Kỳ 2: 9 lời khuyên cho phụ huynh cho con du học Mỹ
Bên cạnh đó, khi đứng ở cương vị của bậc cha mẹ có con du học Mỹ, quý vị cũng cần lưu ý thêm một số điều như sau:
- Thiết lập mối quan hệ gia đình gắn bó: Tốt nhất phụ huynh nên xây dựng tình cảm với con dựa trên sự tin tưởng và ủng hộ.
- Xác định kế hoạch mục tiêu: Nếu không có kế hoạch mục tiêu, phụ huynh rất dễ rơi vào tình trạng chần chừ mà làm giảm ý chí cũng như trì trệ thời gian du học của con. Thay vào đó, tốt nhất là cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho các bạn đi du học xa nhà để tự lập từ sớm, độ tuổi lớp 10 được cho là thời điểm thích hợp.
Phụ huynh nên xác định mục tiêu cho cho con đi du học xa nhà để tự lập từ sớm
3. Chuẩn bị sức khỏe cho con: Nên tập cho bạn du học sinh thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động và sinh hoạt đúng giờ từ trước để duy trì một sức khỏe tốt trong suốt quá trình du học Mỹ.
4. Bình thản với điểm số của con: Trong những học kỳ đầu tại Mỹ, việc thi thố và điểm số của sinh viên quốc tế hầu như đều không như mong đợi. Đây là thời gian các bạn đang cố gắng thích nghi và bắt kịp nhịp học của sinh viên Mỹ nên phụ huynh chú ý đừng tạo thêm áp lực cho con. Ngoài chuyện điểm chác, các bạn còn cần phải phát triển nhiều kỹ năng khác mới mong thành công sau này. Theo phương châm “khá đều còn hơi tốt lỏi”, phụ huynh nào còn xem việc này quá đặt nặng chuyện phải được điểm cao thì cũng nên cân nhắc lại.
Hãy bình thản với chuyện điểm số của con, thay vì quát tháo vì những điểm xấu.
5. Tin tưởng tuyệt đối vào con: Niềm tin là điều khiến một đứa trẻ mạnh dạn nói ra tất cả những chuyện thầm kín hay động trời của mình. Dù có thế, các bậc cha mẹ hãy cố bình tĩnh để đặt mình vào vị trí của con, đứng về phía con mà phán xét mọi chuyện. Sau khi biết được chính xác vấn đề của trẻ, bạn mới có thể đưa ra giải pháp đúng.Tất nhiên điều này cũng nên ở mức độ vừa phải. Vì nếu đi quá giới hạn thì niềm tin của phụ huynh sẽ trở thành sự phóng túng, nuông chiều vô độ.
6. Đừng bao giờ đè lên vai con gánh nặng“phải thành công bằng mọi giá”: Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng mục tiêu lớn nhất cho con du học Mỹ là để “công thành danh toại” rồi “mở mày mở mặt với thiên hạ”. Tuy nhiên, không phải tất cả du học sinh đều trở thành Ngô Bảo Châu, Lê Bá Khánh Trình, Alan Phan… Vì trên thực tế, những người này cũng có điểm xuất phát, con đường phấn đấu và điều kiện gia đình khác với con bạn. Việc cứ khăng khăng ép con phải trở thành ông này bà nọ là không công bằng mà còn vô hình tạo áp lực không đáng có cho con.
>> Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ
7. Đừng bao giờ so sánh điều kiện của con sướng hơn bố mẹ ngày xưa: Câu cửa miệng của nhiều phụ huynh là tại sao con tôi chỉ phải ăn và học mà kết quả vẫn kém. Đây là một quan niệm sai lầm, khoa học đã chứng minh để làm việc hiệu quả con người ta nên kết hợp nhiều công việc một cách nhịp nhàng, đặc biệt là phải có đủ thời gian nghỉ ngơi để não và cơ thể thư giãn.
8. Đừng bao giờ tự tung hê, khoe con mình giỏi: Đừng bao giờ khuếch trương khả năng của con mình dù trẻ có giỏi thật đi chăng nữa. Con giỏi điểm nào thì động viên thôi, vì ra đường còn đầy người xuất sắc hơn thế. Việc tung hê trẻ và chê bai bạn bè của con là điều tối kị. Rất có thể vì thế mà con bạn có tâm lý “ngủ quên trên chiến thắng” và ngừng cố gắng.
Hãy động viên trẻ phát huy những ưu điểm đang có nhưng cần tránh việc tự tung hê và khoe khoang con mình
9. Đừng bao giờ kêu khổ kể công: Hầu hết những người làm cha làm mẹ trên khắp thế giới đều ưu tiên những gì tốt nhất để đầu tư cho con. Dù con bạn còn non trẻ, nhưng đến một lúc nào đó đủ trưởng thành thì chúng sẽ tự nhận thức được điều này. Như vậy hay hơn là việc cứ suốt ngày than khổ, kể công đã hy sinh cho con thế này thế kia. Hãy học những bà mẹ Tây, họ luôn miệng nói “tôi hạnh phúc, tôi biết ơn vì có con” để trẻ cảm nhận được tình thương yêu vô bờ bến từ bạn.
>> Chứng minh tài chính du học Mỹ
Tóm lại, các bậc cha mẹ có thể làm được cho con rất nhiều điều thiêng liêng mà không tốn kém đồng nào. Nếu phụ huynh đã đầu tư được số tiền lớn cho con đi du học Mỹ thì việc thực hiện thêm những điều trên cũng không khó khăn gì. Tuy nhiên, yều cầu cốt lõi ở đây là phụ huynh phải thay đổi nếp nghĩ, nếp sinh hoạt và cuối cùng là hy sinh – điều mà người làm cha làm mẹ nào cũng sẵn sàng làm cho con cái mình!