Khi tìm hiểu về du học chương trình sau trung học, một trong những điều gây băn khoăn cho không ít học sinh là sự xuất hiện của “đại học khoa học ứng dụng” (university of applied sciences) bên cạnh các trường “đại học” (university) thường thấy. Vậy hai loại trường này có gì khác nhau? Nên chọn đại học hay đại học ứng dụng khi du học? Và nhiều thắc mắc khác nữa. Mời bạn tiếp tục theo dõi để có câu trả lời nhé.
Bạn có biết, Việt Nam cũng có đại học ứng dụng!
Theo Luật Giáo dục đại học (2012) của Việt Nam, cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 nhóm: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng thực hành. Nghị định số 73 của Chính phủ năm 2015 cũng giải thích rõ tiêu chuẩn để “định danh” các cơ sở giáo dục đại học. Theo đó,
Đại học định hướng nghiên cứu là cơ sở giáo dục đại học có hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; phát triển các công nghệ nguồn; cung cấp nguồn nhân lực có năng lực giảng dạy và nghiên cứu cơ bản; có năng lực chủ trì nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp quốc gia và quốc tế.
Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chiếm trên 30% tổng quy mô đào tạo của các ngành, chuyên ngành theo định hướng nghiên cứu. Có ít nhất 3 chuyên ngành đào tạo từ đại học đến tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học cơ bản ứng dụng ở 3 nhóm ngành khác nhau. |
Đại học định hướng ứng dụng là cơ sở giáo dục đại học đào tạo đội ngũ nhân lực chủ yếu theo hướng ứng dụng; nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào việc phát triển các kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người; có năng lực chủ trì nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia và tham gia nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ khu vực và quốc tế.
Đào tạo chủ yếu trình độ đại học và trình độ thạc sĩ ứng dụng; một số ít chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ nghiên cứu và trình độ tiến sĩ. Ngành nghề đào tạo đa dạng, linh hoạt theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. |
Tên gọi các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thường cho biết lĩnh vực đào tạo chủ yếu (Ví dụ: Trường Đại học Giao thông Vận Tải, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Điện lực), vị trí địa lý (Ví dụ: Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế) mà không thể hiện trường đó thuộc nhóm “nghiên cứu” hay “ứng dụng”. Tuy nhiên với đa số sinh viên Việt Nam, việc phân biệt trường đại học thuộc nhóm nào không phải là vấn đề. Điều được chúng ta quan tâm nhiều hơn là chất lượng đào tạo của trường ra sao và triển vọng phát triển như thế nào sau khi hoàn tất khóa học của trường.
Vậy đại học ứng dụng có thực sự là “đại học” không?
Các trường đại học khoa học ứng dụng là các tổ chức giáo dục đại học phổ biến ở châu Âu. Loại hình cơ sở giáo dục này có các tên gọi khác nhau như: Fachhochschule (Đức, Áo, Thụy Sĩ), Hogeschool (Hà Lan, Bỉ), Haute École (Pháp), Ammattikorkeakoulu (Phần Lan), Scuola Universitaria Professionale (Ý). Tham khảo giải thích khái niệm tại một số nước để hiểu sự khác biệt giữa “đại học” và “đại học ứng dụng”:
Tại Hà Lan
- Đại học (university) chủ yếu chịu trách nhiệm cung cấp các chương trình định hướng nghiên cứu trong môi trường học thuật. Thường được gọi là “đại học nghiên cứu” để dễ phân biệt.
- Đại học khoa học ứng dụng cung cấp các chương trình tập trung vào ứng dụng thực tế của nghệ thuật và khoa học, định hướng nghề nghiệp. Vị trí làm việc (work placement) và thực tập (internship) tại các công ty là một phần không thể thiếu trong các chương trình cấp bằng.
Tại Phần Lan
- Đại học nghiên cứu tiến hành nghiên cứu khoa học và cung cấp chương trình giảng dạy cũng như giáo dục sau đại học dựa trên nghiên cứu đó.
- Đại học khoa học ứng dụng đào tạo các chuyên gia để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và tiến hành nghiên cứu và phát triển nhằm hỗ trợ giảng dạy và thúc đẩy phát triển khu vực nói riêng.
Cả đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng đều cung cấp các chương trình cử nhân và thạc sĩ, với một số khác biệt về tiêu chí tuyển sinh và thời gian học tập. Để theo đuổi chương trình tiến sĩ, bạn cần đăng ký ở các trường đại học nghiên cứu.
Có thể thấy, khái niệm và cách phân loại giữa hai nhóm trường đại học nghiên cứu và đại học ứng dụng ở châu Âu tương đồng với Việt Nam. Dù chương trình đào tạo theo định hướng nào thì các trường cũng được công nhận vị thế “giáo dục đại học” như nhau. Do đó, bạn không phải băn khoăn nếu ngôi trường trong “tầm ngắm” du học của mình được định danh là “đại học ứng dụng” nữa nhé!
>> Xem thêm: Những hiểu lầm phổ biến về đại học khoa học ứng dụng
Đại học nào mới là lựa chọn tốt nhất cho bạn?
Khác biệt cơ bản giữa đại học (nghiên cứu) và đại học khoa học ứng dụng:
Đại học nghiên cứu | Đại học khoa học ứng dụng |
Tập trung vào các kỹ năng trừu tượng, phân tích và tư duy phản biện | Tập trung vào các kỹ năng cụ thể và thực tế |
Tập trung chuyên sâu hơn vào lý thuyết với tốc độ nhanh, áp dụng lý thuyết vào các nghiên cứu điển hình | Ít tập trung vào lý thuyết, tập trung nhiều hơn vào việc áp dụng lý thuyết vào các dự án |
Yêu cầu đầu vào có thể cao hơn do chương trình đào tạo khắt khe và nhiều thử thách hơn | Yêu cầu đầu vào có thể đơn giản hơn |
Ít giờ lên lớp hơn và chú trọng hơn vào việc học tập độc lập, đọc nhiều tài liệu | Nhiều giờ liên lạc hơn (ví dụ: bài giảng / hướng dẫn) trong môi trường lớp học |
|
(Sinh viên có thể học pre-master để học tiếp thạc sĩ của đại học nghiên cứu) |
Thực tập là tùy chọn, ít phổ biến | Ít nhất 1 kỳ thực tập và 1 kỳ thực tập/dự án để làm luận văn tốt nghiệp |
Chuẩn bị cho sinh viên thực hiện nghiên cứu độc lập. Họ có thể tìm được việc làm trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, điều hành và chính sách, đồng thời có thể theo đuổi bằng tiến sĩ. | Đào tạo sinh viên áp dụng kiến thức của họ theo cách định hướng giải pháp và chuẩn bị cho họ những ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực đã chọn. |
Sự lựa chọn giữa hai nhóm trường tùy thuộc vào sở thích cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp và năng lực học tập của bạn. Nếu bạn thích một nền giáo dục tập trung vào ngành và thực tế hơn cũng như định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thì trường đại học khoa học ứng dụng có thể phù hợp với bạn. Nếu bạn đam mê nghiên cứu học thuật và kiến thức lý thuyết cũng như các cơ hội nghiên cứu sâu hơn, thì trường đại học nghiên cứu có thể là lựa chọn tốt hơn.
Đại học khoa học ứng dụng có thể bị đánh giá thấp hơn đại học nghiên cứu do yêu cầu đầu vào, vị trí trên các bảng xếp hạng. Nhưng đôi khi các nhà tuyển dụng lại xem giáo dục ở đại học ứng dụng có giá trị hơn vì tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng thực tế. Tốt hơn là xem xét nghề nghiệp bạn muốn là gì và quyết định chọn nền giáo dục nào sẽ dựa trên định hướng đó. Và khi nói về thu nhập, bạn sẽ chỉ kiếm được nhiều hơn nếu bạn thể hiện tốt (hơn). Kiến thức và kỹ năng của bạn sẽ mang đến cho bạn một công việc và quyết định thu nhập, chứ không phải thứ hạng và danh tiếng trường đại học của bạn.
Chọn sai trường (và ngành học) không chỉ lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc mà còn ảnh hưởng lớn đến tinh thần của bạn. Hãy liên hệ INEC ngay để có thể chọn được môi trường học tập phù hợp và tối ưu hóa những đầu tư của bạn cho việc du học. Với lợi thế tư vấn du học 16 quốc gia, mạng lưới đối tác hơn 500 trường và các chuyên viên hơn 17 năm kinh nghiệm, Du học INEC sẽ mang đến giải pháp toàn diện và triệt để cho kế hoạch du học của bạn.
Mời bạn tham dự Hội thảo du học các nước với chuyên đề về Giải pháp đầu tư cho du học để có lời giải cho trường hợp của mình nhé.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 9984
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn
- Chat ngay với tư vấn viên tại: me/tuvanduhocinec