Lần đầu tiên AI (trí thông minh nhân tạo) và câu chuyện của những người trẻ trên con đường khởi nghiệp ngành công nghệ thông tin đã đi vào phim truyền hình Hàn và gây ấn tượng mạnh với không ít khán giả. Điều gì đã làm nên sức hút của phim? AI – một lĩnh vực được cho là phức tạp, khó hiểu với những người “ngoại đạo” đã lên phim thế nào? Từ phim truyền hình Hàn đến đời thực, AI đang là “mảnh đất” màu mỡ ra sao? Cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ thế nào?
Hãy cùng Đại học James Cook Singapore bật mí các “bí mật” về công nghệ AI cũng như định hình sự nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0 nhé!
Start-up: Khát vọng biến ước mơ thành hiện thực
Ra mắt năm 2020, Start-up (Khởi nghiệp) không nổi tiếng kiểu “nổi đình nổi đám” như “Hạ cánh nơi anh” nhưng cũng gây ấn tượng với rất nhiều khán giả. Nếu là người yêu thích K-drama, chắc hẳn bạn sẽ biết Seo Dal Mi, Nam Do San hay Samsan Tech?
Start-up lấy bối cảnh ở Sandbox – nơi được mệnh danh là “thung lũng Silicon của Hàn Quốc”. Phim khắc họa rõ nét các nhân vật trẻ tuổi trước những cơn sóng trên chặng đường biến ước mơ thành hiện thực. Đó là một Seo Dal Mi – nhà thám hiểm nữ trẻ tuổi nhưng có ước mơ trở thành Steve Jobs của Hàn Quốc. Hay đó là một Nam Do San – nhân tài về Toán học. Anh có năng khiếu về IT, đã sáng lập nên Samsan Tech nhưng sau 3 năm điều hành công ty vẫn “giậm chân tại chỗ” do thiếu kinh nghiệm sống. Hay đó là một Seo Jae in – CEO trẻ tài năng nhưng không giấu được sự mệt mỏi của bản thân khi đối đầu cùng em gái Dal Mi do bất đồng quan điểm sống.
Tất cả họ đều thể hiện khát vọng thể hiện bản thân, ước vọng tỏa sáng. Thế nhưng, Khởi nghiệp không phải là con đường “màu hồng”. Họ đã phải vượt qua rất nhiều thử thách tại Sandbox và không phải ai cũng may mắn chạm tay đến thành công. Từ những thất bại, thành công ấy của các nhân vật, khán giả trẻ có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cho chính mình để đối phó với các mánh khóe trên thương trường và kiến thức kinh doanh bổ ích về Khởi nghiệp.
Khi AI lần đầu “gặp” phim truyền hình Hàn
Vượt lên trên những gam màu thường thấy của K-drama với những thông điệp về tình yêu, tình cảm gia đình, Start-up được cho thể hiện tầm nhìn về AI và khởi nghiệp. Biên kịch/ đạo diễn đã đủ cập nhật để đưa công nghệ tiên tiến nhất vào phim truyền hình. Công nghệ AI – khía cạnh được cho phức tạp, khó hiểu đã được khán giả đón nhận một cách nhẹ nhàng nhờ các khái niệm và minh họa cơ bản về những gì AI có thể làm.
Người xem dễ dàng hình dung ứng dụng của AI trong nhiều khía cạnh cuộc sống hàng ngày với các sản phẩm cuối cùng. Bạn có thể ấn tượng với robot có tên “Yong-sil”, có thể giúp bạn làm bất cứ điều gì bạn yêu cầu dựa trên nhận diện lời nói. Hoặc bạn có thể bị cuốn hút bởi ứng dụng “Noon-gil” sử dụng công nghệ thị giác máy tính, có chức năng nói/ mô tả những gì nó nhìn thấy trước camera để giúp những người khiếm thị dễ dàng hơn trong cuộc sống của họ. Và còn nhiều ứng dụng công nghệ thông tin – AI khác có thể khiến bạn phải ngạc nhiên hơn nữa.
Công nghệ thông tin – AI từ Start-up đến thời thực: Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Với nền tảng công nghệ được đầu tư trên phim, Start-up được xem thể hiện tầm nhìn của xứ sở kim chi về một tương lai xa hơn đối với công nghệ hiện tại. Đề tài về AI và Khởi nghiệp hướng đến khuyến khích một thế hệ mới thích ứng với công nghệ và truyền niềm đam mê sáng tạo, khởi nghiệp. Tầm nhìn đó không chỉ rõ ràng tại Hàn Quốc mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Phát triển công nghệ là mục tiêu cần thiết trong xu hướng tất yếu cho cả các nước đang phát triển và đã phát triển để thích ứng và có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Trong thực tế ngày càng chứng kiến sự “lên ngôi” của lĩnh vực công nghệ. Năm 2020 có thể được xem là năm của công nghệ thông tin (CNTT). Bạn có thể xem có bao nhiêu công ty công nghệ được niêm yết trong chỉ số NASDAQ (sàn giao dịch chứng khoán Mỹ lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau New York) và giá trị của mỗi công ty là bao nhiêu.
Trong khi nhiều lĩnh vực ngành nghề bị gián đoạn trong đại dịch Covid-19, lĩnh vực công nghệ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ các công nghệ cải tiến trên khắp thế giới. CNTT ứng dụng trong hầu hết lĩnh vực do nhu cầu làm việc trực tuyến, học hành và hội họp bằng hình thức online, kinh doanh qua mạng, sử dụng ví điện tử và thẻ tín dụng để thanh toán không dùng tiền mặt, check-in không tiếp xúc, sử dụng robot thay thế con người trong khử khuẩn bệnh viện, vệ sinh khu vực công cộng… Tại châu Phi – châu lục được cho là một trong những “vùng trũng” nhất thế giới cũng đã có hơn 120 cải tiến công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Lĩnh vực CNTT đang tạo ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp cho những ai sở hữu bằng cấp, kiến thức và kỹ năng với nhiều khía cạnh chuyên ngành lựa chọn, từ trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu đến Internet vạn vật, an ninh mạng… Riêng tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 1,3 triệu lao động ngành công nghệ thông tin. Cơn “khát” nhân lực công nghệ thông tin chưa bao giờ hạ nhiệt, kể cả trong mùa Covid.
Có thể nói công nghệ thông tin và AI đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Và sẽ có rất nhiều điều thú vị về ngành này có thể bạn chưa biết. Nếu là tín đồ của K-drama lại rất tò mò về tính năng nhận dạng khuôn mặt trong Start-up hoặc muốn có góc nhìn cận cảnh hơn về ngành CNTT – AI, bạn có thể tìm được mọi điều mình muốn biết khi tham gia hội thảo du học online của INEC:
Giải mã công nghệ AI trong K-drama cùng Đại học James Cook Singapore Thời gian: 9h30 Chủ nhật, ngày 20/6/2021 Đăng ký TẠI ĐÂY hoặc hotline 093 409 8883 – 093 409 4411 – 093 409 9070 |
Tham gia hội thảo bạn được cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc bởi Tiến sĩ Randy Zhu –giảng viên cao cấp của Đại học James Cook Singapore, chuyên gia nghiên cứu giàu kinh nghiệm trong ngành CNTT.
- Tốt nghiệp Cử nhân Khoa học máy tính tại Đại học Adelaide (Úc), 2005-2006
- Tốt nghiệp Thạc sĩ Hệ thống thông tin tại Đại học Công nghệ Nanyang, 2009-2011
- Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về CNTT – Khoa học máy tính tại Đại học James Cook Singapore, 2017-2020
Tiến sĩ Randy Zhu đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong quản lý các giải pháp IT toàn cầu. Thầy từng là: Quản lý dự án công nghệ ứng dụng cho công ty hàng đầu về logistics DHL Singapore; Giám đốc về công nghệ cho công ty công ty mạng và viễn thông đa quốc gia Ericsson; Giám đốc CNTT cho công ty về thiết kế sáng tạo Allterco…
Thầy cũng từng là Giảng viên Đại học Newcastle (Úc) giảng dạy về truyền thông Internet; Giảng viên chuyên nghiệp JCU Townsville (tại Úc) về tư duy thiết kế trước khi về công tác tại Đại học James Cook Singapore. Tại đây, thầy giảng dạy ở cả bậc đại học và sau đại học về CNTT, với các môn như tư duy thiết kế, lập trình, thiết kế mạng, phát triển ứng dụng mobile.
Liên hệ INEC nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết. Tại Việt Nam, INEC hiện là công ty DUY NHẤT 9 năm liền nhận được các giải thưởng danh giá từ ĐH James Cook Singapore. Và đặc biệt hơn, chúng tôi vinh dự nhận được giải thưởng “Công ty tư vấn và hỗ trợ cho sinh viên trong suốt quá trình học tại Singapore tốt nhất” do sinh viên Việt Nam tại Singapore bình chọn.
Công ty Du học INEC:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc và Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn
- Chat ngay với tư vấn viên tại: me/hoiduhocsingapore