Những cự phú lừng danh thế giới như Bill Gate, Carlos Slim Helu, Warren Buffet, Donald Trump, Mark Zuckerberg, Lý Gia Thành…làm giới trẻ phải kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ tài năng cũng như những gì họ đã và đang làm được. Xung quanh họ là những câu chuyện về ý chí, nghị lực, bản lĩnh và phong thái đáng để các bạn học sinh sinh viên học hỏi. Có bao giờ bạn hỏi những tỉ phú trên thế giới học ngành gì không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Theo nghiên cứu mới nhất của Forbes 2015 về bằng cấp của những tỉ phú trong Danh sách 500 người giàu có nhất hành tinh, kết quả ngành kỹ sư đứng đầu với tỉ lệ 22%. Tiếp đó ngành kinh doanh với 12%, lĩnh vực nghệ thuật 9% , kinh tế 8%, lĩnh vực toán và khoa học 4%, các ngành khác 8%. Về lĩnh vực hoạt động, mảnh đất chính hái ra tiền của họ hiện nay là các kênh: đầu tư ngân hàng, tài chính; các tập đoàn công nghiệp; bất động sản; các tổ chức xã hội và các tổ chức phi lợi nhuận; xa xỉ phẩm.
Tuy 32% tỉ phú thế giới không tốt nghiệp đại học nhưng mức lương trung bình của họ thấp hơn mức lương trung bình của tỉ phú tốt nghiệp ngành kỹ sư.Tổng giá trị tài sản mà các tỉ phú tốt nghiệp ngành kỹ sư tạo ra là 25.8 tỉ USD, trong khi tổng tài sản của những tỉ phú không tốt nghiệp đại học nào là 24 tỉ USD.
Ngành học của các tỉ phú lớn nhất thế giới
Câu hỏi được đặt ra là vì sao không phải ngành nào khác mà ngành kỹ sư lại là ngành đào tạo ra nhiều tỉ phú đến vậy? Có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan được nhìn nhận như sau:
Thứ nhất, 2 thập kỷ qua là thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tin với sự ra đời của internet. Thế giới ngày càng phẳng nhờ các sản phẩm công nghệ tối tân. Dân kỹ thuật hiểu rõ về khoa học kỹ thuật hơn ai hết, có những sáng tạo và nắm bắt kịp thời xu hướng này để trở nên giàu có.
Thứ hai, tư duy logic, óc phân tích, tính toán nhanh nhạy, khả năng giải quyết vấn đề của những bộ óc kỹ sư cực kỳ cao. Nếu họ đủ giỏi để học ngành kỹ sư xuất sắc thì cũng sẽ đủ giỏi để kiếm tiền.
Thứ ba, tính cách tập trung cao độ, lối làm việc khoa học, chính xác, kỹ càng từng chi tiết, khả năng phán đoán tốt các xác suất, sự mạnh mẽ dứt khoát thường có của các kỹ sư giúp họ làm việc, quản lý dễ dàng đạt năng suất cao nhất có thể. Bên cạnh đó, kỹ năng đặc thù của ngành học khi còn ngồi trên ghế nhà trường lẫn yêu cầu để tồn tại trong ngành khi đi làm cũng vun bồi nên những tố chất này.
Thực tế cho thấy những tỉ phú này xuất sắc hơn người từ trước khi đầu quân vào ngành kỹ sư. Carlos Slim – kỹ sư giàu có nhất thế giới và là tỉ phú lớn thứ 2 trên hành tinh đã có thiên khiếu kiếm tiền từ nhỏ. Nhưng môi trường học tập và làm việc vun bồi thêm tài năng tạo ra tài sản kếch xù của họ.
Kỹ sư là ngành học đào tạo ra nhiều tỉ phú thế giới hơn bất cứ ngành nào
Ngành kỹ sư rất đa dạng phong phú. Ít nhất có đến 40 chuyên ngành để bạn chọn lựa, từ kỹ sư dân dụng, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư dầu mỏ, kỹ sư địa chất, kỹ sư phần mềm,… Các tỉ phú tiêu biểu trong ngành này là Carlos Slim (kỹ sư dân dụng), Charles Koch (3 bằng kỹ sư: kỹ sư tổng hợp, kỹ sư cơ khí, kỹ sư hóa), David Koch (kỹ sư hóa), Michael Bloomberg(kỹ sư điện), Jeff Bezos (kỹ sư phần mềm, kỹ sư điện), Larry Page (kỹ sư máy tính), Sergey Brin (kỹ sư máy tính), Mukesh Ambani (kỹ sư hóa),Thomas Kwok (kỹ sư dân dụng).
Nếu muốn du học ngành kỹ sư, Mỹ, Úc, Anh, Đức, Singapore, Canada là các điểm đến chất lượng nhất thế giới. Trong đó, Canada hấp dẫn ở chi phí hợp lý, chất lượng đào tạo cao, vừa học vừa làm có hưởng lương ở hầu hết mọi ngành kỹ sư và đặc biệt là được ở lại trau dồi chuyên môn tại Canada đến 3 năm, cũng như cơ hội định cư Canada rộng mở.
>>Cơ hội định cư Canada tại Top thành phố đáng sống nhất thế giới cùng ngành kỹ sư của SAIT