Cho đến nay, Singapore đã nhập khẩu 90% nhu cầu thực phẩm và 60% nhu cầu nước. Trong nhiều thập kỷ, đất nước này đã phụ thuộc vào thị trường toàn cầu cho những sinh hoạt thiết yếu của người dân nước mình. Tuy nhiên, những tác động khách quan từ thị trường đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc nhập khẩu thực phẩm và nguồn nước của Đảo quốc Sư tử.
Thiếu hụt thực phẩm và nguồn nước đang là vấn đề nghiêm trọng mà Singapore phải đối mặt
Đối mặt với những thử thách này, một nhóm cựu sinh viên theo học chương trình Thạc sĩ hợp tác 3 ngành (MTSC) tại Khoa Khoa học Xã hội Đại học Quản lý Singapore (SMU) đã quyết định nghiên cứu cách để ngành nông nghiệp trong nước có thể hồi sinh và giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu về an toàn thực phẩm và tự cung tự cấp ngay trong những ngày đầu nghiên cứu. Tuy nhiên, công bố đáng chú ý về việc tái phân bổ đất đai ở vùng nông thôn Kranji (Tây Bắc Singapore) đã khiến họ chuyến hướng tập trung vào việc tăng cường hệ thống sản xuất thực phẩm địa phương.
Chính phủ Singapore hy vọng rằng những nông dân truyền thống ở Kranji sẽ chuyển sang những mảnh đất mới đã được hỗ trợ bởi các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao. Niềm hy vọng là các kỹ thuật, chẳng hạn như canh tác theo chiều dọc và tự động hóa, sẽ cho phép đất nước này tối ưu hóa đất đai, hạn chế lực lượng lao động để tăng năng suất nông nghiệp.
Sinh viên và giảng viên SMU bàn luận về những dự án thực tiễn tại lớp học
David C.Y.Chen, một cựu sinh viên của SMU MTSC cho biết điều quan trọng nhất là phải tập trung vào việc giải quyết các giải pháp thực dụng có thể áp dụng vào quy mô nhỏ và hạn chế lao động của Singapore. An toàn thực phẩm sẽ thu hút thương mại quốc tế, chính sách đối ngoại và thị trường toàn cầu – những thứ ngoài tầm ảnh hưởng tới người dân địa phương.
Trăn trở lớn nhất của những sinh viên này là liệu họ có thể làm gì tốt hơn cho đất nước, cụ thể là việc bổ sung số lượng và chất lượng thực phẩm. Những hạn chế về đất đai và lực lượng lao động nhỏ, lão hóa ở Singapore là không có khả năng thay đổi. Đó cũng là một vấn đề nan giải cho những doanh nhân mong muốn tạo ra nguồn cung cấp thực phẩm có nguồn gốc trong nước.
Đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp tối ưu hóa diện tích và giảm thiểu nhân lực hiệu quả
David cho biết thêm: “Nông nghiệp chắc chắn nên được lên danh sách ưu tiên so với cơ sở hạ tầng và giáo dục.” Điều đó có nghĩa là tập trung hơn vào việc tạo ra không gian vật lý cho nông nghiệp và nhấn mạnh hơn vào việc lập kế hoạch để đảm bảo rằng đất đai và tài nguyên có sẵn cho nông nghiệp được tối ưu hóa cũng như phổ biến thêm thông tin về ngành nông nghiệp để mọi người hiểu rõ về cách thức hoạt động của hệ thống thực phẩm và cách sử dụng các nguồn lực hạn chế đó.
Nhóm của David đã trình bày một mô hình khả thi cho tương lai của nền nông nghiệp Singapore. Cách tiếp cận “vệ tinh” của họ dự tính sẽ mang lại một loạt các trang trại cộng đồng được phân phối, có công nghệ cao cung cấp thức ăn cho quốc gia. Việc cung cấp thực phẩm có lợi ích bổ sung, bao gồm việc giảm tác động tới môi trường của chuỗi cung ứng nông nghiệp và mang lại nhiều thực phẩm tươi sống, lành mạnh cho thị trường.
Tự cung tự cấp cho tất cả các loại thực phẩm là việc rất khó xảy ra, nhưng có một số mục tiêu dễ đạt được nếu có được sự chú ý và đầu tư đúng đắn thì vẫn có thể thay thế toàn bộ mặt hàng nhập khẩu.
Những nỗ lực của sinh viên SMU nói riêng và Singapore nói chung đang mang lại những kết quả đáng ghi nhận
David giải thích: “Nó không phải là giải pháp giải quyết tất cả và đó cũng không phải là cách chúng tôi định nghĩa nó”. Tuy nhiên, anh tin rằng việc cộng đồng (hoặc toàn bộ quốc gia) tham gia nhiều hơn vào việc sản xuất thực phẩm khiến mọi người cảm thấy biết ơn hơn và ý thức hơn về việc sử dụng các nguồn lực. Điều đó có thể thúc đẩy mọi người hạn chế lượng thức ăn mà họ vứt đi, giảm lượng thực phẩm mà đất nước cần phải sản xuất hoặc nhập khẩu.
Việc khuyến khích người dân Singapore, đặc biệt là những người trẻ tuổi, tham gia vào hoạt động và xem xét tiềm năng của ngành nông nghiệp công nghệ cao là rất quan trọng nếu ngành này có ý định phát triển. Ngành cần những người có đam mê để bắt đầu xây dựng các doanh nghiệp và đầu tư. Nông nghiệp công nghệ cao được biết đến là có thể giúp thu hút sinh viên vào nông nghiệp và thực tế là sự hấp dẫn của ngành đã vượt xa tiềm năng thương mại của nó.
Trong khi một số người đồng ý rằng tiến bộ công nghệ trong sản xuất thực phẩm là không thể tránh khỏi thì hầu hết chúng ta đều muốn giữ lại ít nhất một phần cơ bản, truyền thống. Đối với các thế hệ tương lai, hy vọng họ vẫn nhìn thấy thức ăn trong trạng thái tự nhiên và có niềm vui trong việc cầm nắm thức ăn bằng bay. Ngành nông nghiệp muốn phát triển tại Singapore nói riêng và bất kỳ nước nào, đồi hỏi nỗ lực của cả một quốc gia.
Để tìm hiểu thêm về những tác động qua lại của môi trường – nông nghiệp – phát triển kinh tế, mời bạn tham dự Hội thảo Chuyên đề: Kinh doanh và Khoa học Môi trường – Song hành hay tách biệt? được tổ chức bởi INEC tới đây. Hội thảo có sự tham gia của chuyên gia đến từ Đại học JCU Singapore. Ngoài phần cung cấp thông tin, bạn còn được tham gia vào những phần chơi thú vị và nhận được những phần quà hấp dẫn. Hội thảo được tổ chức tại:
Vũng Tàu:
TP. Hồ Chí Minh:
|
Đăng ký tham dự TẠI ĐÂY hoặc hotline: 093 409 3311 – 093 409 8883
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline miền Bắc & Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn