Trong 4 thập kỷ qua, bản chất của thương mại đã thay đổi hoàn toàn: từ gửi hàng thành phẩm ra nước ngoài chuyển sang gửi các linh kiện, bộ phận ra nước ngoài để được chế biến và kết hợp lại với nhau. Các chuỗi cung ứng từ xa cho các sản phẩm được người tiêu dùng mua hàng ngày mang lại giá thấp hơn nhờ trao đổi quốc tế, điều đó khiến các mặt hàng được sản xuất hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, khi hầu hết các nền kinh tế đều phụ thuộc vào ít nhất một chuỗi cung ứng xuyên biên giới, thì những biến động bất lợi trong chuỗi cung ứng chắc chắn gây ra những tác động tiêu cực. Thế giới đang chứng kiến nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do đại dịch Covid-19, đe dọa cả những gã khổng lồ kinh tế như Mỹ, Trung, Nhật, Đức. Những nền kinh tế quy mô nhỏ hơn nhiều như Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng, tuy nhiên cũng đón nhận không ít cơ hội chuyển mình và bứt phá.
Đứt gãy các chuỗi cung ứng quốc tế, cú tát vào nền kinh tế toàn cầu và sự chuyển hướng vô tiền khoáng hậu
Theo số liệu của Liên hợp quốc, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia sản xuất hàng đầu của thế giới vào năm 2010 và cung ứng đến 28% sản lượng toàn cầu vào năm 2018. Khi dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán rồi lan rộng khắp Trung Quốc, các nhà máy sản xuất ở nước này tê liệt, kéo theo sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng quan trọng trên toàn cầu liên quan đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Đơn cử, xuất khẩu phụ tùng ô tô và hàng loạt sản phẩm từ Trung Quốc sang Nhật Bản bị ngưng trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong khi đó, Covid-19 đã hiện thực hóa tất cả nỗi lo của người Mỹ về việc kinh doanh với Trung Quốc khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ nước này.
Cuối tháng 2, thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh với số lượng lớn và nhanh với tốc độ chưa từng thấy từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Truyền thông Mỹ cho biết khoảng 3.600 tỉ USD đã “bốc hơi” theo dòng lây lan của virus corona chủng mới. Sự sụt giảm kinh khủng của thị trường xuất phát một phần từ những lo ngại các doanh nghiệp sẽ mất nặng doanh thu do nguồn cung nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc sẽ bị chặn đứng hoặc chậm trễ.
Trước tình hình đó, nhiều quan chức Mỹ chủ trương giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia – Larry Kudlow kêu gọi chính quyền Washington hỗ trợ chi phí để các công ty Mỹ di dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về nước. Tương tự, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nhấn mạnh “Với các sản phẩm phụ thuộc vào quốc gia duy nhất, nên di dời các ngành có giá trị cao về nước. Với các sản phẩm còn lại, cần phân bổ nguồn cung về các quốc gia Đông Nam Á”.
Do đại dịch, vai trò “công xưởng thế giới” về sản xuất nguyên vật liệu của Trung Quốc tác động thiệt hại lâu dài cho Mỹ và các nước khác. Nhiều quốc gia cần tìm các chuỗi cung ứng mới từ chính sản xuất nội địa hay các nước khác ở châu Á (trong đó có Việt Nam), cần thay đổi công nghệ, bớt đi yếu tố nhân công rẻ do Trung Quốc cung cấp…
>> Xem thêm: Triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn với ngành quản lý chuỗi cung ứng
Cơ hội cho Việt Nam và triển vọng cho nhân sự ngành logistics – quản lý chuỗi cung ứng
Việc chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất về nước để tận dụng các nguồn lực trong nước, tránh phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài thực tế không có lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Apple đã học được bài học đắt giá này khi cố gắng sản xuất MacBook Pro ở Texas vào năm 2013. Toàn bộ liên doanh đã thất bại vì không thể tìm nổi một loại ốc vít sản xuất trong nước mà họ cần.
Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới phải tìm cách vượt qua giai đoạn hạn chế sản xuất khi dịch Covid bùng phát. Với các điều kiện hiện có cùng vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn hơn khi các doanh nghiệp tìm kiếm những “bến đỗ” mới để tránh phụ thuộc vào một quốc gia.
Dữ liệu từ Cục Điều tra dân số Mỹ cho thấy, lượng hàng hóa nước này nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2018, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục (theo tapchitaichinh.vn).
>> Xem thêm: Học logistics tại Curtin Singapore để đón đầu cơ hội việc làm trong tình hình mới
Bà Lê Hoàng Anh – Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi cho biết, điểm tích cực từ đại dịch là hiện nay Nhật Bản và Hàn Quốc đang có chủ trương “hướng nam” bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp đa quốc gia tập trung phát triển chuỗi cung ứng vào khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam nên đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp trong nước tận dụng.
Đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là cơ hội của Việt Nam khi chúng được thiết lập trở lại như chuỗi cung ứng linh kiện, phụ kiện cho sản xuất ô tô, hay công nghiệp chế biến chế tạo, lương thực, thực phẩm.
Theo techinasia.com, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành này trong nước những năm gần đây đạt khoảng 14 – 16%, có quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, nhân lực ngành logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá vừa thiếu lại vừa yếu. Ước tính của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cho biết nguồn cung lao động cho ngành logistics chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thực tế.
>> Xem thêm: Ngoài bốc xếp, ngành thời thượng logistics còn vướng những ngộ nhận nào?
Theo Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam, trong 3 năm tới, trung bình các doanh nghiệp dịch vụ này cần thêm 18.000 lao động. Còn các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ khác cần hơn 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics. Nghiên cứu của VLA cho biết đến năm 2030, sẽ cần đào tạo mới và bài bản khoảng 250.000 nhân sự trong ngành, đặc biệt là ở nhiều vị trí khan hiếm nhân lực như lãnh đạo, quản lý, giám sát và nhân viên chuyên nghiệp.
Do vậy, theo đuổi lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng không chỉ đem đến cho bạn triển vọng nghề nghiệp xán lạn trong ngắn hạn mà còn trong cả tương lai rất dài phía trước. Nhưng bạn chưa rõ:
- Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
- Nơi nào đào tạo tốt chuyên ngành này?
- Có thể làm được gì sau khi tốt nghiệp?
- Yếu tố cần có với nhân lực ngành này và những thử thách có thể đối mặt?
Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong Hội thảo chuyên ngành do Du học INEC tổ chức:
Cơ hội của logistics – quản lý chuỗi cung ứng từ Covid-19 Thời gian: 16h00 thứ Bảy, ngày 16/05/2020 Đăng ký tại đây hoặc hotline 093 409 8883 |
Hội thảo có sự tham gia của chuyên viên trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng, đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm của Du học INEC sẽ giúp bạn tìm được hướng đi phù hợp cho sự nghiệp tương lai của mình.
Thông tin khách mời:
Diễn giả Nguyễn Như Ngọc
• Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính quốc tế (Đại học Ngoại Thương) • Thạc sĩ quản trị kinh doanh – chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu (Đại học Nottingham Trent – Anh) • Là người Việt đầu tiên tham gia chương trình phát triển giảng viên APICS (Hiệp hội quản lý chuỗi cung ứng và là tổ chức giáo dục quốc tế phi lợi nhuận, cung cấp các chương trình chứng nhận, đào tạo và cơ hội kết nối để tăng hiệu suất tại nơi làm việc) • Giảng viên APICS cho 2 chứng chỉ quốc tế CPIM và CSCP • 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng (Hơn 4 năm ở vị trí cấp cao và giám sát viên trong các tập đoàn quốc tế như Nabati, Yanmar, Eutek |
Hội thảo được tổ chức online qua ứng dụng hiện đại, dễ dàng kết nối và thuận tiện cho bạn trong tình hình hiện nay.
Chia sẻ về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng từ Thạc sĩ – giảng viên Nguyễn Như Ngọc
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc và Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn