Ngày nay, bên cạnh những nghề nghiệp mà đa số mọi người đều dễ dàng hình dung được là làm những công việc cụ thể gì như bác sĩ, giáo viên…, nhiều ngành nghề lại gây nên ngộ nhận cho đa số mọi người trong xã hội. Những ngộ nhận này đa phần thường xảy ra với các ngành học mới, chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật hoặc có nhiều phân ngành nhỏ nhưng ở Việt Nam chỉ phổ biến một số ít phân ngành nhất định.
Ví dụ như nhắc đến ngành tâm lý học, đa số người Việt sẽ nghĩ đến chuyên gia tư vấn tâm lý, hay ngành logistics thì bị cho là làm “bốc xếp”, và công nghệ thông tin (hay còn gọi tắt là IT) cũng không ngoại lệ. Dù đã phổ biến ở Việt Nam từ khá lâu nhưng ngành học này vẫn vướng phải những ngộ nhận khiến người trong cuộc “dở khóc dở cười”. Chúng ta cùng khám phá và “giải oan” cho ngành học hiện đang rất “hot” này nhé!
1. IT là… thợ sửa máy tính?
Một trong những ngộ nhận phổ biến nhất mà dân học công nghệ thông tin thường xuyên gặp phải, đó là bị mặc định là “thợ sửa máy tính”! Chuyện thật như đùa này được rất nhiều dân làm công nghệ kể lại với cảm xúc… khó tả! Thực tế, lĩnh vực này chia thành rất nhiều phân ngành nhỏ với nhiều công việc đa dạng khác nhau, như lập trình web, thiết kế games, bảo mật… Hỗ trợ khắc phục các lỗi máy tính cho người dùng (helpdesk) chỉ là một phần rất, rất nhỏ trong phổ chuyên ngành đa dạng của lĩnh vực này!
2. Làm IT là để giải quyết những vấn đề lớn lao về công nghệ
Ngược với ngộ nhận trên, một bộ phận các bạn trẻ chưa tìm hiểu kỹ lại cho rằng làm IT là để giải quyết các vấn đề lớn lao về công nghệ như sáng tạo nên một phần mềm mới, bảo mật an ninh mạng quốc gia… Những ngộ nhận này đa phần là do các bạn chỉ xem và theo dõi những “ông lớn” trong ngành công nghệ nổi tiếng khắp thế giới như Bill Gates, Steve Jobs hay Mark Zuckerberg…
Thực chất, khi học công nghệ thông tin, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các công ty lập trình trong và ngoài nước. Nếu xuất sắc hơn, bạn cũng có thể làm việc tại các hãng công nghệ nổi tiếng trên thế giới như Google, Facebook… Công việc của bạn cũng hết sức đa dạng, từ những việc đơn giản đến phức tạp và tăng độ khó dần theo thời gian và kinh nghiệm chứ không phải chỉ toàn… việc “khó nhằn” và “vĩ mô” như bạn nghĩ!
3. Chỉ có nam giới mới làm nghề IT!
Một ngộ nhận khá phổ biến nữa trong giới công nghệ, đó là quan niệm chỉ có nam giới mới có thể làm IT, còn nữ giới thì không! Thực tế, không có công việc gì chỉ dành riêng cho một giới cả. Bạn có biết, người viết thuật toán cho máy tính đầu tiên là Ada Lovelace – là một người phụ nữ?
Những năm đầu thế kỷ 20, phụ nữ cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong ngành lập trình. Sau đó, vì định kiến xã hội “trọng nam khinh nữ”, người ta đã xây dựng hệ thống từ việc tuyển dụng đến tăng lương, bổ nhiệm… trong lĩnh vực này đều ưu tiên cho nam giới. Từ đó, các định kiến được tạo ra và xoay vòng, khiến các gia đình có con gái và bản thân nữ giới đều bị “lập trình” từ đầu là công việc này không phù hợp với phụ nữ.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, các định kiến lỗi thời này đã dần được xóa bỏ. Ở Mỹ và nhiều quốc gia phát triển hiện nay, phụ nữ đang được khuyến khích tham gia vào lĩnh vực STEM (các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) bởi các doanh nghiệp có sự cân bằng về bình đẳng giới sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng, phụ nữ học công nghệ hoàn toàn có khả năng thành công không thua kém gì nam giới! Một lời động viên không hề nhỏ đối với các bạn nữ đam mê công nghệ, phải không nào?
4. Muốn học ngành này phải cực kỳ thông minh?
Một ngộ nhận khác, đó là khi học về IT sẽ phải làm việc với rất nhiều con số, thuật toán phức tạp. Nhiều bạn trẻ e ngại rằng ngành học này đòi hỏi phải rất thông minh, với IQ “khủng” hay trí tuệ siêu phàm. Thực tế, theo nhiều anh, chị đi trước chia sẻ, công nghệ thông tin không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn có suy nghĩ logic, đam mê công nghệ và chịu khó tìm tòi, cập nhật cái mới là có thể làm việc ổn trong lĩnh vực này rồi!
5. Ngành có nhiều người học chắc sẽ khó kiếm việc làm!
Thời gian gần đây, công nghệ thông tin được xem là ngành “hot”, thu hút khá nhiều bạn trẻ theo học. Điều này lại dẫn đến một ngộ nhận khác, rằng nhiều người học như vậy, tỉ lệ cạnh tranh sau khi ra trường sẽ rất cao và khó kiếm được việc làm.
Thực tế là…
Từ khóa hiện nay của toàn thế giới chính là “cách mạng công nghiệp 4.0”, và bạn có biết, cuộc cách mạng này dựa trên yếu tố chính là sự phát triển công nghệ và kỹ thuật? Bạn nghe nhiều về trí tuệ nhân tạo (AI), về khoa học dữ liệu hay dữ liệu lớn (big data)? Tất cả những từ khóa này sẽ là tương lai công việc của bạn. Tuy nhiên, nền tảng để làm những công việc liên quan đến lĩnh vực này, chính là những gì bạn được học trong ngành công nghệ thông tin hay khoa học máy tính. Như vậy, cơ hội việc làm của bạn sau khi ra trường là hoàn toàn khả quan, miễn là bạn học hành chăm chỉ. Thậm chí, bạn còn có khả năng nhận được mức lương khá cao so với mặt bằng chung nữa kìa! Mức lương hay triển vọng nghề nghiệp của ngành này như thế nào thì mời bạn xem các bài viết khác của INEC nhé!
Sau khi điểm qua một số ngộ nhận “khó đỡ” về ngành công nghệ thông tin, bạn đã phần nào giải đáp được chút ít thắc mắc về ngành học này chưa? Nếu vẫn còn phân vân liệu mình có phù hợp để theo học ngành CNTT hay không thì mời bạn đăng ký tham gia ngay hội thảo: “Cùng Đại học JCU Singapore chọn ngành chọn nghề – Săn học bổng 100%” để được tư vấn định hướng nghề nghiệp, chọn ngành phù hợp cùng chuyên gia cũng như tiếp cận chương trình học bổng giá trị 100% của JCU.
Thời gian: 15h00 thứ Bảy, ngày 21/08/2021 Đăng ký TẠI ĐÂY hoặc hotline 093 409 8883 – 093 409 4411 – 093 409 9070 |
Xem chi tiết sự kiện bằng cách Bấm vào đây
Mời bạn liên hệ với Du học INEC – nhà tư vấn du học tốt nhất trong lĩnh vực giáo dục ở Singapore để nhận được thông tin cụ thể, chính xác nhất về du học Singapore nói chung và Đại học James Cook Singapore nói riêng.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc và Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn