Không chỉ về sức khỏe và sự sống còn, Covid-19 còn gây nhiều tác động đến an sinh xã hội. Hình ảnh người người chen chân đến các siêu thị, cửa hàng, tranh nhau thu gom các mặt hàng thiết yếu (hoặc thấy người khác mua, mình cũng mua!) mà truyền thông nhiều nước đưa tin tạo thêm một làn sóng lo âu khác giữa những thương tổn mà Covid mang lại.
Chuỗi cung ứng đứt gãy và nghịch lý “nơi cần không có, nơi có không bán được”
Khi tin tức về kế hoạch cách ly xã hội toàn Việt Nam lần thứ nhất manh nha hồi tháng 3 năm ngoái, người dân cũng ùn ùn mua sắm, tích trữ từ lương thực thực phẩm đến các sản phẩm khác. Có lẽ chưa khi nào các kệ hàng siêu thị trống trơn chỉ trong tích tắc như thế. “Lịch sử” lặp lại và có phần căng thẳng hơn khi biến chủng Delta buộc TP. HCM và một số tỉnh thành khác phải giãn cách xã hội quyết liệt hơn.
Lần này, người dân hứng chịu “cú đấm” mạnh hơn khi hoạt động giao thương bị hạn chế trên diện rộng. Nhiều chợ truyền thống tạm dừng hoạt động khiến người dân phải lựa chọn các siêu thị hoặc đặt mua lương thực thực phẩm online. Nguồn cung thực phẩm vẫn dồi dào là sự thật, song còn có một sự thật khác là chỉ một phần trong số đó đến được với các nhà bán tại TP. HCM, gây nên tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong một số thời điểm. Giá cả bị đội lên. Rau củ, đặc biệt là các loại rau gia vị, dù đắt gấp nhiều lần bình thường vẫn được ráo riết săn đón.
Các siêu thị, cửa hàng nhu yếu phẩm quá tải. Dòng người xếp hàng dằng dặc, chờ đợi nhiều giờ đồng hồ để đến lượt. Các kệ hàng lương thực thực phẩm nhanh chóng được “dọn sạch”. Không ít người buồn rầu vì không thể mua được món hàng mình muốn và không ít người khác phải ra về tay không vì chẳng còn gì để mua. Bên cạnh nỗi lo về công việc và thu nhập bấp bênh thời dịch, người dân thành phố giờ thêm nỗi lo không đảm bảo lương thực, thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày.
Trong khi đó, ở phía nguồn cung lại là một câu chuyện buồn khác. Nhiều loại nông sản đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng không có thương lái thu mua hoặc khó khăn trong việc tiêu thụ vì ách tắc ở khâu vận chuyển. Nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách với các quy định khác nhau khiến hoạt động vận chuyển không được thông suốt, trong khi lương thực thực phẩm – đặc biệt là các sản phẩm tươi sống – có thời gian sử dụng giới hạn. Việc một số quốc gia siết chặt hoạt động xuất nhập hàng hóa để kiểm soát dịch bệnh cũng khiến nhiều nông sản Việt “bí” đường xuất khẩu. Nông sản đầy ắp nhưng rớt giá thê thảm, bị tiêu hủy hoặc vứt bỏ một cách xót xa trong khi ở những nơi khác, rau củ trở thành mặt hàng “xa xỉ”.
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về du học ngành logistics và chuỗi cung ứng
Ngành logistics non trẻ – Thách thức và cơ hội
Nói đi cũng nên nói lại, ảnh hưởng nặng nề do biến chủng Delta đã vô tình đem đến một case-study “trăm năm có một” cho ngành logistics Việt Nam. Nhưng chúng ta có nhiều yếu tố hậu phương hỗ trợ, khi ít nhất vẫn còn chủ động về nguồn cung cấp chứ không phụ thuộc nguồn cung từ nhập khẩu như một số quốc gia khác, đặc biệt là về lương thực thực phẩm.
Việc nâng cao trình độ nhân lực cũng như quản lý là một vấn đề cấp thiết và cần được xem xét hơn lúc nào hết, để tránh những kịch bản tương tự lặp lại trong tương lai. Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều trường đại học và học viện chuyên đào tạo về kỹ thuật, quản lý logistics và chuỗi cung ứng. Xu hướng phát triển của các lĩnh vực kinh tế nói riêng và của đời sống xã hội nói chung mở rộng triển vọng cho các ngành nghề liên quan đến logistics và chuỗi cung ứng. Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực này, vì thế, cũng đầy tiềm năng và vô cùng hấp dẫn.
Tuy nhiên xét về tổng thể, ngành logistics Việt Nam vẫn còn non trẻ, cần nhiều nỗ lực và cải tiến đồng bộ để tăng hiệu quả và tiến xa hơn. Với lợi thế “đi trước một bước”, kỹ thuật công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý dày dạn cùng cơ sở hạ tầng tốt, mạng lưới sâu rộng, chặt chẽ, các quốc gia như Singapore, Hà Lan, Mỹ, Úc… sẽ là môi trường lý tưởng để bạn học tập, trải nghiệm nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm phù hợp.
>> Xem thêm: Những điểm đến lý tưởng để du học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
INEC giới thiệu đến bạn một số chương trình để bạn mở lối sự nghiệp trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Các khóa học thạc sĩ kéo dài 1 – 2 năm, khóa cử nhân trong 3 – 4 năm.
Quốc gia | Trường | Điểm nổi bật |
Úc | Đại học Curtin |
|
Singapore | Học viện Quản lý Singapore (SIM) |
|
Thụy Điển | Đại học Jonkoping |
|
Hà Lan | Đại học KHUD HAN |
|
Đại học KHUD Rotterdam |
|
|
Đại học KHUD Fontys |
|
|
Bỉ | Đại học KdG |
|
Tìm hiểu thêm về lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại hội thảo chuyên đề do INEC tổ chức
Vui lòng liên hệ INEC – nhà tư vấn du học các nước với 15 năm kinh nghiệm – để được tư vấn chi tiết các khóa học về logistics, chuỗi cung ứng và lộ trình du học tối ưu cho bạn nhé.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Email: inec@inec.vn
- Chat ngay với tư vấn viên tại: /tuvanduhocinec