Du học Phần Lan
Chính sách Du học Phần Lan mới nhất
Từ ngày 01/11/2024, Cục Di trú Phần Lan yêu cầu sinh viên quốc tế cần đảm bảo có 800 EUR/tháng cho chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập ở nước này. Theo đó, bên cạnh đóng học phí cho trường, mức chứng minh tài chính khi xin visa du học Phần Lan tối thiểu là 9.600 EUR cho một năm học tập.
Với giấy phép cư trú dành cho sinh viên, trung bình bạn có thể làm việc tối đa đến 30 giờ/tuần trong kỳ học hoặc toàn thời gian trong kỳ nghỉ.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể xin giấy phép ở lại Phần Lan đến 2 năm để tìm việc làm. Bạn có quyền lựa chọn giấy phép này ở bất kỳ thời điểm nào trong vòng 5 năm sau khi tốt nghiệp. Bạn cũng có thể lấy giấy phép theo từng khoảng thời gian nếu muốn.
Dự toán chi phí Du học Phần Lan
Du học Phần Lan nên chọn trường nào
Học bổng & Hỗ trợ tài chính
Nhanh tay săn ngay những học học bổng du học hấp dẫn!
Đừng bỏ lỡ bước đầu quan trọng để thực hiện giấc mơ du học của bạn!
*Áp dụng tùy vào từng điều kiện và chương trình theo từng thời điểm.
Trị giá từ 10% - 100% học phí, áp dụng cho năm đầu tiên hoặc toàn bộ khóa học
Miễn phí ghi danh
Tặng phí dịch thuật hồ sơ
Tặng vali đôi du học
Tặng khóa học kỹ năng mềm
Miễn phí tư vấn hồ sơ
Tặng phí khám sức khỏe
Yêu cầu đầu vào
Cử nhân
- yêu cầu khác như kinh nghiệm làm việc (nếu có)
– Tốt nghiệp THPT
– Thi đậu kỳ thi đầu vào hoặc xét điểm SAT
– IELTS 6.0 hoặc chứng chỉ khác tương đương
Thạc sĩ
- yêu cầu khác như kinh nghiệm làm việc (nếu có)
– Có bằng cử nhân lĩnh vực liên quan
– GRE/GMAT (tùy chương trình)
– Ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc liên quan (tùy chương trình)
– IELTS 6.5 hoặc chứng chỉ khác tương đương
Các ngành đào tạo thế mạnh
Visa Du học Phần Lan
Sinh viên Việt Nam cần có visa và giấy phép cư trú để nhập cảnh và học tập tại Phần Lan với các khóa học kéo dài hơn 90 ngày. Với giấy phép này, bạn được phép làm việc trong quá trình học với quy định thời gian trung bình tối đa 30 giờ/tuần trong kỳ học hoặc toàn thời gian trong kỳ nghỉ.
Bạn đủ điều kiện để nộp đơn xin thị thực du học Phần Lan nếu đáp ứng các yêu cầu chung về: nơi học tập, khả năng tài chính, bảo hiểm y tế, lý lịch tốt, có hộ chiếu hợp lệ.
Thời gian xét duyệt visa du học Phần Lan có thể khác nhau với từng sinh viên. Sẽ mất nhiều ngày hơn nếu bạn thiếu bất kỳ thông tin nào trong đơn đăng ký của mình và đại sứ quán sẽ liên hệ với bạn để nộp các tài liệu còn thiếu. Thời gian thông thường để xử lý đơn xin thị thực du học Phần Lan là từ 1 đến 3 tháng. Do đó, bạn nên nộp đơn đăng ký sớm sau khi được mời nhập học và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để được cấp visa kịp kỳ khai giảng.
Khách hàng nói gì về Du học Phần Lan
Tin tức Du học Phần Lan
Vì sao nên chọn du học Phần Lan?
Có nhiều lý do khiến Phần Lan trở thành một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để du học. Đặc biệt là:
Giáo dục chất lượng cao
Phần Lan sở hữu một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Không chỉ gây bất ngờ khi dẫn đầu trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm đầu tiên, Phần Lan còn nằm trong top 10 thế giới về giáo dục đại học. Có hơn 20.000 sinh viên quốc tế học tập tại Phần Lan. 9 trường đại học Phần Lan nằm trong top 2% đại học hàng đầu thế giới (theo xếp hạng QS).
Chi phí du học Phần Lan phải chăng
Đối với sinh viên Phần Lan và EU, các trường đại học ở Phần Lan cung cấp giáo dục miễn phí. Tuy nhiên, sinh viên đến từ các quốc gia khác cũng không phải chi quá nhiều để học tập tại Phần Lan. Trung bình, học phí ở Phần Lan dao động từ 9.000 – 18.000 euro/năm. Về sinh hoạt phí, chính phủ nước này yêu cầu sinh viên quốc tế cần có tối thiểu 800 euro/tháng (tương đương 9.600 euro/năm) để chi tiêu trong quá trình học. (*Áp dụng từ 01/11/2024)
Đa dạng các loại học bổng
Các trường đại học Phần Lan cung cấp cho sinh viên quốc tế nhiều cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính. Bạn có thể cạnh tranh các suất học bổng trị giá từ 20% – 100% học phí nếu có thành tích học tập tốt hoặc được giảm học phí đáng kể theo chương trình Early-Bird (xác nhận học tập và đóng học phí sớm) và dựa trên trình độ tiếng Phần Lan.
Trải nghiệm học tập độc đáo
Ở Phần Lan, bạn được phép chọn các học phần mà mình muốn học, điều này giúp sinh viên dễ dàng đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho mình. “Tự do học thuật” cũng giúp sinh viên tốt nghiệp với một bộ kỹ năng cao hơn, đa dạng hơn, phù hợp với định hướng công việc. Hệ thống phân cấp phẳng trong các trường đại học của Phần Lan cũng đảm bảo mọi sinh viên đều có cơ hội học tập bình đẳng.
Cuộc sống tuyệt vời
Phần Lan là một sự kết hợp hoàn hảo cho sinh viên quốc tế vì cung cấp nền giáo dục tốt nhất với khả năng chi trả của sinh viên tại một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Sinh viên được hưởng lợi từ giảm giá dành cho sinh viên trên toàn quốc về thực phẩm và phương tiện đi lại. Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng là một phần quan trọng của văn hóa Phần Lan. Vì vậy, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống đa chiều và có nhiều cảm hứng để liên tục phát triển.
Cơ hội làm việc và định cư tại Phần Lan
Các trường đại học ở Phần Lan cung cấp dịch vụ nghề nghiệp cho sinh viên quốc tế, giúp bạn tìm việc làm bán thời gian hoặc công việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp. Thời gian làm thêm của sinh viên quốc tế được tăng lên đến 30 giờ/tuần trong học kỳ. Sinh viên quốc tế được phép ở lại Phần Lan đến 2 năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc làm và có thể thực hiện điều này trong vòng 5 năm sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể tận dụng nhu cầu nhân lực cao ở một số lĩnh vực để tìm kiếm công việc và giấy phép thường trú cho mình.
Thủ tục hồ sơ đơn giản
Các trường đại học Phần Lan sử dụng cổng tuyển sinh chung cho nhiều chương trình học. Bạn có thể đăng ký đến 6 nguyện vọng trong cùng một đơn. Nhiều trường đại học khoa học ứng dụng chấp nhận kết quả của kỳ thi đầu vào (được tổ chức online), nên bạn chỉ cần thi 1 lần và sử dụng kết quả đó để ứng tuyển vào nhiều chương trình. Sau khi trúng tuyển, việc chứng minh tài chính để xin visa du học Phần Lan cũng không khó.
Tổng quan về Phần Lan
Phần Lan là một quốc gia nằm ở Bắc Âu, có chung biên giới với Thụy Điển, Na Uy, Nga và giáp biển Baltic ở phía tây. Phần Lan có địa lý đa dạng, đặc trưng bởi hàng ngàn hồ nước, rừng rậm và nhiều hòn đảo. Quốc gia này được mệnh danh là “Vùng đất ngàn hồ” do có rất nhiều hồ. Rừng bao phủ khoảng 70% diện tích đất liền.
Vẻ đẹp tự nhiên của Phần Lan thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Đất nước này mang đến cơ hội cho các hoạt động ngoài trời như đi bộ đường dài, câu cá, trượt tuyết và ngắm động vật hoang dã. Cực quang (Aurora Borealis) là một hiện tượng tự nhiên phổ biến ở vùng Lapland của Phần Lan. Phần Lan có khí hậu không quá khắc nghiệt, đặc trưng bởi mùa đông lạnh và mùa hè tương đối ôn hòa. Khí hậu bị ảnh hưởng bởi vị trí gần Vòng Bắc Cực, dẫn đến ngày dài trong những tháng mùa hè và thời gian trời tối kéo dài trong mùa đông.
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Phần Lan là Helsinki, nằm ở bờ biển phía nam của đất nước. Helsinki đóng vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của Phần Lan. Ngôn ngữ chính thức của Phần Lan là tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển. Tiếng Phần Lan là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất, trong khi tiếng Thụy Điển chỉ được thiểu số sử dụng, đặc biệt dọc theo bờ biển và khu tự trị Åland.
Phần Lan là một nước cộng hòa nghị viện với nền dân chủ đại nghị. Tổng thống Phần Lan là nguyên thủ quốc gia, còn Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Phần Lan có một nhà nước phúc lợi tốt và được biết đến với mức sống, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cao.
“Xứ sở ngàn hồ” có nền kinh tế thị trường hỗn hợp và công nghiệp hóa cao. Các lĩnh vực chính của nền kinh tế Phần Lan bao gồm sản xuất (đặc biệt là điện tử, máy móc và công nghiệp lâm nghiệp), dịch vụ, công nghệ thông tin và viễn thông. Nơi đây là trụ sở của một số công ty nổi tiếng như Nokia, Kone và UPM-Kymmene.
Phần Lan có hệ thống giáo dục được đánh giá cao và luôn được xếp hạng trong số các quốc gia hàng đầu về đánh giá giáo dục quốc tế. Giáo dục là miễn phí và bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 16 tuổi. Đất nước này nhấn mạnh cơ hội bình đẳng và cung cấp nền giáo dục chất lượng cao cho tất cả học sinh.
Văn hóa Phần Lan chịu ảnh hưởng từ nguồn gốc Bắc Âu và đất nước này có di sản phong phú về văn hóa dân gian, âm nhạc và nghệ thuật thị giác. Người Sami bản địa hiện diện đáng kể ở các vùng cực bắc của Phần Lan, đặc biệt là ở Lapland. Họ có ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống riêng và được chính phủ Phần Lan công nhận là dân tộc bản địa. Phòng tắm hơi có ý nghĩa văn hóa to lớn ở Phần Lan. Người ta ước tính rằng Phần Lan có nhiều phòng tắm hơi hơn ô tô trong nước! Đất nước này còn nổi tiếng về thiết kế và kiến trúc, với những nhân vật đáng chú ý như Alvar Aalto để lại dấu ấn lâu dài. Phần lớn dân số Phần Lan theo Nhà thờ Tin Lành Lutheran. Tuy nhiên, đất nước này nổi tiếng về sự khoan dung tôn giáo và có quyền tự do tôn giáo.
Phần Lan được biết đến với mức sống cao, hệ thống phúc lợi xã hội, giáo dục, bình đẳng giới, vẻ đẹp tự nhiên và các ngành công nghiệp đổi mới. “Xứ sở ngàn hồ” thường được xem là một trong những quốc gia phát triển và tiên tiến nhất thế giới.
Hệ thống giáo dục Phần Lan
Hệ thống giáo dục Phần Lan bao gồm:
- Chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ
- Giáo dục mầm non
- Giáo dục cơ bản
- Giáo dục trung học phổ thông
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục đại học
Giáo dục bắt buộc áp dụng cho tất cả trẻ em từ 6 -18 tuổi, gồm giáo dục mầm non, cơ bản và trung học phổ thông. Sau 9 năm giáo dục cơ bản có giáo dục trung học phổ thông hoặc trung học dạy nghề.
Trình độ giáo dục đại học ở Phần Lan được tham chiếu ở các cấp độ 6, 7 và 8 trong Khung trình độ quốc gia cũng như trong Khung trình độ châu Âu. Hệ thống giáo dục đại học của Phần Lan bao gồm các trường đại học nghiên cứu và các trường đại học khoa học ứng dụng. Các trường đại học nghiên cứu tham gia vào cả giáo dục và nghiên cứu, có quyền cấp bằng tiến sĩ. Các trường đại học khoa học ứng dụng là các tổ chức giáo dục đại học chuyên nghiệp đa lĩnh vực, tham gia vào nghiên cứu ứng dụng và phát triển.
Chương trình cử nhân và thạc sĩ được tính bằng tín chỉ theo Hệ thống Tích lũy và Chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS). Các khóa học được định lượng theo khối lượng công việc yêu cầu. Một năm học toàn thời gian trung bình tương đương với 1.600 giờ làm việc của sinh viên và được xác định là 60 tín chỉ.
Nên chọn đại học nghiên cứu hay đại học ứng dụng?
Các trường đại học Phần Lan được biết đến với các tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục và các cơ sở nghiên cứu.
Đại học nghiên cứu | Đại học khoa học ứng dụng |
Tập trung vào nghiên cứu khoa học và nền giáo dục mà họ cung cấp. | Thiên về thực hành với mục tiêu đào tạo để sinh viên thực hiện công việc chuyên môn cụ thể. Các nghiên cứu trong quá trình học gắn liền với cuộc sống làm việc chuyên nghiệp. |
Có đào tạo tiến sĩ. | Chương trình học bao gồm đào tạo thực tế hoặc thực tập.Không đào tạo tiến sĩ. |
Có chương trình kết hợp cử nhân và thạc sĩ. | Yêu cầu nhập học thường ít khắt khe hơn đối với chương trình cử nhân. Tuy nhiên chương trình thạc sĩ tại đại học khoa học ứng dụng thường yêu cầu ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc liên quan. |
Cử nhân: 3 nămThạc sĩ: 2 năm | Cử nhân: 3,5 – 4,5 nămThạc sĩ: 1 – 1,5 năm |
Các trường đại học khoa học ứng dụng không xuất hiện trên một số bảng xếp hạng giáo dục thế giới, do không tập trung vào các công trình nghiên cứu mang tính chất học thuật, hàn lâm. Điều này không ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của trường. Giáo dục đại học Phần Lan được xếp thứ 9 trên thế giới và bằng cấp từ các trường đại học Phần Lan được quốc tế công nhận. Bạn nên chọn trường dựa trên định hướng học tập và mục tiêu nghề nghiệp.
>>Tìm hiểu thêm: Danh sách các trường đại học tại Phần Lan
>> Xem thêm: Những điểm khác biệt giữa Đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng Phần Lan
Kỳ thi đầu vào đại học Phần Lan
Nhiều trường đại học Phần Lan sử dụng kết quả kỳ thi đầu vào làm căn cứ tuyển sinh quốc tế. Bài thi nhằm đánh giá khả năng tư duy logic, trình độ tiếng Anh, nền tảng học thuật… Nội dung thi khác nhau tùy vào nhóm ngành đăng ký. Bài thi sẽ kiểm tra các kỹ năng sau:
Nhóm ngành Công nghệ | Kỹ năng lập luận, Tiếng Anh, Kỹ năng toán học, Kỹ năng toán nâng cao |
Nhóm ngành Đi biển | Kỹ năng lập luận, Tiếng Anh, Kỹ năng toán học |
Nhóm ngành Quản trị kinh doanh, CNTT trong kinh doanh | Kỹ năng lập luận, Tiếng Anh, Kỹ năng toán học |
Nhóm ngành Tài nguyên thiên nhiên | Kỹ năng lập luận, Tiếng Anh, Kỹ năng toán học |
Nhóm ngành Du lịch, Hospitality | Kỹ năng lập luận, Tiếng Anh, Kỹ năng toán học |
Nhóm ngành Nhân văn và Giáo dục | Kỹ năng lập luận, Tiếng Anh, Kỹ năng đạo đức, Kỹ năng trí tuệ cảm xúc |
Nhóm ngành Dịch vụ xã hội, Chăm sóc sức khỏe, Thể thao và Thể dục, Chăm sóc sắc đẹp | Kỹ năng lập luận, Tiếng Anh, Kỹ năng toán học, Kỹ năng đạo đức, Kỹ năng trí tuệ cảm xúc |
>> Xem thêm: Kỳ thi đầu vào Phần Lan
Nhìn chung, học sinh Việt Nam đánh giá kỳ thi đầu vào Phần Lan không quá khó nếu ôn tập đúng trọng tâm và phương pháp. Các lớp luyện thi đầu vào Phần Lan do INEC tổ chức trong những năm qua luôn đạt tỷ lệ đậu trên 95%. Bạn sẽ được ôn tập và rèn luyện các nội dung:
- Toán (logical thinking): hướng dẫn giải đề thi các năm trước, đặc biệt hướng dẫn phương pháp đọc hiểu đề, cách giải và làm bài rút ngắn thời gian, mở rộng toán SAT 1 và ACT
- Multiple choice: hướng dẫn cách đọc và nắm nội dung bài đọc (pre-reading)
- Group discussion: luyện kỹ năng thảo luận nhóm tùy trường
>> Xem thêm: Lớp luyện thi Phần Lan của INEC
Khi nào nộp hồ sơ du học Phần Lan
Các trường đại học Phần Lan có 2 kỳ khai giảng trong năm với thời gian tuyển sinh tương ứng. Thời hạn đăng ký chính xác có thể khác nhau tùy mỗi năm, thường là:
Kỳ khai giảng | Thời gian nộp hồ sơ |
Kỳ xuân (tháng 1) | 2 tuần đầu tháng 9 |
Kỳ thu (tháng 8) | 2 tuần đầu tháng 1 |
Một số chương trình cấp bằng có thể mở đơn trước hoặc sau thời gian đăng ký chung. Để lựa chọn ngành, trường phù hợp và tránh thiếu sót, bạn nên chuẩn bị hồ sơ du học Phần Lan sớm (trước hạn chót đăng ký 2 – 3 tháng).
Lưu ý: Bạn có thể đăng ký tối đa 6 chương trình cấp bằng với một đơn đăng ký duy nhất trong đợt tuyển sinh chung.
Hướng dẫn 6 bước du học Phần Lan thành công
Tìm chương trình học phù hợp
Các trường đại học Phần Lan cung cấp hơn 500 chương trình cử nhân và thạc sĩ được giảng dạy bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó còn có nhiều lựa chọn cho nghiên cứu và chương trình tiến sĩ. Hầu hết chương trình cử nhân bằng tiếng Anh được cung cấp bởi các trường đại học khoa học ứng dụng, trong khi hầu hết chương trình thạc sĩ bằng ngôn ngữ này đến từ các trường đại học nghiên cứu.
Bạn hãy tìm hiểu về nội dung giảng dạy, học phí, yêu cầu đầu vào… để tìm được chương trình phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình nhé.
Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ dựa trên yêu cầu của chương trình muốn đăng ký. Theo đó, ngoài hồ sơ học tập, bạn cần thi SAT hoặc ôn tập cho kỳ thi đầu vào đại học Phần Lan.
Lập kế hoạch tài chính
Du học Phần Lan có chi phí phải chăng. Mặc dù vậy bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ để chuẩn bị ngân sách hợp lý. Yêu cầu về sinh hoạt phí tối thiểu là 9.600 euro/năm, trong khi học phí các trường trung bình từ 9.000 – 18.000 euro/năm. Nhiều cơ hội học bổng trị giá từ 10% – 100% học phí cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.
Đăng ký chương trình và học bổng
Bạn nhớ kiểm tra lịch trình tuyển sinh để đăng ký đúng hạn nhé. Lưu ý là không nên nộp hồ sơ vào phút chót để tránh những sai sót có thể khiến bạn không kịp xử lý.
Nếu bạn tham gia kỳ thi đầu vào, nhớ theo dõi thông báo qua email để không bỏ lỡ thông tin.
Chờ kết quả và xác nhận
Mất một khoảng thời gian để các trường xét duyệt hồ sơ và thông báo về kết quả tuyển sinh. Nếu bạn trúng tuyển, bạn sẽ nhận được thông báo chính thức qua email, bao gồm địa điểm nhập học, thời gian xác nhận…
Bạn chỉ được nhập học vào một chương trình (trường) kể cả khi bạn trúng tuyển nhiều chương trình (trường). Vì vậy, hãy cân nhắc chương trình yêu thích và lưu ý thời hạn xác nhận của trường để không bỏ lỡ kỳ nhập học gần nhất.
Chuẩn bị cho việc đến Phần Lan
Bạn cần thực hiện:
- Xin giấy phép cư trú cho sinh viên
Ngay khi được chính thức chấp thuận vào học tại một trường đại học Phần Lan, bạn nên bắt đầu đăng ký giấy phép cư trú. Giấy phép cư trú sinh viên đầu tiên của bạn để học cử nhân hoặc thạc sĩ ở Phần Lan có thể được cấp cho bạn trong toàn bộ thời gian học, miễn là hộ chiếu của bạn còn hiệu lực trong toàn bộ thời gian đó.
Nếu bạn đến Phần Lan để tiến hành nghiên cứu hoặc học tiến sĩ, bạn nên xin giấy phép cư trú để nghiên cứu khoa học. Giấy phép cư trú đầu tiên cho nghiên cứu có thể được cấp tối đa là hai năm.
- Tìm chỗ ở tại Phần Lan
Bạn nên liên hệ trường đại học của mình để tìm hiểu thông tin về chỗ ở sinh viên. Bạn có thể tìm chỗ ở thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội, đại lý bất động sản tại Phần Lan.
- Sắp xếp hành lý
Tham khảo thông tin và kinh nghiệm từ các du học sinh đi trước để chuẩn bị hành lý phù hợp nhé. Nếu bạn làm hồ sơ qua INEC, luôn có hoạt động hướng dẫn trước khi bay cho các bạn du học sinh Phần Lan, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị hành trang, các lưu ý quan trọng khi đến nơi cũng như trong cuộc sống tại Phần Lan.
Nhà ở cho sinh viên quốc tế tại Phần Lan
Chỗ ở là một khía cạnh thiết yếu của cuộc sống sinh viên, điều quan trọng là chọn một nơi phù hợp với ngân sách và sở thích của bạn. Phần Lan cung cấp nhiều lựa chọn về chỗ ở cho sinh viên quốc tế, bao gồm nhà ở sinh viên, nhà ở tư nhân, ký túc xá và khách sạn, ở với người bản xứ. Khi tìm kiếm chỗ ở tại Phần Lan, hãy xem xét ngân sách, vị trí và tiện nghi, đồng thời đọc các nhận xét trước khi đặt chỗ. Với những lời khuyên này, bạn sẽ có thể tìm được chỗ ở hoàn hảo đáp ứng nhu cầu của mình và cho phép bạn tận hưởng trải nghiệm du học ở Phần Lan.
Các loại hình nhà ở khi du học Phần Lan
- Nhà ở cho sinh viên ở Phần Lan
Nhà ở sinh viên là lựa chọn chỗ ở phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế ở Phần Lan. Tổ chức Nhà ở Sinh viên Phần Lan (KOAS) chịu trách nhiệm về chỗ ở cho sinh viên ở hầu hết các trường đại học Phần Lan. KOAS quản lý hơn 5.000 căn hộ trên 18 thành phố ở Phần Lan. Họ cung cấp các căn hộ với các tiện nghi cơ bản như nhà bếp, phòng tắm và truy cập Internet. Giá thuê căn hộ KOAS dao động từ 200 – 600 euro mỗi tháng tùy thuộc vào vị trí, diện tích căn hộ và cơ sở vật chất được cung cấp.
Một lựa chọn khác cho nhà ở sinh viên là Tổ chức Làng Sinh viên (SOA). SOA quản lý chỗ ở của sinh viên tại Helsinki, Turku và Tampere. Họ cung cấp các căn hộ với các tiện nghi cơ bản và các khu vực chung như phòng tập thể dục, phòng xông hơi khô và giặt ủi. Giá thuê căn hộ SOA dao động từ 200 – 500 euro mỗi tháng.
- Nhà ở tư nhân ở Phần Lan
Nhà ở tư nhân là một lựa chọn khác dành cho sinh viên quốc tế ở Phần Lan. Bạn có thể thuê căn hộ hoặc phòng trong căn hộ chung. Nhà riêng có thể đắt hơn nhà ở sinh viên, nhưng nó mang lại nhiều tự do và riêng tư hơn. Giá thuê nhà ở tư nhân khác nhau tùy thuộc vào vị trí, quy mô căn hộ và cơ sở vật chất được cung cấp.
Một cách để tìm nhà ở tư nhân là thông qua các nền tảng trực tuyến như Oikotie và Vuokraovi. Những nền tảng này liệt kê các căn hộ và phòng cho thuê ở các thành phố khác nhau tại Phần Lan. Một lựa chọn khác là sử dụng một đại lý bất động sản. Các đại lý bất động sản tính phí cho dịch vụ của họ, nhưng họ có thể giúp bạn tìm được chỗ ở hoàn hảo phù hợp với ngân sách và sở thích của bạn.
- Nhà nghỉ và khách sạn ở Phần Lan
Nhà trọ và khách sạn là những lựa chọn khác cho sinh viên quốc tế ở Phần Lan. Nhà trọ cung cấp chỗ ở thân thiện với ngân sách, trong khi khách sạn cung cấp chỗ ở sang trọng hơn với chi phí cao hơn. Nhà trọ và khách sạn thích hợp cho những kỳ nghỉ ngắn ngày hoặc nếu bạn cần chỗ ở tạm thời trước khi tìm thuê dài hạn.
Chỗ ở trong nhà trọ ở Phần Lan dao động từ 20 – 50 euro mỗi đêm, trong khi chỗ ở tại khách sạn có thể có giá từ 50 – 300 euro mỗi đêm. Một số ký túc xá phổ biến ở Phần Lan bao gồm Eurohostel ở Helsinki, Khách sạn Omena ở các thành phố khác nhau và Hostel Suomenlinna ở Helsinki. Những khách sạn nổi tiếng tại Phần Lan bao gồm Radisson Blu, Scandic Hotels và Hilton Helsinki Strand.
- Homestay ở Phần Lan
Homestay là một lựa chọn phổ biến cho sinh viên quốc tế muốn trải nghiệm văn hóa và lối sống của Phần Lan. Homestay liên quan đến việc sống với một gia đình Phần Lan trong nhà của họ. Tùy chọn này tạo cơ hội để thực hành tiếng Phần Lan, tìm hiểu về văn hóa Phần Lan và kết bạn mới. Homestay cũng là một lựa chọn tiết kiệm chi phí cho sinh viên quốc tế.
Bạn có thể tìm các lựa chọn homestay thông qua các nền tảng trực tuyến như Homestay.com và GoHomestay.com. Chỗ ở homestay ở Phần Lan dao động từ 20 – 50 euro một đêm, tùy thuộc vào địa điểm và cơ sở vật chất được cung cấp. Một số trường đại học ở Phần Lan cũng cung cấp tùy chọn homestay.
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn chỗ ở tại Phần Lan
Khi chọn chỗ ở tại Phần Lan, có một số yếu tố cần xem xét để đảm bảo rằng bạn tìm thấy một lựa chọn phù hợp đáp ứng nhu cầu và sở thích của mình. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng nhất cần xem xét:
- Vị trí: Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét là vị trí của chỗ ở. Bạn nên xem xét mức độ gần trường đại học, phương tiện giao thông công cộng và các tiện nghi khác như siêu thị, nhà hàng và các lựa chọn giải trí. Chọn chỗ ở gần trường đại học của bạn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho việc đi lại.
- Ngân sách: Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là ngân sách của bạn. Bạn nên xem xét số tiền bạn có thể trả cho chỗ ở và chọn một nơi phù hợp với ngân sách của bạn. Nhà ở sinh viên nói chung là lựa chọn hợp lý nhất, nhưng nhà ở tư nhân, ký túc xá và nhà trọ cũng có thể tiết kiệm chi phí tùy thuộc vào sở thích của bạn.
- Tiện nghi: Điều quan trọng là phải xem xét các tiện nghi được cung cấp bởi chỗ ở. Bạn nên đảm bảo rằng nó có các tiện nghi cơ bản như nhà bếp, phòng tắm và truy cập Internet. Các tiện nghi khác như phòng tập thể dục, phòng xông hơi khô và thiết bị giặt ủi cũng có thể mang lại lợi ích.
- Bạn cùng phòng: Nếu bạn đang xem xét nhà ở riêng hoặc ở chung căn hộ, bạn nên xem xét những người bạn cùng phòng tiềm năng. Bạn nên đảm bảo rằng họ có lối sống và sở thích giống nhau để tránh xung đột và đảm bảo trải nghiệm sống thoải mái.
- An ninh: Bạn cũng nên xem xét an ninh của nơi ở. Đảm bảo rằng tòa nhà có lối vào và lối ra an toàn, cũng như khu vực đó an toàn và đảm bảo.
- Điều khoản cho thuê: Điều quan trọng là phải đọc kỹ hợp đồng thuê, hiểu các điều khoản và điều kiện trước khi ký. Bạn nên xem xét thời hạn của hợp đồng thuê, lịch thanh toán và bất kỳ khoản phí hoặc lệ phí bổ sung nào.
- Đánh giá: Đọc các đánh giá từ những người thuê nhà trước đây có thể cho bạn ý tưởng về trải nghiệm sống và bất kỳ vấn đề hoặc mối quan tâm tiềm ẩn nào với chỗ ở.
Mẹo tìm chỗ ở tại Phần Lan
- Bắt đầu tìm kiếm sớm: Bắt đầu tìm kiếm chỗ ở ngay khi bạn nhận được thư chấp nhận từ trường đại học. Nhà ở sinh viên đang có nhu cầu cao và tốt nhất bạn nên đăng ký sớm để đảm bảo có chỗ.
- Xem xét ngân sách của bạn: Xem xét ngân sách của bạn khi chọn chỗ ở. Nhà ở sinh viên là lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất, nhưng nhà ở tư nhân có thể mang lại nhiều tự do và riêng tư hơn.
- Tìm chỗ ở gần trường đại học: Tìm chỗ ở gần trường đại học để tiết kiệm chi phí đi lại
- Kiểm tra tiện nghi: Hãy chắc chắn rằng chỗ ở có các tiện nghi cơ bản như nhà bếp, phòng tắm và truy cập Internet.
- Đọc đánh giá: Đọc đánh giá về chỗ ở trước khi đặt phòng. Đánh giá từ những người thuê trước đây có thể cho bạn hình dung khái quát về những gì mong đợi.
- Tham gia các nhóm nhà ở sinh viên: Tham gia các nhóm nhà ở sinh viên trên phương tiện truyền thông xã hội để nhận thông tin cập nhật về chỗ ở có sẵn và kết nối với các sinh viên khác đang tìm kiếm chỗ ở.
- Sử dụng đại lý bất động sản: Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ở, hãy cân nhắc sử dụng đại lý bất động sản. Họ có thể giúp bạn tìm chỗ ở hoàn hảo phù hợp với ngân sách và sở thích của bạn.
Du học Phần Lan có được làm thêm không?
Sinh viên quốc tế được phép làm việc khi du học Phần Lan.
Làm việc trong quá trình học
Giấy phép cư trú sinh viên cho phép bạn làm việc tối đa 30 giờ mỗi tuần trong học kỳ. Nếu công việc của bạn liên quan đến bằng cấp của bạn (ví dụ: đào tạo thực tế hoặc làm luận án) thì hạn chế 30 giờ này không áp dụng.
Một số việc làm thêm phổ biến với sinh viên tại Phần Lan như: phục vụ nhà hàng, phụ bếp, thu hoạch nông sản, dọn dẹp, giao hàng, lĩnh vực CNTT và các chương trình phần mềm như số hóa, phân tích dữ liệu, người máy và trí tuệ nhân tạo, du lịch, chăm sóc sức khỏe… Ngay cả khi bạn làm việc bán thời gian, bạn vẫn phải nộp thuế thu nhập ở Phần Lan. Số tiền thuế phụ thuộc vào tính chất công việc và tiền lương của bạn. Không có mức lương tối thiểu ở Phần Lan, tuy nhiên, mức lương thấp nhất dao động từ 7 – 8 euro mỗi giờ. Làm việc vào Chủ nhật và buổi tối được trả lương cao hơn.
Làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp được ở lại Phần Lan đến 2 năm để tìm việc làm. Bạn có thể rời Phần Lan và trở lại đây trong vòng 5 năm sau khi tốt nghiệp để thực hiện điều này. Quy định mới cũng cho phép sinh viên quốc tế không phải gia hạn thị thực du học mỗi năm và được hưởng chính sách thuận lợi hơn về nhập tịch và làm việc tại Phần Lan. Theo đó, bạn có thể đăng ký thường trú sau khi bạn đã sống ở Phần Lan với giấy phép cư trú liên tục trong bốn năm và chẳng hạn như đã tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Thời gian học tập của bạn ở Phần Lan đương nhiên cũng được tính vào thời gian này.
>> Xem thêm: Quy định mới về visa, làm thêm khi du học Phần Lan
Bí quyết săn học bồng du học Phần Lan
Có rất nhiều cơ hội hỗ trợ tài chính cho sinh viên muốn du học Phần Lan. Chính phủ và các trường đại học ở Phần Lan cung cấp nhiều loại học bổng cho sinh viên quốc tế, phần lớn dựa trên thành tích học tập. Giá trị học bổng có thể là bán phần hoặc toàn phần. Học bổng có thể được cấp từ năm thứ nhất hoặc từ năm thứ hai hoặc cho toàn bộ quá trình học tập. Để duy trì học bổng cho các năm học tiếp theo, sinh viên cần đảm bảo thành tích học tập theo yêu cầu.
Học bổng chính phủ
Finland Scholarship là chương trình học bổng dành cho sinh viên quốc tế theo học chương trình thạc sĩ / tiến sĩ tại các trường đại học nghiên cứu và nghệ thuật tại Phần Lan. Học bổng cho sinh viên thạc sĩ bao gồm 100% học phí năm đầu tiên và trợ cấp 5.000 euro; có thể gia hạn tài trợ toàn bộ học phí cho năm thứ hai (tùy trường). Chương trình triển khai đến năm 2024.
Học bổng các trường đại học
Tùy trường mà giá trị học bổng khác nhau, từ 10% – 100% học phí cho chương trình cử nhân / thạc sĩ. Nhiều trường còn có ưu đãi giảm học phí cho sinh viên đóng sớm từ 500 euro – 50% học phí (Early-Bird), học bổng cho sinh viên có chứng chỉ tiếng Phần Lan, học tập đúng tiến độ…
>> Xem thêm: Danh sách học bổng du học Phần Lan cập nhật mới nhất