Dự báo nhân lực đến năm 2025, Việt Nam cần khoảng 200.000 lao động làm việc trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết đến hoặc hiểu sai về ngành này dẫn đến việc bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Những ngộ nhận “khó đỡ” về lĩnh vực logistics!
Tại “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và kế hoạch đào tạo logistics” diễn ra vào ngày 22/06, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết một trong những khó khăn của ngành là vẫn còn những nhìn nhận chưa đúng về logistics. Nhiều người cho rằng làm logistics là làm… công nhân bốc xếp! Tại Việt Nam, logistics thường được nhắc đến với tên gọi “hậu cần”, tuy nhiên đây là một lĩnh vực sâu rộng hơn nhiều. Hiểu một cách đơn giản, logistics là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu. Đó là một quá trình phức tạp gồm nhiều khâu như kho bãi, lưu trữ, bao bì, đóng gói, luân chuyển, xử lý hàng hư hỏng… Nhờ hệ thống phân phối đa dạng và rộng khắp, logistics hoạt động giữa nhiều thị trường với nhau. Doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành, từ đó tăng tính cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận nếu thực hiện tốt hoạt động logistics.
Xuất phát từ hiểu lầm logistics là hậu cần/vận chuyển thậm chí bốc xếp nên không ít người cho rằng ngành “nặng nhọc” này chỉ phù hợp với nam giới! Đó là do họ chưa hiểu được bản chất của ngành, vốn bao gồm nhiều kiến thức và hoạt động khác liên quan đến quản trị hệ thống phân phối, tài chính kế toán, marketing quốc tế, quản trị nhân sự… Những điều này không phân biệt nam nữ và bất cứ ai có năng lực phù hợp, đam mê đều có thể theo đuổi logistics.
Tương lai của nhân lực ngành logistics theo những hiểu lầm trên cũng trở nên mờ mịt và học logistics xong thì khó kiếm việc! Trong khi thực tế, cơn khát nhân lực ngành này ngày càng cao trong bối cảnh thương mại điện tử, cung ứng hàng hóa tận tay khách hàng phát triển mạnh mẽ.
Thông tin từ Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam cho biết các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động đến năm 2019. Còn doanh nghiệp sản xuất, thương mại cần hơn 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.
Việt Nam ngày càng mở rộng giao thương với nhiều quốc gia toàn cầu. Sự gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra thế giới kéo theo sự gia tăng triển vọng phát triển ngành logistics, đem đến hàng chục ngàn (thậm chí hơn nữa) vị trí việc làm trong thời gian tới.
>> Xem thêm: Triển vọng rộng mở của ngành logistics Việt Nam và thế giới
Khởi động sự nghiệp trong lĩnh vực logistics từ đâu?
Nhân lực luôn là điểm nghẽn của doanh nghiệp liên quan đến logistics ở Việt Nam. Cả nước hiện có hơn 1.500 doanh nghiệp hoạt động về dịch vụ logistics nhưng nhân sự được đào tạo đúng ngành chỉ đáp ứng khoảng 30% về số lượng (chưa kể đến chất lượng chuyên môn) nên phải tuyển dụng lao động từ các ngành khác. Thêm nữa, các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo trong nước hiện nay chưa đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, nguồn nhân lực logistics được đào tạo chuyên môn bài bản, có kỹ năng và tư duy mở từ những nền giáo dục nổi tiếng thế giới luôn được các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp chào đón.
Được thành lập năm 1968, Đại học Curtin là một trong những trường đại học công lập hàng đầu tại Úc, hiện nằm trong top 1% đại học tốt nhất thế giới (ARWU 2018). Đại học Curtin cũng đứng thứ 2 tại “xứ sở chuột túi” về đào tạo logistics, thuộc top 40 trường đào tạo logistics và chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới (Eduniversal Ratings and Rankings). Sinh viên tốt nghiệp chương trình logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Curtin có triển vọng nghề nghiệp toàn cầu khi trở thành thành viên của Viện logistics và Hiệp hội vận tải Úc, đồng thời được săn đón bởi hơn 140 tập đoàn hàng đầu thế giới như Dell, IBM, Samsung, Nestle, DHL.
Việc học tập tại Đại học Curtin trở nên dễ dàng hơn khi trường chính thức thành lập khu học xá tại Singapore năm 2008, đem đến nhiều lợi ích cộng thêm cho sinh viên. Không chỉ được học tập trong không gian hiện đại với 40 phòng học, 10 giảng đường và thư viện kết nối trực tiếp với thư viện Curtin tại Úc cùng đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tiễn, sinh viên Curtin Singapore còn rút ngắn khóa học đến 1 năm nhờ chương trình được cấu trúc đến 3 học kỳ/năm và tiết kiệm gần 50% chi phí. Bên cạnh đó, sinh viên Đại học Curtin Singapore có thể chuyển tiếp sang khu học xá chính tại Úc và gần 50 trường đại học danh tiếng khác tại Úc, New Zealand, Anh, Canada, Mỹ… sau 1 năm học với thủ tục nhanh chóng và đơn giản. Những điểm đến tiêu biểu của hành trình chuyển tiếp này là Đại học Adelaide, Đại học Newcastle, Đại học Birmingham City, Đại học Plymouth, Đại học Canterbury…
>> Xem thêm: Các chuyên ngành đào tạo khác tại Đại học Curtin Singapore
Được Ngân hàng thế giới xếp thứ 1 trong số 155 quốc gia về lĩnh vực logistics, Singapore sở hữu cảng biển tốt nhất châu Á và sân bay tốt nhất thế giới. Mỗi năm, ngành logistics đóng góp vào 1/3 tỉ trọng kinh tế của đảo quốc này. Với vị trí chiến lược và là trung tâm thương mại, giao dịch, vận chuyển hàng hóa toàn cầu, Singapore cung cấp môi trường vô cùng thuận lợi để học tập và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực logistics. 21 trong số 25 nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu toàn cầu đặt trụ sở tại Singapore như Agility, NYK Logistics, DHL, FedEx, Toll Logistics, TNT, UPS, Nippon Express mang đến cơ hội làm việc rộng mở.
Chọn du học Singapore ngành logistics tại Đại học Curtin Singapore trong bối cảnh kinh tế hiện nay là sự hội tụ của 2 yếu tố “thiên thời”, “địa lợi”. Học tập thế nào, làm việc ra sao sẽ là yếu tố “nhân hòa” quyết định thành công của bạn trong sự nghiệp ở lĩnh vực này.
Hiện nay, Đại học Curtin Singapore đang ở vào giai đoạn nước rút tuyển sinh cho kỳ tháng 2/2020. Bạn nên nộp hồ sơ ngay hôm nay để được các tư vấn viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm của INEC hỗ trợ tốt nhất. Hotline 093 409 3311 – 093 409 4411 hoặc vui lòng cung cấp thông tin chính xác tại đây để được tư vấn miễn phí.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline miền Bắc & Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn