Du học luôn hấp dẫn vì đưa chúng ta đến các vùng đất mới với cơ hội tiếp nhận giáo dục tiên tiến, kết nối với bạn bè quốc tế và có những bước tiến dài trong hành trình phát triển bản thân và sự nghiệp. Nếu bạn muốn đi du học nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy theo dõi bài viết này nhé. Bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị những gì và từ khi nào để ước mơ du học của mình có thể thành hiện thực một cách dễ dàng hơn.
Trước hết, hãy tìm hiểu:
Bạn có thể đi du học ở độ tuổi/bậc học nào?
Sự phát triển của thế giới hiện đại ngày càng mở rộng hơn cơ hội du học cho học sinh sinh viên quốc tế. Nền giáo dục tại nhiều quốc gia chào đón học sinh quốc tế ở hầu hết độ tuổi, từ tiểu học, trung học, đến đại học và cao hơn nữa. Vì vậy, tùy theo nhu cầu và khả năng của mình, bạn (và gia đình) có thể lựa chọn đi du học ở độ tuổi, bậc học và thời điểm phù hợp.
Mỗi lựa chọn du học sẽ khác nhau về yêu cầu nhập học, ngôn ngữ, chi phí… Tuy nhiên dù ở chương trình nào thì việc chuẩn bị cho du học cũng có những nét tương đồng. Đọc tiếp để hiểu hơn bạn nhé.
Muốn du học, bạn cần chuẩn bị những gì?
Hồ sơ học tập
Học tập – dù ở trong nước hay ở nước ngoài – đều cần có nền tảng và khả năng tiếp nhận kiến thức nhất định. Khi tuyển sinh quốc tế, các trường trên thế giới cần kiểm tra xem bạn có khả năng theo đuổi chương trình học ở đó hay không. Đặc biệt là du học bậc đại học và sau đại học, các trường thường có yêu cầu cụ thể về bằng cấp, điểm số (và những đánh giá khách quan khác) về ứng viên. Yêu cầu học thuật có thể đơn giản hơn ở bậc tiểu học và trung học.
Tuy nhiên, dù yêu cầu tuyển sinh dễ hay khó thì bạn cũng cần có thái độ nghiêm túc để theo đuổi lâu dài và học tập hiệu quả. Hồ sơ học tập của bạn có thể không quá xuất sắc nhưng cần đảm bảo ở mức khá (điểm trung bình từ 7.0) để được chấp nhận ở nhiều chương trình du học. Nếu muốn đạt học bổng du học, bạn cần nỗ lực để đạt điểm số tốt hơn.
Ngoại ngữ
Bạn không thể theo đuổi chương trình học tập ở nước ngoài nếu bạn không hiểu và sử dụng được ngôn ngữ giảng dạy cho chương trình đó. Vì vậy, một trong những điều kiện tiên quyết để du học là bạn cần có khả năng ngoại ngữ ở một mức độ nhất định. Chẳng hạn, với các chương trình bằng tiếng Anh, yêu cầu ngôn ngữ cho bậc đại học là từ IELTS 5.5 trở lên (hoặc các chứng chỉ khác tương đương). Với các chương trình bằng tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha… thông thường bạn cần có trình độ ngoại ngữ ít nhất ở mức B2 theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung của châu Âu.
Nếu bạn chưa đạt yêu cầu ngôn ngữ của chương trình du học mình muốn? Đừng lo! Một số trường cung cấp chương trình dự bị ngôn ngữ cho sinh viên quốc tế có trình độ ngoại ngữ thấp hơn một chút so với tiêu chuẩn đầu vào. Ngoài ra, bạn có thể chọn du học các khóa ngôn ngữ riêng trước khi quyết định nộp đơn vào chương trình học chuyên ngành.
Với một số chương trình du học bậc tiểu học hoặc trung học, trình độ ngoại ngữ có thể không phải là yêu cầu bắt buộc vì các trường đã lồng ghép phần này trong chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chuẩn bị trước cho mình khả năng ngoại ngữ nhất định trước khi du học để thuận lợi và chủ động hơn trong giao tiếp thông thường và trong học tập.
Chứng chỉ học thuật khác
Bên cạnh hồ sơ học tập và trình độ ngoại ngữ, một số chương trình còn yêu cầu ứng viên tham dự các bài thi chuẩn hóa quốc tế như ACT, SAT, GRE, GMAT… Mỗi bài thi có cấu trúc và nội dung thi khác nhau, được sử dụng như một cơ sở để đánh giá năng lực của ứng viên.
- ACT (American College Testing) là bài thi chuẩn hóa được nhiều trường đại học ở Mỹ, Anh, Úc, Canada… sử dụng như tiêu chuẩn đầu vào cho sinh viên quốc tế. Bài thi ACT gồm các câu hỏi trắc nghiệm về tiếng Anh, Toán, Đọc hiểu, Khoa học và Viết. Hầu hết câu hỏi là kiến thức phổ thông, đồng thời cũng kiểm tra các kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề.
- SAT (Suite of Assessments) được xem là bài thi phổ biến nhất với những bạn muốn học tập ở nước ngoài và được áp dụng cho bậc đại học tại hơn 170 quốc gia. SAT gồm các câu hỏi trắc nghiệm và viết luận để đánh giá khả năng sử dụng các kỹ năng mà sinh viên học được ở bậc trung học vào nhiều lĩnh vực như tiếng Anh, Toán, Khoa học, Văn học, Lịch sử… Bài thi gồm 3 phần: Đọc hiểu, Toán, Viết.
- GMAT (Graduate Management Admission Test) là bài thi phổ biến với các bạn muốn học sau đại học về kinh doanh và quản lý. Bài thi gồm các phần: Định lượng, Ngôn ngữ, Viết luận phân tích, Biện luận. GMAT nhằm kiểm tra năng lực đánh giá thông tin, phân tích dữ liệu, tư duy, giải quyết vấn đề và truyền tải suy nghĩ của ứng viên.
- GRE (Graduate Record Examination) được dùng để đánh giá trình độ và năng lực của ứng viên đăng ký các chương trình sau đại học về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học xã hội, kinh doanh, giáo dục, nhân văn và nghệ thuật… Các phần thi gồm: Lý luận ngôn ngữ, Lý luận định lượng, Viết luận phân tích.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chương trình đều yêu cầu những chứng chỉ này. Có thể có những phương thức tuyển sinh khác hoặc cách đánh giá riêng. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu sớm chương trình mình muốn học để có sự chuẩn bị phù hợp.
Hoạt động ngoại khóa
Đây là cách gọi chung những hoạt động bên ngoài lớp học, giảng đường như tham gia câu lạc bộ về một sở thích chung, cuộc thi học thuật/tài năng/sáng tạo, công tác thiện nguyện, tổ chức sự kiện, dự án cá nhân… Hoạt động ngoại khóa không chỉ làm cho cuộc sống học tập của bạn trở nên phong phú và năng động hơn mà còn là thông tin tham khảo để ủy ban tuyển sinh đánh giá một phần về ứng viên.
Hoạt động ngoại khóa đặc biệt cần thiết với các bạn ứng tuyển học bổng du học. Vì điều này chứng minh một phần năng lực của ứng viên, làm rõ hơn mối quan tâm và định hướng của ứng viên, mức độ phù hợp của ứng viên với chương trình học và học bổng, tiềm năng phát triển của ứng viên… Bên cạnh nhiều lợi ích, hoạt động ngoại khóa cũng tiêu tốn thời gian và công sức của bạn. Do đó, bạn cần có sự chọn lọc và “chiến lược” rõ ràng khi tham gia hoạt động ngoại khóa để vẫn có thể đảm bảo chất lượng học tập, theo đuổi những mối quan tâm khác ngoài lớp học và thuyết phục ủy ban học bổng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn toàn diện về học bổng du học
Sức khỏe
Dù đi đâu, làm gì, bạn cũng cần có sức khỏe tốt. Nhất là khi điểm đến du học của bạn là một nơi có các điều kiện sống khác biệt với ở nhà, bạn cần đủ sức khỏe để thích nghi với những thay đổi về khí hậu, thời tiết, thức ăn, việc đi lại… Một số quốc gia có những yêu cầu riêng về tiêu chí sức khỏe của sinh viên quốc tế (như không mắc một số bệnh truyền nhiễm). Do đó, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục, chơi thể thao, tiêm ngừa đầy đủ… trước khi lên đường du học nhé.
“Sức khỏe” tinh thần cũng cực kỳ quan trọng khi bạn đi du học. Thực tế là, một số học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống du học vì nhớ nhà, cảm giác cô đơn, không kết nối được với cộng đồng mới, không theo kịp tiến độ học tập do phong cách học tập khác biệt… Vì vậy, bạn nên xác định ngay từ đầu là mình sẽ phải độc lập và tự lập khi đi du học và chính bạn sẽ là người giải quyết những rắc rối hoặc vấn đề của mình để chuẩn bị tâm lý từ trước.
Việc trò chuyện, chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với người thân, bạn bè sẽ giúp bạn gắn kết nhiều hơn và có điểm tựa tinh thần vững chãi khi xa nhà. Bạn cũng nhớ chuẩn bị một tâm thế cởi mở và chủ động tiếp xúc, kết bạn với bạn bè quốc tế khi đi du học để có thể hòa nhập dễ dàng hơn. Tập thói quen suy nghĩ tích cực và giảm thụ động từng chút một mỗi ngày sẽ giúp bạn có “sức khỏe” tinh thần mạnh mẽ hơn kể cả khi bạn có đi du học hay không.
Kỹ năng sống
Nhìn chung khi đi du học, bạn phải tự lo cho bản thân và việc học của mình. Do đó, bạn nên trang bị “ngay và luôn” những kỹ năng thiết yếu như:
- Chăm sóc bản thân: như biết nấu ăn cơ bản, biết đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, biết sắp xếp đồ đạc gọn gàng, biết một số thuốc thông dụng khi đau ốm, biết xem bản đồ và các chỉ dẫn khác…
- Giao tiếp: bạn cần học cách lắng nghe, nắm bắt quan điểm của người khác và cách trình bày ý kiến của mình sao cho dễ hiểu
- Quản lý thời gian: bạn cần biết cách sắp xếp và phân bổ thời gian hợp lý cho các hoạt động học tập, giải trí, làm việc… để không ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà vẫn có thể trải nghiệm nhiều khía cạnh khác của cuộc sống du học
- Quản lý tài chính: bạn cần biết cách phân bổ hợp lý trong ngân sách chi tiêu hàng tháng để có thể du học tiết kiệm mà vẫn không thiếu các trải nghiệm
- Cộng tác và làm việc nhóm: bạn cần học cách phân chia công việc, phối hợp hoạt động, chịu trách nhiệm cá nhân (và thậm chí là dẫn dắt nhóm) vì bạn sẽ phải thực hiện nhiều bài tập/dự án nhóm và cá nhân khi du học
Định hướng ngành nghề
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc học là trang bị cho bạn hiểu biết và kỹ năng để ứng dụng vào công việc. Do đó, nếu biết bản thân yêu thích và phù hợp với ngành nghề nào, bạn có thể chọn khóa học phù hợp và có sự chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp.
Quyết định công việc yêu thích và khóa học phù hợp có thể không dễ dàng vì có quá nhiều lựa chọn và các ngành nghề mới, khóa học mới liên tục được sản sinh. Một số cách để giúp bạn đưa ra quyết định như:
- Dựa trên sở thích và năng lực của bản thân: Bạn muốn làm gì? Bạn có thể làm được gì?
- Dựa trên mục tiêu nghề nghiệp và phát triển bản thân: Bạn muốn đảm nhận những vị trí nào? Bạn muốn trở thành một người như thế nào?
- Dựa trên các bài kiểm tra tính cách: Bạn phù hợp với điều gì? Bạn có thế mạnh gì?
- Dựa trên kinh nghiệm và tư vấn của người đi trước (như thầy cô, người thân, anh chị cựu sinh viên)
- Dựa trên nội dung khóa học: Các môn học/chủ đề có đáp ứng mong muốn của bạn không?
Việc khám phá thế mạnh và nguyện vọng của bản thân là một quá trình cần nhiều thời gian. Điều mà bạn yêu thích hôm nay có thể trong những ngày tới không còn hấp dẫn bạn nữa. Vì vậy, bạn nên dành thời gian tìm hiểu và trải nghiệm nhiều thứ quanh mình để có thể đặt ra cho bản thân mục tiêu cụ thể để phấn đấu.
Tại INEC, bạn sẽ được tham gia kiểm tra xem tính cách của mình phù hợp với các nhóm ngành nghề nào. Một điều khác biệt khi thực hiện điều này với INEC là bạn sẽ được chuyên viên giàu kinh nghiệm phân tích, lý giải rõ ràng và giúp bạn định hướng ngành nghề phù hợp.
>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết “Làm sao để đi du học?”
Tài chính
Trừ các cá nhân xuất sắc được tài trợ (học bổng) toàn phần, hầu hết chúng ta cần chuẩn bị một khoản ngân sách nhất định cho việc du học. Ngân sách này có thể nhỏ hoặc lớn tùy vào quốc gia và chương trình học của bạn. Mức trung bình về chi phí du học các nước hiện tại như sau:
Bậc trung học |
|
Bậc đại học |
|
Bậc sau đại học |
|
Nếu bạn đã đi làm, bạn có thể tích lũy một phần cho ngân sách du học. Nếu bạn ở các độ tuổi/bậc học thấp hơn, bạn nên chia sẻ ý định du học với gia đình để người thân có kế hoạch/chuẩn bị tài chính phù hợp. Nếu bạn có hồ sơ học tập sáng giá, hãy nỗ lực hơn và đừng ngại nộp đơn vào các chương trình học bổng tương ứng. Học bổng không chỉ dành cho các cá nhân ưu tú nhất mà còn dành cho những ứng viên phù hợp nhất. Đạt học bổng sẽ giúp giảm một phần chi phí du học của bạn.
Làm thêm là lựa chọn phổ biến của nhiều du học sinh nhằm làm phong phú thêm trải nghiệm và có một khoản thu nhập nhất định. Tuy nhiên, làm thêm không nên là phương thức chủ yếu để bạn duy trì ngân sách du học của mình. >> Xem thêm: Hai mặt vấn đề làm thêm của du học sinh Nếu quốc gia/chương trình bạn muốn học có chi phí cao hơn khả năng tài chính của bạn, bạn có thể rẽ hướng sang các lựa chọn khác với mức chi phí phù hợp hơn mà vẫn đảm bảo ngành học yêu thích.
Tìm hiểu thông tin du học
Đây là điều chắc chắn không thể thiếu nếu bạn muốn đi du học! Thông tin du học bao gồm:
- Các quốc gia du học, ưu điểm và khó khăn của mỗi nước
- Chương trình tuyển sinh
- Kỳ tuyển sinh và yêu cầu nhập học
- Chi phí học tập
- Các loại học bổng du học và hỗ trợ tài chính khác
- ….
Bạn nên tìm hiểu các thông tin du học sớm để có sự chuẩn bị tốt hơn và có nhiều lựa chọn học tập hơn. Nguồn thông tin đến từ trang web và cổng thông tin của trường, các tổ chức giáo dục, cộng đồng cựu sinh viên và du học sinh, các phương tiện truyền thông, thầy cô, những người đi trước có kinh nghiệm…
Một cách đơn giản để bạn nhận thông tin chính xác và kịp thời là liên hệ với công ty tư vấn duy học uy tín. Với mạng lưới đối tác hơn 500 trường và tổ chức giáo dục tại hơn 16 quốc gia, INEC đem đến cho bạn lượng thông tin đa dạng và các lộ trình học tập phong phú. Đội ngũ chuyên viên với hơn 20 năm kinh nghiệm của INEC sẽ đưa ra các đánh giá xác đáng về hồ sơ học tập của bạn và thiết kế các giải pháp phù hợp với vấn đề của bạn. Thế mạnh của INEC trong việc chứng minh tài chính, cung cấp nhiều lộ trình học tập, tư vấn chọn ngành học phù hợp, xây dựng chiến lược chinh phục học bổng hiệu quả sẽ giúp bạn hiện thực ước mơ du học của mình một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Bạn muốn du học? Hãy bắt tay vào chuẩn bị ngay từ bây giờ. Và đừng quên liên hệ INEC ngay cho mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ về du học các nước nhé.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Email: inec@inec.vn
- Trò chuyện trực tiếp với tư vấn viên tại: m.me/tuvanduhocinec