Xuôi tuyến đường về miền Tây hồn hậu là những triền đất xanh rì màu lúa và những mảnh vườn rợp bóng cây trái. Vùng đồng bằng màu mỡ này cũng là nơi cung cấp bao loại nông sản tươi ngon, không chỉ cho thị trường trong nước mà còn dành cho xuất khẩu. Sự đa dạng và chất lượng của các sản vật miền Tây không kém cạnh bất kỳ lãnh thổ nhiệt đới nào.
Thế nhưng, mức độ phổ biến của nông sản miền Tây (rộng hơn là nông sản Việt) với thị trường thế giới vẫn còn nhiều dấu hỏi. Và làm sao để nông sản của chúng ta đến được với đông đảo người tiêu dùng quốc tế hơn nữa vẫn là một bài toán chưa được giải quyết rốt ráo. Mà một trong những lý do là sự yếu kém về logistics đẩy giá thành lên cao, làm giảm tính cạnh tranh của nông sản Việt.
“Chi phí logistics hiện chiếm cao nhất và bất hợp lý, lên đến 30% giá thành sản phẩm” hay “Xuất khẩu thanh long sang Nhật bằng đường hàng không, tiền vận chuyển tăng lên gần 6 USD một ký”, khâu bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa tốt cộng với thiếu hạ tầng logistics đồng bộ nên hạn chế xuất khẩu bằng đường biển (chi phí thấp hơn)… là những ý kiến được nêu ra trong buổi tọa đàm về logistics cho nông sản miền Tây hôm 09/04.
Logistics có thể giúp cải thiện hiệu quả và giảm chi phí như thế nào?
Logistics là mô hình phức tạp của lưu lượng và vận chuyển, giao hàng và nhận hàng, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu kho, quản lý hàng tồn kho, mua hàng, lập kế hoạch sản xuất và dịch vụ khách hàng. Khi nền kinh tế toàn cầu bước sang thế kỷ 21, logistics trở thành một phần quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng và nhu cầu của người tiêu dùng. Các công ty thấy rằng họ có thể giảm chi phí và tăng năng suất bằng cách quản lý logistics hiệu quả.
Bằng cách tạo mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp, dịch vụ vận chuyển và kho bãi, đồng thời kết nối các dịch vụ này thông qua các hệ thống tự động, logistics đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chi phí chung giảm và giao hàng nhanh hơn. Tiết kiệm chi phí được tạo ra bằng cách giảm chi phí lưu kho và mua hàng dựa trên dự báo nguồn cung, quản lý hàng tồn kho tốt hơn, vận chuyển đáng tin cậy và giao hàng kịp thời cho người dùng cuối.
Gần đây, khái niệm logistics nông nghiệp và thực phẩm đang được phát triển do cần có hệ thống quản lý hiệu quả hơn để lập kế hoạch sản xuất lương thực, thu gom sản phẩm từ đồng ruộng và trang trại, chế biến và lưu trữ ở các cấp độ khác nhau, xử lý, đóng gói và phân phối sản phẩm cuối cùng. Ở các nước phát triển, tổn thất sản phẩm (sau thu hoạch) nói chung là nhỏ trong quá trình chế biến, bảo quản và xử lý. Đó là nhờ hiệu quả của thiết bị, phương tiện bảo quản tốt hơn và việc kiểm soát các biến quan trọng bởi đội ngũ nhân viên lành nghề và được đào tạo.
Ngược lại, tổn thất sau thu hoạch có thể lên tới 40% ở các nước đang phát triển** bởi những yếu kém về giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, khả năng lưu trữ, chăm sóc sản phẩm, hệ thống tiếp thị và phân phối, thông tin liên lạc. Vì vậy, học tập và nghiên cứu logistics để xây dựng mô hình vận hành và quản lý hiệu quả logistics trong lĩnh vực nông nghiệp (và nhiều lĩnh vực khác) giúp tăng giá trị kinh tế của ngành và tiếp cận nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
** (Theo nghiên cứu về logistics và chuỗi cung ứng trong nông nghiệp và thực phẩm của Girma Gebresenbet và Techane Bosona – Đại học Khoa học nông nghiệp Thụy Điển).
>> Xem thêm: Những điểm đến lý tưởng để du học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Hà Lan: Nơi đào tạo chất lượng ngành logistics và chuỗi cung ứng
Hà Lan có diện tích chỉ gần bằng 1/8 so với Việt Nam nhưng lại là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu nông sản. Hà Lan chỉ xếp sau Mỹ – nơi có diện tích lớn gấp 236 lần! Bí quyết nào làm nên “thành tích” này?
Nhờ nhiều thập kỷ đổi mới và làm việc chăm chỉ, Hà Lan hiện đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp toàn cầu với giá trị xuất khẩu đến 94,5 tỉ EUR năm 2019. Xứ sở tulip chi tiêu lớn cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển), cải tiến giống, thúc đẩy các phương pháp canh tác hiện đại hơn, ứng dụng tối đa kỹ thuật công nghệ. Thành công của nông nghiệp Hà Lan không thể không kể đến hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, bền vững.
Sở hữu cảng Rotterdam, sân bay Schiphol cùng hệ thống giao thông thủy – bộ chặt chẽ, cơ sở hạ tầng tốt, Hà Lan cũng là điểm trung chuyển hàng hóa sôi động và quan trọng bậc nhất châu Âu. Với rất nhiều công ty quốc tế về sản xuất, thương mại và dịch vụ đặt trụ sở tại Hà Lan, cơ hội việc làm trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng vô cùng rộng mở.
Là viện giáo dục bậc cao lớn nhất ở miền Nam Hà Lan, Đại học KHUD Fontys có hẳn một chương trình cử nhân đào tạo về quản lý logistics sản phẩm tươi quốc tế. Khu học xá Fontys tại Venlo – được xem là “điểm nóng” về logistics của toàn châu Âu – đem đến cho sinh viên bầu không khí và nhiều trải nghiệm thực tế về ngành nghề. Với chuyên ngành quản lý logistics sản phẩm tươi quốc tế tại Đại học KHUD Fontys, bạn sẽ được học về: chuỗi cung ứng sản phẩm tươi, nghiên cứu và phân tích thị trường, phát triển kế hoạch tiếp thị chiến lược, tổ chức dòng sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và khách hàng…
Liên hệ INEC theo hotline 093 938 1081 để được tư vấn chi tiết về ngành học này nhé.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Đại học KHUD HAN và Đại học KHUD NHL Stenden – những trường khoa học ứng dụng hàng đầu xứ sở cối xay gió – tại các hội thảo du học Hà Lan sắp tới do INEC phối hợp với các trường tổ chức.
Du học Hà Lan các ngành triển vọng tại Đại học KHUD HAN Thời gian: 17h30 thứ Sáu, ngày 16/04/2021 |
Khám phá Đại học NHL Stenden: Top 3 trường ứng dụng tốt nhất Hà Lan Thời gian: 17h30 thứ Bảy, ngày 24/04/2021 |
Công ty Tư vấn Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline miền Bắc và miền Nam: 093 938 1081
- Hotline miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn
- Chat ngay với tư vấn viên tại: /duhochalan