Mặc dù có sự chia sớt thị phần bởi các nước như Canada, Anh, Úc, Hà Lan, Phần Lan, Singapore… Mỹ vẫn là quốc gia thu hút sinh viên quốc tế số 1 thế giới. Theo Cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ, tính đến kỳ mùa xuân năm 2019, mặc dù có sự sụt giảm 2,7% nhưng xứ cờ hoa cũng đã chào đón tổng cộng 1.169.464 sinh viên quốc tế ở các bậc học, chiếm gần 30% tổng lượng du học sinh trên toàn cầu.
Sở hữu bằng cấp của nền giáo dục Mỹ danh tiếng lâu đời vẫn là lựa chọn phổ biến số 1 thế giới
Chất lượng học thuật, giá trị bằng cấp của Mỹ vẫn không có gì đáng bàn cãi khi nền giáo dục danh tiếng xứ cờ hoa vẫn thống trị các bảng xếp hạng uy tín. Theo QS World University 2020, Mỹ có 19 trường được xếp hạng trong top 50 thế giới; còn theo Times Higher Education 2020, Mỹ có tới 25 trường thuộc top 50. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhiều nhất là chi phí du học Mỹ. Thực tế có phải tất cả các trường đều có chi phí đắt đỏ? Có hay không giải pháp giúp du học hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí?
Cập nhật chi phí du học Mỹ 2020
Theo U.S News, mức học phí của các trường tại Mỹ vô cùng đa dạng. Nó tùy thuộc vào loại trường công lập/tư thục, lợi nhuận/phi lợi nhuận, quy mô, vị trí của trường, mức độ đầu tư vào trường học… Sinh viên có thể tìm thấy học phí:
- Tại các trường đại học tư thục 4 năm là 25.000 – 55.000 USD (trung bình là 36.801 USD)
- Tại các đại học công lập 4 năm là 20.000 – 28.000 USD (trung bình là 27.120 USD)
- Tại các cao đẳng 2 năm/cao đẳng cộng đồng là 9.000 – 10.000 USD (đối với hệ cao đẳng) và 19.000 USD (đối với bậc cử nhân).
Bên cạnh học phí, sinh viên phải trả sinh hoạt phí từ 12.000-16.000 USD/năm tùy vào loại hình nhà ở, thói quen tiêu xài, ở các thành phố lớn hay nhỏ…
Việc xác định năng lực học tập, nhu cầu học thuật, yêu cầu cuộc sống và khả năng tài chính của mỗi gia đình là căn cứ quan trọng giúp chọn loại trường, tiểu bang, thành phố học tập phù hợp. Thông thường, các trường có xếp hạng càng cao, tọa lạc tại những thành phố càng lớn thì chi phí càng đắt đỏ.
Chi phí du học Mỹ đa dạng và việc chọn loại trường nào sẽ góp phần quyết định hạng mức chi trả
Tùy theo năng lực học tập mà sinh viên có thể tìm kiếm nguồn tài trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí thông qua chương trình học bổng du học Mỹ giá trị từ 10-100% học phí, các chương trình hỗ trợ tài chính, việc làm thêm trong trường. Ngoài ra, Mỹ là một trong số ít quốc gia cho phép sinh viên ở lại làm việc để tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp sau khi học từ 1 đến 3 năm, ngoài bù đắp chi phí học tập còn giúp ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
Giải pháp hiệu quả giúp tối ưu bằng cấp, chi phí học tập
Có thể nói chi phí du học Mỹ không chỉ là bài toán với sinh viên quốc tế mà còn với chính người Mỹ. Trong khi thu nhập của các gia đình tại quốc gia này được cho không có nhiều thay đổi suốt 20 năm qua thì chi phí học tập tại các trường đại học Mỹ đã tăng từ 2-4% của năm sau so với năm trước. Và thay vì chọn nhập học thẳng tại các đại học 4 năm, nhiều người đã chọn học tại các cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ) để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo lấy bằng cử nhân Mỹ được công nhận toàn quốc với thời gian học không đổi. Lựa chọn này của các gia đình người Mỹ cũng được coi là giải pháp hiệu quả cho những sinh viên quốc tế muốn du học Mỹ tối ưu hóa bằng cấp và hưởng lợi về mặt chi phí.
Các cao đẳng cộng đồng, đặc biệt ở bang Washington ngày càng là điểm đến phổ biến với nhiều sinh viên
Theo Viện nghiên cứu giáo dục quốc tế 2019, có khoảng 8,6% (tương đương 100.000) sinh viên quốc tế đã chọn bắt đầu hành trình học thuật tại Mỹ ở các CĐCĐ. Sau đó, họ chuyển tiếp đến đại học 4 năm, học thêm 2 năm để hoàn tất bằng cử nhân. Năm lý do hàng đầu để giải thích cho điều này có thể thể kể đến gồm:
Tiết kiệm chi phí
Học phí tại một trường CĐCĐ chỉ bằng 1/2 – 1/3 học phí tại một trường đại học. Ví dụ, Đại học Washington State thu phí sinh viên quốc tế là 26.850 USD/năm. Tuy nhiên, nếu sinh viên chọn học tại một trường CĐCĐ cũng tại tỉnh bang, ví dụ, Cao đẳng Cộng đồng Tacoma, các bạn sẽ chỉ phải trả 10.000 USD/năm, tiết kiệm hơn 16.000 USD/năm, (~32.000 USD/2 năm).
Tối ưu hóa bằng cấp
Nhiều sinh viên quốc tế lo lắng các trường CĐCĐ không cung cấp bằng cấp học thuật. Tuy nhiên, đây là một sự hiểu lầm đối với hệ thống giáo dục Mỹ. Tương tự như của Việt Nam, bằng cử nhân Mỹ được cấu trúc với 2 năm đầu là giai đoạn đại cương, 2 năm cuối là giai đoạn chuyên ngành. Một khi sinh viên hoàn thành 2 năm đầu tiên, họ có thể chuyển đến một trường đại học để hoàn thành 2 năm học cuối để lấy bằng cử nhân. Và trường CĐCĐ cho phép sinh viên hoàn tất 2 năm đại cương với bằng associate degree (bằng đại học đại cương), đồng nghĩa:
2 năm học ở CĐCĐ + 2 năm học ở đại học 4 năm = Bằng cử nhân Mỹ 4 năm
Không chỉ tiết kiệm chi phí học tập, sinh viên có thể tiết kiệm thời gian tuổi trẻ đến 2 năm khi các trường CĐCĐ bang Washington cho phép học sinh hoàn tất lớp 10 lấy bằng THPT và associate degree tuổi 18, sở hữu bằng cử nhân ở tuổi 20. >> Xem thêm: Du học Mỹ 4 năm nhận 3 bằng, tốt nghiệp đại học tuổi 20 |
Lớp học quy mô nhỏ
Các lớp học tại các trường CĐCĐ thường chỉ từ 20-27 sinh viên. Quy mô lớp học nhỏ là điều kiện tốt để sinh viên được chú ý, quan tâm nhiều hơn, có thể tương tác và giao tiếp tốt hơn với giảng viên và bạn học so với các giảng đường lớn có hơn 100 sinh viên ở nhiều trường đại học.
Môi trường gần gũi, giàu tính tương tác tại các cao đẳng cộng đồng khuyến khích sinh viên phát triển
Yêu cầu đầu vào linh hoạt
Nhiều trường đại học có yêu cầu tuyển sinh nghiêm ngặt và tùy trường mà số lượng ứng viên có thể lớn đến mức tỉ lệ sinh viên được chấp nhận rất ít. Ví dụ, Đại học Nam California có 64.352 ứng viên vào năm 2018, trong số đó, chỉ có 13% (~8.339 sinh viên) được nhận. Ngoài ra, ứng viên quốc tế cần có TOEFL iBT tối thiểu 100/IELTS lớn hơn 7.0. Ngược lại, các trường CĐCĐ chấp nhận mọi sinh viên đăng ký. Sinh viên không có điểm TOEFL/ IELTS cũng được chấp nhận vào chương trình Anh ngữ chuyên sâu để được trang bị kiến thức và kỹ năng học tập trước khi vào chính khóa.
Nhân đôi thời gian OPT
Sinh viên quốc tế bắt đầu học tại các trường CĐCĐ được phép có nhiều thời gian OPT hơn so với sinh viên bắt đầu tại các trường đại học. OPT (đào tạo thực hành tùy chọn) là chương trình cho phép sinh viên hoàn tất chương trình bằng cấp tại Mỹ có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc liên quan trực tiếp đến lĩnh vực học tập. Sinh viên học tại các trường CĐCĐ tốt nghiệp với bằng associate degree có thể đăng ký OPT 12 tháng. Sau đó, khi hoàn thành bằng cử nhân tại một trường đại học, họ có thể yêu cầu thêm 12 tháng OPT (nếu bằng cấp thông thường) hay đến 36 tháng theo OPT mở rộng (nếu bằng cấp STEM).
Cô Katie Van Wyk chụp hình cùng đại diện INEC trong chuyến thăm chính thức hồi tháng 6
Và cùng các đồng nghiệp gửi lời chào từ Tacoma Community College cùng chú mèo INEC
Với những thông tin trên đây, nếu bạn vẫn băn khoăn “không biết nên chọn trường nào để du học Mỹ hoặc có nên học CĐCĐ, đặc biệt là các trường của bang Washington” thì mời bạn tới sự kiện gặp gỡ và giải đáp thắc mắc trực tiếp với cô Katie Van Wyk đến từ Cao đẳng Cộng đồng Tacoma, bang Washington. Ngoài được cung cấp thông tin chính xác, cập nhật, các bạn còn được tư vấn và giải đáp thắc mắc cho từng trường hợp bởi cô Katie cũng như các chuyên viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm của INEC.
Tại Đà Nẵng Thời gian: 14h00 thứ Năm ngày 24/10/2019 Địa điểm: 51L Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu Tại TP. Hồ Chí Minh Thời gian: 17h00 thứ Sáu, ngày 25/10/2019 Địa điểm: 279 Trần Nhân Tôn, Phường 2, Quận 10 |
Đăng ký tham dự TẠI ĐÂY hoặc hotline 093 409 8883 – 093 409 3223 – 093 409 9070
Mọi thắc mắc về thông tin du học Mỹ hay cần được hỗ trợ làm hồ sơ du học tốt nhất, vui lòng liên hệ:
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc và Nam: 093 409 3223 – 093 409 2080
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn