợi cho tất cả mọi công dân? Đó là một câu hỏi tương đối mới thời gian gần đây trong các chương trình nghiên cứu, xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính mới xảy ra.
Tất cả những khó khăn và hạn chế trên đều được Malaysia giải quyết khá ngoạn mục.
>> Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của ĐH Victoria tại ĐH Sunway.
Thực tế là Malaysia đã có cách quản lý tài chính thông minh hơn nhiều nước trong khu vực. Trong tình hình bất bình đẳng thu nhập đã gia tăng trong khu vực ASEAN trong vòng 2 thập kỷ qua, chỉ có 3 ngoại lệ không nằm trong số đó là Malaysia, Thái Lan và Philippines.
Thêm vào đó, một mức độ cực kỳ thấp của tham nhũng là một trong những thế mạnh của đất nước này. Malaysia đứng đầu trong danh sách 26 quốc gia có chỉ số hành vi đạo đức của các công ty cũng như niềm tin vào thủ tục hành chính và chính trị cao nhất. Những yếu tố này góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và cạnh tranh – những điều được coi là cần thiết để đảm bảo rằng bất cứ công ty/doanh nghiệp nào cũng có cơ hội tham gia và hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế chứ không phải chỉ những đơn vị ở các vị trí chủ chốt.
Các số liệu thống kê và phân tích cho thấy các doanh nghiệp ở Malaysia hầu như không phải đối mặt với tình trạng quan liêu nặng nề, thời gian để họ dùng để xử lý các thủ tục giấy tờ về thuế ít hơn bất kỳ quốc gia nào được đưa ra để so sánh. Tại Malaysia, thời gian để khởi ngiệp khá nhanh (mặc dù chi phí không hề thấp). Tỉ lệ thành công của doanh nghiệp tại đây dường như cao hơn do gặp được nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như thủ tục hành chính nhanh gọn, cơ sở hạ tầng phát triển (bao gồm cả năng lượng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc).
>> Lựa chọn thông minh cho sinh viên muốn du học ngành Tài chính – Kế toán.
Với môi trường thuận lợi để làm kinh doanh như vậy, không có gì đang ngạc nhiên khi Malaysia có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong số 26 nước trên thu nhập trung bình. Quốc gia này cũng được đánh giá cao nhất về mức lương, năng suất lao động và khả năng ngăn chặn chảy máu chất xám khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực.
Sinh viên Đại học Curtin Sarawak, Malaysia
Về y tế, Malaysia có chất lượng dịch vụ y tế được đánh giá cao – tốt nhất trong số các nước có thu nhập trên trung bình. Tuy nhiên, chi phí y tế của nước này còn khá cao.
Về giáo dục, Malaysia đứng đầu bảng xếp hạng trong nhận thức về chất lượng. Tuy nhiên, tỉ lệ nhập học ở các bậc giáo dục mầm non, trung học, đại học và dạy nghề thấp hơn dự kiến. Có một khoảng cách tương đối lớn trong trình độ học vấn giữa các sinh viên đến từ các nhóm nghèo và giàu. Chỉ có 2.6% học sinh từ tầng lớp nghèo trong xã hội nằm trong top 25% của kỳ thi PISA. Malaysia có nhiều việc cần làm để đưa những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nắm bắt các cơ hội kinh tế.
Malaysia cũng phải làm nhiều hơn nữa để cho phép công dân nữ của mình có cơ hội phát triển tiềm năng của họ. Tại Malaysia, chỉ 44.5% phụ nữ được tham gia vào lực lượng lao động (mức trung bình của khu vực là 59.2%). Đây là điều cần thiết nhất mà đất nước này cần cải thiện, nó cũng nằm trong số các phương diện của bình đẳng giới.
Thực tế là đất nước này cũng đã có những chính sách rất tích cực để giải quyết vấn đề bất bình đẳng thông qua các chính sách về tài chính. Cụ thể, trong số các nước có dữ liệu so sánh ngang hàng, Malaysia có sự hỗ trợ xã hội đầy đủ nhất như việc đảm bảo mức lương hưu cao nhất có thể cho người cao tuổi và mức chi trả thấp nhất (từ phía người lao động) cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Malaysia hiện nay có hệ thống trường đại học, cao đẳng chất lượng tốt không chỉ đủ sức giữ chân sinh viên nước này (xóa bỏ tình trạng đã từng ở mức “cảnh báo nguy hiểm” với số lượng lớn sinh viên tìm kiếm con đường giáo dục ngoài nước như là một biểu hiện thất vọng về nền giáo dục nước nhà) mà còn thu hút một lượng không nhỏ sinh viên quốc tế (đến năm 2013 con số này là trên 100,000 sinh viên). Chất lượng tốt và chi phí tiết kiệm là những ưu điểm tuyệt vời của đất nước này, thêm vào đó, nền kinh tế phát triển ổn định với mức tăng trưởng đều đặn cùng các điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi đang tiếp tục giữ chân nhân tài tại Malaysia.
(Theo weforum.org)
Vui lòng liên hệ với Đại diện Tuyển sinh của trường tại Việt Nam để được tư vấn và nhận những hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ của bạn:
- Hotline KV miền Nam, miền Bắc: 093 409 3311 – 093 409 4411 – 093 409 3040
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070