Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các nguồn chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới nơi tiêu thụ. Đây là ngành công nghiệp đang bước vào giai đoạn bùng nổ, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Sở hữu cảng biển tốt nhất châu Á, Singapore là nơi có ngành Logistics phát triển mạnh đồng thời có những trường đại học đào tạo rất tốt ngành này.
Logistics – ngành học thú vị và đa dạng cơ hội việc làm
Logistics là ngành học rất thú vị. Sinh viên ngành này được học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa, bao gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển. Bên cạnh đó, bạn cũng được học kiến thức marketing quốc tế, chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.
Logistics là ngành đang có nhiều cơ hội phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung… Ngoài ra, còn có các vị trí làm việc khác như các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…
Ngành Logistics Việt Nam – cơ hội và thách thức
Theo thống kê của Hiệp hội Logistics, chi phí Logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP mỗi năm, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển như Mỹ hay Trung Quốc. Trong thời gian tới, khi TPP chính thức được ký kết với hàng ngàn dòng thuế về 0% hứa hẹn sự phát triển sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đây được coi là cơ hội lớn cho ngành Logistics bùng nổ.
Thêm vào đó, Việt Nam là một quốc gia thuận lợi cho sự phát triển của ngành Logictics với bờ biển dài và nằm ở vị trí chiến lược trung tâm của Đông Nam Á. Trong bối cảnh TPP đã kết thúc đàm phán và chuẩn bị đi đến ký kết, các hành lang kinh tế Đông Tây, Bắc Nam sẽ bùng nổ với tốc độ phát triển năng động nhất nhì thế giới. Khi đó, Việt Nam không chỉ phát triển theo hướng sản xuất mà còn có cơ hội tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải của thế giới, từ đó, có khả năng trở thành trung tâm thương mại, tài chính và là nơi kết nối giữa với các khu vực khác trên toàn cầu.
Nhân sự đang là “bài toán khó” với ngành Logistics Việt Nam
Tại Việt Nam, một người làm trong ngành Logistics có mức thu nhập khiến cho những ngành khác phải mơ ước. Cụ thể, lao động ở vị trí nhân viên có lương từ 300 USD/tháng trở lên, cấp điều hành lương 1,000 USD/tháng trở lên và cấp quản lý thì mức lương từ 3,000 USD/tháng trở lên. Tuy nhiên nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Ông Trần Chí Dũng, Trưởng ban đào tạo Viện Nghiên cứu & phát triển Logistics Việt Nam cho biết: “Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng nhân lực Logistics cho thấy, 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Điều này cho thấy nguồn nhân lực Logistics có chất lượng quá thấp”.
Thêm vào đó, một xu hướng đáng lưu ý với nguồn nhân lực ngành Logistics tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung là các tổ chức đa quốc gia đang tìm cách cắt giảm chi phí để chi trả cho các chuyên gia nước ngoài, thay vào đó là tuyển dụng những lao động trong nước có tay nghề cao, huấn luyện họ trở thành một nhà quản lý toàn cầu vì họ hiểu rõ những thách thức vận hành khi phát triển ở một thị trường mới. Do đó, nhiều sinh viên Việt Nam chọn con đường du học để có thể trở về đón đầu những cơ hội mới trong tương lai gần.
Singapore – quốc gia phát triển Logistics thành công
Ngày từ khi mới thành lập, chính phủ Singapore đã xác định và chọn đường lối phát triển để biến nước này trở thành trung tâm kinh tế của Đông Nam Á và thế giới dựa vào sức mạnh của cảng biển. Chính phủ Singapore đã lập ra Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Thương mại Quốc gia với nhiệm vụ là hoạch định và kiểm tra các hoạt động kinh tế trên toàn bộ đất nước. Đường lối mở cửa, thu hút vốn đầu tư và chất xám từ nước ngoài; phát triển hệ thống cảng biển và trung tâm Logistics, tự do hóa thương mại… đã giúp Singapore trở thành cường quốc kinh tế.
Cảng Singapore là cảng biển tốt nhất châu Á 2013
Cảng Singapore (PSA – Port of Singapore Authority) được sự ưu ái và quan tâm đặc biệt của chính phủ Singapore trong việc thực hiện phát triển container, logistics và tự do hóa thương mại cũng như điều hành các hoạt động hàng hải của đảo quốc này. Phát huy thế mạnh về vị trí là nằm ngay xích đạo, không bị giông bão hay thời tiết xấu đe dọa, bến cảng và sân bay hầu như hoạt động suốt năm, thuận lợi cho xếp dỡ hàng hóa, PSA triển khai xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, hoàn hảo, sẵn sàng tiếp đón tàu biển của 5 châu về hội tụ. Tại lễ trao Giải thưởng Cung cấp và vận chuyển khu vực châu Á (AFSCA) lần thứ 27 tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 9/5/2013, PSA được vinh danh là cảng biển tốt nhất châu Á.
Không những thế, Singapore còn đang tiến hành gấp rút biến cảng Jurong thành bến cảng xanh đầu tiên trên thế giới vào năm 2016. Đây là một phần trong kế hoạch biến hệ thống cảng biển nước này trở thành những bến cảng xanh và giúp Singapore trở thành quốc gia đầu tiên sở hữu những bến cảng hiện đại, xạnh và sạch nhất thế giới. Hiện tại, riêng ngành dịch vụ cảng biển đóng góp khoảng 7% GDP của Singapore với hệ thống cảng kết nối tới hơn 600 cảng của 126 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về tổng thể, Singapore có 7 khu vực tự do thương mại, trong đó 6 khu dành cho vận tải biển và một khu tự do thương mại hàng không tại sân bay Changi. Tại sân bay này, Logistics hàng không hoạt động rất sầm uất, phục vụ 43 triệu/lượt hành khách đi đến khoảng 200 thành phố toàn cầu, vận chuyển 1,81 triệu TEU/năm.
Sinh viên ĐH Curtin Singapore trong ngày tốt nghiệp
Có được những thành công như thế là nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của các nhà cầm quyền, thêm vào đó là nguồn nhân lực chất lượng cao có được nhờ chính sách thu hút chất xám và kết quả đào tạo từ chính những trường đại học, học viện của đảo quốc này. Theo học ngành Logistics tại Singapore, bạn có đa dạng các lựa chọn về trường học tùy theo năng lực học tập và khả năng tài chính, trong đó tiêu biểu nhất là trường Đại học Công lập của Úc đặt tại Singapore: ĐH Curtin (top 2 trường đào tạo thạc sĩ Logistics tốt nhất nước Úc)
Theo số liệu cập nhật ngày 19/9/2015, mức lương trung bình của một quản lý Logistics tại Singapore vào khoảng 65,179 SGD (~1 tỉ đồng)/năm và mức cao nhất lên đến 133,674 SGD (~2.1 tỉ đồng)/năm. Tốt nghiệp ngành Logistics tại Singapore, bạn có thể tự tin tìm kiếm công việc tại Singapore hoặc bất cứ quốc gia nào khác.
Liên hệ đại diện của hệ thống tất cả các trường tại Singapore:
- Hotline KV miền Bắc, miền Nam: 093 409 3311 – 093 409 3040
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn