Thực tập là một phần của chương trình học. Khi đó, sinh viên sẽ rời giảng đường để tiếp cận với môi trường làm việc thực tiễn. Đóng vai trò là một lao động thực thụ trong một khoảng thời gian ngắn. Đây được coi như đợt “tổng dợt” cuối cùng trước khi sinh viên chính thức bước vào thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt. Quá trình xin việc và tạo dựng sự nghiệp sau này có thành công hay không có sự ảnh hưởng rất lớn từ thời gian thực tập này.
Các doanh nghiệp đánh giá như thế nào về ứng viên mới ra trường?
Theo số liệu tổng hợp và phân tích từ Jobstreet, với những ứng viên mới ra trường, các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá yếu tố đầu tiên là kỹ năng làm việc. Cụ thể, chỉ 14% các công ty cân nhắc về vấn đề tiền lương, nhưng có đến 84% doanh nghiệp coi trọng chất lượng nguồn nhân lực hơn khi tuyển dụng.
Trong khi đó, số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho biết đã có hơn 425,000 sinh viên tốt nghiệp trong năm học 2014/15 và đây là nguồn nhân lực trẻ, bổ sung cho thị trường lao động nước nhà. Đặc biệt, nền kinh tế nước ta đang có những dấu hiệu tốt về tăng trưởng với 65% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao từ nửa cuối năm 2015, đặc biệt là trong 3 lĩnh vực Kinh doanh/Bán hàng, Công nghệ thông tin và Kỹ thuật.
Xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp là ưu tiên những lao động đã có kinh nghiệm làm việc. Câu hỏi đặt ra là với những sinh viên mới rời khỏi ghế nhà trường, chưa từng làm việc chính thức tại bất kỳ công ty nào thì kinh nghiệm đó lấy ở đâu ra? Thực tế, đây không phải câu hỏi khó. Sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tiễn thông qua những chương trình thực tập được thiết kế xen kẽ hoặc vào năm cuối của chương trình học. Vấn đề còn lại là các trường đại học và chính bản thân sinh viên có thái độ như thế nào với kỳ thực tập đó mà thôi. Việc thực tập có hiệu quả hay không phụ thuộc vào cả 3 chiều: nhà trường – doanh nghiệp – sinh viên. Đây là điều mà các trường đại học ở Việt Nam làm chưa hiệu quả.
Kỹ năng là yếu tố khiến đa số nhà tuyển dụng Việt Nam lo ngại. Nguồn nhân lực mới tại thị trường Việt Nam không chỉ thiếu kinh nghiệm mà còn cần nhiều thời gian để đào tạo lại các kỹ năng. Và, điều này rất ít gặp tại các nước trong khu vực như Malaysia hay Singapore.
Lý do từ chối nhân sự mới ra trường (Bảng 1):
Việt Nam |
Malaysia |
Singapore |
67% quan ngại về kỹ năng của ứng viên mới ra trường 33% lo lắng về tỉ lệ nhảy việc cao |
42% không hài lòng về thái độ và kỹ năng giao tiếp của ứng viên trong buổi phỏng vấn 42% không đồng ý về yêu cầu cao về lương từ ứng viên 16% cân nhắc về việc ứng viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm thực tế |
38% không đồng ý về yêu cầu lương không hợp lý từ ứng viên 21% không hài lòng về kỹ năng giao tiếp 15% cho rằng kỹ năng tiếng Anh của ứng viên mới ra trường kém 14% cân nhắc về trình độ học vấn 12% quan ngại về kinh nghiệm làm việc liên quan |
(Nguồn: Jobstreet)
Mục đích của việc thực tập là bước đầu giúp sinh viên đưa những kiến thức được học vào môi trường thực tiễn, bước đầu tiếp cận với thị trường làm việc thực tế. Hầu như tất cả các chuyên ngành đều khuyến khích sinh viên nên thực tập, với một số chuyên ngành, thực tập là chương trình bắt buộc. Quá trình thực tập mang lại cho sinh viên:
- Cơ hội chứng tỏ sự chủ động của bản thân trong việc và định hướng phát triển sự nghiệp
- Có cái nhìn rõ ràng hơn về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, giúp bạn biết công việc nào là thực sự phù hợp với bạn
- Cơ hội làm đẹp hồ sơ, tự tin trong các cuộc phỏng vấn xin việc chính thức sau này
- Tích lũy kinh nghiệm thực tế, trau dồi các kỹ năng mềm, chứng tỏ bản thân trong “thế giới thực”
- Mở rộng các mối quan hệ cá nhân, quan hệ công việc, mạng lưới nghề nghiệp
- Giúp bạn trưởng thành hơn thông qua một đợt “tập dượt” chính thức trong môi trường làm việc chuyên nghiệp
Hiện tại, các nhà giáo dục Việt Nam vẫn đang bối rối với tình trạng sinh viên tốt nghiệp thiếu kiến thức và kỹ năng thực tiễn. Thực tập dù được đưa vào chương trình nhưng vẫn không phát huy được tính hiệu quả của nó. Không ít trường hợp sinh viên chỉ coi thực tập là một điều kiện để được tốt nghiệp và không chủ động nắm bắt cơ hội này. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng sinh viên tốt nghiệp mất rất nhiều thời gian cho việc làm quen với môi trường làm việc thực tế, thậm chí là phải đào tạo lại.
Hãy nhìn sang một nước khác cũng trong khu vực Đông Nam Á – Malaysia. Trước năm 2000, họ vẫn phải đối mặt với tình trạng có tới 70% sinh viên tốt nghiệp các trường đại học công lập không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Đến nay, Malaysia sở hữu trường đại học số 1 châu Á về tỉ lệ việc làm sinh viên. Giáo dục Malaysia đã có sự phát triển vượt bậc, chiếm vị trí thứ 12 trong số 20 điểm đến tốt nhất thế giới dành cho sinh viên quốc tế theo đánh giá của UNESCO. Đồng thời, như Bảng 1 có trích dẫn, trong số 100% ứng viên mới ra trường bị từ chối tuyển dụng, chỉ 16% ứng viên bị từ chối vì thiếu kinh nghiệm!
Tại Malaysia, trong số 100% ứng viên mới ra trường bị từ chối tuyển dụng, chỉ 16% ứng viên bị từ chối vì thiếu kinh nghiệm!
Đơn cử như chương trình Cao đẳng tại Đại học Sunway với tổng thời gian học là 2 năm rưỡi, sinh viên có 20 tuần trải nghiệm môi trường thực tiễn trong quá trình thực tập với sự trợ giúp của trường. Ưu điểm của chương trình này là:
Lựa chọn đa dạng
Sinh viên có các lựa chọn đa dạng về ngành học: Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa & đa phương tiện, Thiết kế nội thất, Mỹ thuật, Nghệ thuật biểu diễn.
Thiết kế chương trình khoa học và thực tiễn
Ngay từ học kỳ đầu tiên năm thứ nhất sinh viên đã được tiếp cận với những môn học chuyên ngành cơ bản. Độ khó và tính chuyên sâu tăng dần lên theo thời gian. Giáo trình giảng dạy được cập nhật liên tục và thiết kế bởi những chuyên gia có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực của họ.
Chương trình thực tập hiệu quả
Với tổng thời lượng khóa học 2 năm rưỡi, sinh viên sẽ có 2 năm học lý thuyết và 5 tháng trải nghiệm môi trường thực tiễn trong ngành công nghiệp. Địa điểm thực tập sẽ được trường hướng dẫn hoặc sinh viên chủ động tìm kiếm với sự hỗ trợ tích cực từ trường. Để được nhận vào một đơn vị thực tập, các bạn cũng phải trải qua những giai đoạn như liên hệ, gửi hồ sơ, phỏng vấn… Quá trình thực tập có thể được nhận lương hoặc không nhưng điều quan trọng nhất mà sinh viên nhận được là kiến thức và kỹ năng thực tiễn cộng với vô số các trải nghiệm thiết thực mà trường lớp chưa dạy cho bạn.
Sinh viên INEC đang học tại Đại học Sunway
Chi phí tiết kiệm
Là một trung tâm giáo dục chất lượng của Châu Á, Malaysia có lợi thế hơn nhiều quốc gia khác ở hệ thống cơ sở vật chất hiện đại trong khi chi phí lại rất tiết kiệm. Sinh hoạt phí tại Malaysia chỉ bằng khoảng ½ so với Singapore và 1/3 so với Mỹ. Các khóa học Cao đẳng tại Đại học Sunway với thời ngắn và chi phí tiết kiệm sẽ là lựa chọn du học lý tưởng cho bạn:
Ngành học |
Học phí |
Sinh hoạt phí |
Thời gian |
Quản trị kinh doanh |
12,250 USD |
4,000 – 5,000 USD/năm |
2.5 năm (bao gồm 5 tháng thực tập) |
Công nghệ thông tin |
11,200 USD |
||
Thiết kế đồ họa & đa phương tiện |
13,225 USD |
||
Thiết kế nội thất |
|||
Mỹ thuật |
|||
Nghệ thuật biểu diễn |
12,850 USD |
Ngoài chương trình Cao đẳng, Đại học Sunway còn có đa dạng các chương trình đào tạo khác như THPT, Cử nhân, Thạc sĩ… các chuyên ngành. Hiện Đại học Sunway đang tuyển sinh cho các kỳ nhập học tháng 8/2016. Hạn chót nhận hồ sơ là 24/5/2016. Vui lòng liên hệ với Đại diện tuyển sinh của trường tại Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ của bạn:
- Hotline KV miền Nam, miền Bắc: 093 409 4411 – 093 409 3311
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070