Mùa thu cũng là mùa tựu trường, là thời điểm lên đường thực hiện ước mơ du học của rất nhiều sinh viên Việt Nam. Chúng ta thường nghĩ rằng họ thật may mắn và hạnh phúc khi có cơ hội bước ra nước ngoài học tập. Nhưng có lẽ chính những người trong cuộc mới hiểu được rằng ở nơi xứ người họ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách gì. Tại châu Âu, có rất nhiều khách du lịch, sinh viên và cả những người dân có quốc tịch rất đa dạng, đến từ khắp nơi trên thế giới. Khi đặt chân đến châu Âu, có thể bạn sẽ gặp một số trở ngại về việc hòa nhập với môi trường mới và có thể những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý bạn. Dưới đây là nghiên cứu tâm lý liên quan đến vấn đề hòa nhập môi trường mới.
W-curve
William J.Zeller và Robert Mosier đã có công trình nghiên cứu và phát triển nên lý thuyết có tên gọi “W-curve”. Đây là nghiên cứu về những giai đoạn cảm xúc có thể xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường sống hay còn gọi là khi gặp phải cú sốc tâm lý. Nghiên cứu chỉ ra rằng các giai đoạn lên xuống trong W-curve diễn ra rất thường xuyên. Bạn càng hiểu biết nhiều về nơi mà bạn sẽ đến thì khả năng thích nghi sẽ càng cao.
William đã chỉ ra sự khác nhau giữa các giai đoạn thay đổi bao gồm: Tuần trang mật, Sốc tâm lý, Bắt đầu thích nghi, Cảm giác lạc lõng, Chấp nhận và Hòa nhập.
Tuần trăng mật
Khi mới đến đầu tiên bạn sẽ có những cảm giác căng thẳng khi tiếp xúc với quá nhiều thứ mới toanh. Mặc dù vậy, cảm giác bao trùm khi mới đặt chân đến đó là bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng với những sự khởi đâu mới, sẵn sàng khám phá mọi thức với tâm trạng tích cực. Bên cạnh đó, đôi lúc vẫn xen lẫn với cảm giác nhớ gia đình, bạn bè và nhiều thứ thân thuộc tại quê nhà.
Sốc tâm lý
Trong giai đoạn này bạn sẽ phải đối mặt với sự lo lắng, bất an, mất phương hướng. Tâm lý này xảy ra khi mà những vấn đề khó khăn khi hòa nhập với môi trường mới liên tiếp xảy ra và chúng ta thường không biết phải làm thế nào là tốt nhất. Thời gian vượt qua giai đoạn này phụ thuộc vào việc bạn ở đó bao lâu và khả năng thích nghi của bạn ở mức độ nào. Các triệu chứng thường khác nhau ở mỗi người bao gồm: khó chịu, buồn bã, thất vọng, nghi ngờ mọi thứ, không muốn tiếp xúc với bạn bè, không muốn tham gia các hoạt động.
Bắt đầu thích nghi
Trong giai đoạn thích nghi ban đầu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với môi trường mới, bạn bắt đầu mở rộng các mối quan hệ xã hội của mình và có những ý tưởng mới cho công việc và học tập. Bạn bắt đầu chấp nhận nền văn hóa mói mà vẫn không để mất đi những giá trị tại quên nhà.
Lạc lõng
Đây là thời gian bạn cảm giác bị mắc kẹt giữa hai thế giới. Bạn vẫn chưa cảm thấy môi trường mới là ngôi nhà thứ hai của bạn và ngược lại ngôi nhà cũ của bạn lại đang ở một nơi quá xa và bạn cũng dần cảm thấy mình bị tách biệt với nơi đó. Sinh viên thường có tâm lý mình không thật sự thuộc về một trong hai nơi này.
Chấp nhận và hòa nhập
Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi sống trong môi trường mới. Bạn bắt đầu tham gia vào những hoạt động của sinh viên và có mối quan hệ với các giáo sư, nhân viên của trường. Văn hóa của đất nước đó cũng trở nên khá dễ dàng để tiếp cận đối với bạn.
Những cách giúp bạn thích nghi với môi trường mới
- Hãy nhìn nhận rằng việc vượt qua thay đổi không có gì khó cả;
- Giữ liên lạc với những người tại quê nhà;
- Chăm sóc bản thân;
- Thường xuyên nói chuyện với những người xung quanh;
- Hãy tham gia những hoạt động ngoại khóa và thư giãn ngay khi có thể.
Tham khảo thêm các thông tin khác tại Du học Phần Lan
Liên hệ với đại diện tại Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất:
- TP.HCM: (08) 3938 1080 Hotline: 0939 38 1081 – 0934 092 442
- Đà Nẵng: (0511) 3818 919 Hotline: 093 409 9070
- Khiếu nại, góp ý: 093 409 4442