Kỳ tuyển sinh đại học năm 2018 đang bước vào giai đoạn nước rút khi các trường dần công bố điểm thi và điểm chuẩn vào các chương trình đào tạo. Theo số liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, năm nay có 925.961 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, khoảng 688.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, tổng chỉ tiêu vào các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên toàn quốc chỉ là 455.174 chỉ tiêu. Như vậy, sẽ có đến hơn phân nửa thí sinh trong kỳ thi năm nay “tuột tay” khỏi cánh cửa đại học, cao đẳng. Điều đó phải chăng đã là dấu chấm hết cho hành trình 12 năm đèn sách của học sinh? Có những hướng đi nào cho các bạn khi bị vụt mất cơ hội vào đại học tại Việt Nam?
Ôn thi lại
Có khá nhiều bạn trẻ chọn hình thức ôn để thi lại nhằm đủ điểm xét tuyển vào trường đại học mình yêu thích vào năm sau. Có thể các em chưa đủ điểm để được xét tuyển vào nguyện vọng 1 nhưng cũng không muốn “bấm bụng” hạ tiêu chuẩn để vào trường nguyện vọng 2. Không lấy làm lạ khi nhiều học sinh chọn tiếp tục ôn luyện cho kỳ thi năm tới. Thực tế, việc ôn thi lại trong lúc bạn bè đang tận hưởng năm đầu tiên của cuộc sống sinh viên đầy sôi động là điều không phải dễ dàng, nó thực sự rất khó khăn và đòi hỏi bạn phải có quyết tâm cao độ, ý chí kiên cường và nỗ lực hết mình. Kết quả thi vào năm sau như thế nào thì chưa rõ nhưng dành 1 năm để ôn thi là cả quá trình gian nan đối với mỗi học sinh.
Học nghề hoặc cao đẳng
Đây là hình thức khá phổ biến với những bạn trẻ chưa may mắn với cánh cửa đại học. Rất nhiều học sinh chọn học cao đẳng và hoàn thành chương trình sớm rồi đi làm, hoặc luyện thi song song trong quá trình học để giữ nguyên tinh thần, không làm nhụt chí. Cũng có nhiều em chọn học nghề để nhanh chóng phát triển chuyên môn, đi làm sớm rồi tự mình khởi nghiệp. Lựa chọn này được đánh giá là khá hay nhằm giúp các em khai phá, phát huy hết thế mạnh và khả năng của chính bản thân mình. Thời gian để hoàn thành một chương trình nghề thường ngắn hơn so với một khóa đại học hoặc cao đẳng, tức là chỉ từ khoảng 1 – 2 năm. Nếu có kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng đi kèm với tinh thần cầu tiến, chuyên tâm học tập thì bạn hoàn toàn có thể tìm được việc làm hợp mong muốn với mức thu nhập không thua kém những sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học. Tuy nhiên, nếu có mong muốn thăng tiến cao hơn thì bạn sẽ cần nhiều thời gian để học, thi lấy chứng chỉ hay văn bằng nhằm đáp ứng điều kiện xét tuyển vào một vị trí nào đó.
Đi du học
Nếu muốn tiếp cận nền giáo dục tiến bộ top đầu thế giới và lĩnh hội tri thức tuyệt vời nhất, tự do phát triển tương lai thì du học là chọn lựa rất đáng để cân nhắc. Tất nhiên, du học không phải cứ “xách ba lô lên và đi” mà đòi hỏi bạn và gia đình phải có nguồn tài chính ổn định, dồi dào cùng khả năng tiếng Anh tốt. Việc du học sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị, cơ hội đi du lịch khắp nơi trên thế giới, tiếp cận nhiều nền văn hóa, sở hữu bằng cấp quốc tế. Thêm vào đó, có kinh nghiệm sinh sống, học tập ở nước ngoài cũng như thành thạo một hay nhiều ngôn ngữ sẽ giúp “làm đẹp” hồ sơ năng lực của bạn, được các nhà tuyển dụng đánh giá cao và có nhiều cơ hội đảm nhận những công việc hay vị trí quan trọng.
Thực tế, rất nhiều trường ở nhiều quốc gia khi tuyển sinh quốc tế bậc đại học chỉ yêu cầu học sinh hoàn tất chương trình lớp 12 hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông. Có rất nhiều lộ trình du học tại các nước trên thế giới cho bạn lựa chọn sao cho phù hợp nhất với bản thân. Chẳng hạn, nếu muốn du học Úc hay du học Anh Quốc thì sau khi hoàn tất lớp 12 bạn có thể học chương trình tương ứng là cao đẳng (Diploma), dự bị đại học (Foundation) hoặc năm 1 quốc tế (International Year One) để chuyển tiếp vào đại học. Hoặc, bạn muốn du học Mỹ thì nên đi ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông để không làm gián đoạn quá trình học tập và gây ảnh hưởng đến tiến trình xin visa.
>> Chi phí du học các nước thời điểm hiện tại như thế nào?
Mặt khác, học sinh có thể du học Singapore hay Malaysia để lĩnh hội chương trình đào tạo gốc của Anh, Úc, Mỹ, Canada, Thụy Sĩ và nhận bằng của các trường đại học uy tín mà không cần bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Với lộ trình này, bạn có thể chọn hoàn thành khóa học ở Singapore hay Malaysia hoặc chuyển tiếp sang nước mong muốn với thủ tục visa dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo. Bên cạnh đó, học sinh muốn du học ở các nước châu Âu với ngân sách vừa phải có thể cân nhắc các quốc gia như Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển… Lưu ý rằng, nếu có ý định học tập ở nước ngoài – dù ở bất kỳ quốc gia nào, thì bạn nên tìm hiểu sớm để nhanh chóng nộp hồ sơ giúp quá trình học tập liền mạch, không bị gián đoạn và thuận lợi khởi đầu hành trình du học.
Cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, điều quan trọng là bạn phải tỉnh táo, biết nắm bắt cơ hội để phát triển sự nghiệp rực rỡ nhất.
Chi tiết liên hệ Du học INEC:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Email: inec@inec.vn