Du học Phần Lan 2024

Phần Lan là một đất nước tuyệt vời cho sinh viên quốc tế. Khoảng 40 trường đại học cung cấp nhiều chương trình học bằng tiếng Anh. Du học Phần Lan là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn tìm kiếm một môi trường học tập chất lượng cao với chi phí thấp, cuộc sống tiêu chuẩn cao với nhiều cơ hội...>>> Đặt lịch hẹn ngay cùng chuyên gia du học Phần Lan từ INEC

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC PHẦN LAN 

Dù tương đương về diện tích nhưng dân số Phần Lan chỉ xấp xỉ 6% so với Việt Nam. Với chính sách phúc lợi cao cùng môi trường sống chất lượng, Phần Lan là quốc gia tốt nhất cho trẻ em và người làm mẹ.
Nằm ở Bắc Âu, Phần Lan có hệ thống chính trị hoạt động vô cùng hiệu quả. “Lãnh đạo là hành động, không phải là chức vụ”. Phần Lan nổi tiếng là quốc gia ít tham nhũng thứ nhì thế giới, là nơi lý tưởng cho kinh doanh. Thuế cao (chiếm 44% GDP Phần Lan) nhưng người dân không phàn nàn vì chất lượng cuộc sống đặc biệt tốt, mức độ an toàn cao, dịch vụ công thuộc loại tốt nhất thế giới.

Kinh tế

Từ một nền kinh tế nông lâm nghiệp, Phần Lan chuyển mình sang nền kinh tế phát triển công nghiệp, gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu. Khoảng cách giàu – nghèo ở Phần Lan được ghi nhận ở mức thấp nhất trong khối OECD.

Phần Lan đặc biệt vượt trội trong các lĩnh vực như xuất khẩu công nghệ cho điện thoại, hỗ trợ khởi nghiệp trong ngành CNTT, trò chơi giải trí, năng lượng sạch và công nghệ sinh học. Nokia từng là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% thị phần toàn cầu trong quý 2 năm 2008.

Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế năm 2020, GDP bình quân đầu người của Phần Lan (49.334 USD) gấp Việt Nam (10.755) 4,5 lần. Thách thức lâu dài đối với nền kinh tế Phần Lan là dân số già nhanh. Tuy nhiên, điều này lại mở ra cơ hội với sinh viên quốc tế muốn ở lại Phần Lan làm việc và sinh sống.

Ngôn ngữ 

Tiếng Phần Lan và Thụy Điển là ngôn ngữ chính thức của Phần Lan (và tiếng Sami được một cộng đồng nhỏ sử dụng). Phần lớn người Phần Lan cũng nói tiếng Anh tốt.

Phần Lan xếp thứ 3 về trình độ thông thạo tiếng Anh trong số các quốc gia xem tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Hệ thống giáo dục đại học Phần Lan cung cấp hơn 400 khóa học bằng tiếng Anh ở nhiều ngành cho bậc cử nhân, thạc sĩ.

Khí hậu

Tuy gần Bắc cực nhưng nhờ có dòng hải lưu nóng nên nhiệt độ trung bình của Phần Lan cao hơn các nước khác trên cùng vĩ tuyến. Trung bình, mùa hè 13 – 17oC, mùa đông -3 – -14oC.

Mùa hè ấm, mùa đông dài và rất lạnh, nhất là ở phía Bắc. Tuy nhiên, bạn không phải quá lo lắng về nhiệt độ vì các công trình trong nhà trang bị hệ thống điều hòa tốt. Còn khi ở ngoài trời, bạn có các loại trang phục phù hợp với thời tiết.

Ẩm thực

Thiên nhiên xinh đẹp và đa dạng với biển, sông, hồ, rừng đã hình thành nên nền ẩm thực phong phú của xứ lạnh Phần Lan. Ẩm thực khá cầu kỳ và chỉn chu từ nguyên liệu đến cách chế biến. Món ăn thường sử dụng ngũ cốc, quả mọng, sữa và các sản phẩm bơ sữa. Các món đặc trưng như súp cá hồi, xúc xích huyết lợn, bánh cá nướng, bắp cải cuốn, thịt tuần lộc, thức uống glogi.

Để tiết kiệm chi phí và hợp khẩu vị hơn, sinh viên Việt Nam có thể tìm mua nguyên liệu để tự nấu ăn.

Giao thông 

Hệ thống giao thông công cộng thuận tiện, đa dạng phương tiên như xe lửa, xe điện, tàu điện ngầm, xe buýt, phà, taxi. Sinh viên được giảm giá (có thể đến 40%) khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Taxi khá đắt ở nước này.

Nếu di chuyển ở khoảng cách gần, sinh viên có thể lựa chọn xe đạp. Tại Phần Lan, các phương tiện và tuyến đường dành cho người đi xe đạp liên tục được mở rộng. Bạn nhớ sử dụng mũ bảo hiểm, đèn pha và đèn phản quang, đặc biệt trong mùa đông. Bạn nên tìm mua xe đạp cũ tại các cửa hàng bán xe đạp hoặc hỏi thăm bạn bè, gia sư tại trường đại học của bạn.

Để du lịch Phần Lan hoặc các quốc gia châu Âu lân cận, ngoài việc đi máy bay, sinh viên có thể chọn xe lửa và xe khách đường dài.

Con người 

Người Phần Lan có ý thức dân tộc và tinh thần đoàn kết cao. Họ sống hòa mình với thiên nhiên, khá trầm lắng, khiêm nhường, biết tiết chế cảm xúc, quý trọng cuộc sống thực tại, những giá trị tinh hoa của dân tộc và những giá trị cá nhân.

Ngôi nhà là trung tâm trọng điểm lớn trong cuộc sống xã hội của người Phần Lan. Sinh viên quốc tế không phải lo ngại khi được mời đến nhà ai đó ở Phần Lan. Vì bạn sẽ thấy được bầu không khí thư giãn, thoải mái và thân mật của chủ nhà. Khi đến thăm hỏi, bạn có thể mang rượu, hoa tặng chủ nhà.

Người Phần Lan làm việc rất đúng giờ và hiệu quả. “Sisu” – nghệ thuật sống của người Phần Lan là sự pha trộn của lòng can đảm, sự dẻo dai, tinh thần bền bỉ và tính kiên trì giúp họ vượt qua tất cả.

Với 200 ngày mùa đông trong năm, nhiệt độ có thể rơi xuống -20oC nhưng Phần Lan vẫn liên tục là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Với nhiều người Phần Lan, thay vì chờ đợi một ngày nắng đẹp, họ không quản ngại băng giá, vui vẻ đạp xe đi làm hay bơi giữa biển quanh năm ngay cả khi nó đóng băng và vẫn tìm thấy trong đó niềm hạnh phúc.

Cơ hội việc làm 

Đi làm giúp sinh viên phát triển tính độc lập cao hơn và kiếm tiền giúp bạn học cách quản lý tài chính. Tuy nhiên, bạn cần cân đối giữa thời gian làm thêm và học tập để không ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường.

Sinh viên được làm thêm tối đa 30 giờ/tuần trong học kỳ. Việc làm bán thời gian phổ biến cho sinh viên: phục vụ nhà hàng, dịch thuật, viết lách, dọn vệ sinh, làm vườn, hái nông sản... với mức lương khoảng 6 - 9 EUR/giờ trở lên. Mức độ cạnh tranh khi tìm những công việc này có thể khá cao, đặc biệt là ở những thành phố nhỏ. Sinh viên học tốt có thể xin các vị trí trợ lý, dạy kèm, tham gia nghiên cứu trong dự án của giáo sư, công tác hành chính ở trường đại học, thực tập sinh được trả lương để có mức lương cao hơn.

Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan vào tháng 9/2020, nước này hiện đang thiếu hụt đáng kể lao động có kỹ năng ở cấp quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và dịch vụ xã hội. Ngoài ra, Phần Lan còn có nhu cầu cao về nhân sự trong một số lĩnh vực như giáo dục, xây dựng, dịch vụ, lập trình viên, phát triển phần mềm, vận tải và thương mại.

Nhiều công việc không được quảng cáo tuyển dụng rộng rãi mà được giới thiệu truyền miệng hoặc thông tin nội bộ. Vì vậy, việc xây dựng mạng lưới mối quan hệ rộng rãi rất cần thiết cho nghề nghiệp. Chủ động tìm thông tin từ các hội nhóm, trang web việc làm, liên lạc và hỏi han những người liên quan sẽ giúp bạn tiếp cận cơ hội việc làm nhiều hơn. Bạn cũng cần học tiếng Phần Lan theo yêu cầu công việc và để tăng khả năng cạnh tranh với các ứng viên khác.

==> Xem thêm: Đất nước Phần Lan: Quốc gia hạnh phúc và thiên đường giáo dục

VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN DU HỌC PHẦN LAN?

Có nhiều lý do khiến Phần Lan trở thành một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới để du học. Đặc biệt là: 

Giáo dục chất lượng cao

Phần Lan sở hữu một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Không chỉ gây bất ngờ khi dẫn đầu trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm đầu tiên, Phần Lan còn nằm trong top 10 thế giới về giáo dục đại học. Có hơn 20.000 sinh viên quốc tế học tập tại Phần Lan. 9 trường đại học Phần Lan nằm trong top 2% đại học hàng đầu thế giới (theo xếp hạng QS).  

Chi phí du học Phần Lan phải chăng

Đối với sinh viên Phần Lan và EU, các trường đại học ở Phần Lan cung cấp giáo dục miễn phí. Tuy nhiên, sinh viên đến từ các quốc gia khác cũng không phải chi quá nhiều để học tập tại Phần Lan. Trung bình, học phí ở Phần Lan dao động từ 6.000 - 12.000 euro/năm. Về sinh hoạt phí, chính phủ nước này yêu cầu sinh viên quốc tế cần có tối thiểu 560 euro/tháng (tương đương 6.720 euro/năm) để chi tiêu trong quá trình học.

Đa dạng các loại học bổng

Các trường đại học Phần Lan cung cấp cho sinh viên quốc tế nhiều cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính. Bạn có thể cạnh tranh các suất học bổng trị giá từ 20% - 100% học phí nếu có thành tích học tập tốt hoặc được giảm học phí đáng kể theo chương trình Early-Bird (xác nhận học tập và đóng học phí sớm) và dựa trên trình độ tiếng Phần Lan.

Trải nghiệm học tập độc đáo

Ở Phần Lan, bạn được phép chọn các học phần mà mình muốn học, điều này giúp sinh viên dễ dàng đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho mình. “Tự do học thuật” cũng giúp sinh viên tốt nghiệp với một bộ kỹ năng cao hơn, đa dạng hơn, phù hợp với định hướng công việc. Hệ thống phân cấp phẳng trong các trường đại học của Phần Lan cũng đảm bảo mọi sinh viên đều có cơ hội học tập bình đẳng.

Cuộc sống tuyệt vời

Phần Lan là một sự kết hợp hoàn hảo cho sinh viên quốc tế vì cung cấp nền giáo dục tốt nhất với khả năng chi trả của sinh viên tại một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Sinh viên được hưởng lợi từ giảm giá dành cho sinh viên trên toàn quốc về thực phẩm và phương tiện đi lại. Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng là một phần quan trọng của văn hóa Phần Lan. Vì vậy, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống đa chiều và có nhiều cảm hứng để liên tục phát triển.

Cơ hội làm việc và định cư tại Phần Lan

Các trường đại học ở Phần Lan cung cấp dịch vụ nghề nghiệp cho sinh viên quốc tế, giúp bạn tìm việc làm bán thời gian hoặc công việc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp. Thời gian làm thêm của sinh viên quốc tế được tăng lên đến 30 giờ/tuần trong học kỳ. Sinh viên quốc tế được phép ở lại Phần Lan đến 2 năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc làm và có thể thực hiện điều này trong vòng 5 năm sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể tận dụng nhu cầu nhân lực cao ở một số lĩnh vực để tìm kiếm công việc và giấy phép thường trú cho mình.

Thủ tục hồ sơ đơn giản

Các trường đại học Phần Lan sử dụng cổng tuyển sinh chung cho nhiều chương trình học. Bạn có thể đăng ký đến 6 nguyện vọng trong cùng một đơn. Nhiều trường đại học khoa học ứng dụng chấp nhận kết quả của kỳ thi đầu vào (được tổ chức online), nên bạn chỉ cần thi 1 lần và sử dụng kết quả đó để ứng tuyển vào nhiều chương trình. Sau khi trúng tuyển, việc chứng minh tài chính để xin visa du học Phần Lan cũng không khó.

HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẦN LAN HIỆN NAY

Hệ thống giáo dục Phần Lan bao gồm: 

  • Chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ
  • Giáo dục mầm non
  • Giáo dục cơ bản
  • Giáo dục trung học phổ thông
  • Giáo dục nghề nghiệp
  • Giáo dục đại học

Hệ thống giáo dục Phần Lan

Giáo dục bắt buộc áp dụng cho tất cả trẻ em từ 6 -18 tuổi, gồm giáo dục mầm non, cơ bản và trung học phổ thông. Sau 9 năm giáo dục cơ bản có giáo dục trung học phổ thông hoặc trung học dạy nghề. 

Trình độ giáo dục đại học ở Phần Lan được tham chiếu ở các cấp độ 6, 7 và 8 trong Khung trình độ quốc gia cũng như trong Khung trình độ châu Âu. Hệ thống giáo dục đại học của Phần Lan bao gồm các trường đại học nghiên cứu và các trường đại học khoa học ứng dụng. Các trường đại học nghiên cứu tham gia vào cả giáo dục và nghiên cứu, có quyền cấp bằng tiến sĩ. Các trường đại học khoa học ứng dụng là các tổ chức giáo dục đại học chuyên nghiệp đa lĩnh vực, tham gia vào nghiên cứu ứng dụng và phát triển.

Chương trình cử nhân và thạc sĩ được tính bằng tín chỉ theo Hệ thống Tích lũy và Chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS). Các khóa học được định lượng theo khối lượng công việc yêu cầu. Một năm học toàn thời gian trung bình tương đương với 1.600 giờ làm việc của sinh viên và được xác định là 60 tín chỉ.

NÊN CHỌN ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU HAY ĐẠI HỌC KHOA HỌC ỨNG DỤNG?

Các trường đại học Phần Lan được biết đến với các tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục và các cơ sở nghiên cứu.

Đại học nghiên cứu Đại học khoa học ứng dụng
Tập trung vào nghiên cứu khoa học và nền giáo dục mà họ cung cấp. Thiên về thực hành với mục tiêu đào tạo để sinh viên thực hiện công việc chuyên môn cụ thể. Các nghiên cứu trong quá trình học gắn liền với cuộc sống làm việc chuyên nghiệp.
Có đào tạo tiến sĩ. Chương trình học bao gồm đào tạo thực tế hoặc thực tập.

Không đào tạo tiến sĩ.

Có chương trình kết hợp cử nhân và thạc sĩ. Yêu cầu nhập học thường ít khắt khe hơn đối với chương trình cử nhân. Tuy nhiên chương trình thạc sĩ tại đại học khoa học ứng dụng thường yêu cầu ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc liên quan.
Cử nhân: 3 năm

Thạc sĩ: 2 năm

Cử nhân: 3,5 – 4,5 năm

Thạc sĩ: 1 – 1,5 năm

Các trường đại học khoa học ứng dụng không xuất hiện trên một số bảng xếp hạng giáo dục thế giới, do không tập trung vào các công trình nghiên cứu mang tính chất học thuật, hàn lâm. Điều này không ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của trường. Giáo dục đại học Phần Lan được xếp thứ 9 trên thế giới và bằng cấp từ các trường đại học Phần Lan được quốc tế công nhận. Bạn nên chọn trường dựa trên định hướng học tập và mục tiêu nghề nghiệp.

>>Tìm hiểu thêm: Danh sách các trường đại học tại Phần Lan

>> Xem thêm: Những điểm khác biệt giữa Đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng Phần Lan

DU HỌC PHẦN LAN CẦN ĐIỀU KIỆN GÌ? CÓ KHÓ KHÔNG?

Sinh viên quốc tế cần đáp ứng yêu cầu về học thuật, ngôn ngữ và tài chính để du học Phần Lan.

Học thuật

Yêu cầu cơ bản sau để có thể nộp đơn vào đại học Phần Lan:

  • Cử nhân: Đang học lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT; IELTS 6.0 hoặc SAT
  • Thạc sĩ: Có bằng cử nhân chuyên ngành liên quan; IELTS 6.5; GRE / GMAT; kinh nghiệm làm việc (tùy chương trình)

Ngôn ngữ 

Để được nhận vào một chương trình dạy bằng tiếng Anh ở Phần Lan, bạn sẽ cần phải chứng minh khả năng thông thạo tiếng Anh của mình. IELTS / TOEFL là một trong những cách chứng minh điều đó, được mọi trường đại học Phần Lan chấp nhận. Hầu hết các trường chấp nhận kết quả bài kiểm tra tiếng Anh Pearson (PTE Academic), Chứng chỉ Tiếng Anh thành thạo của Cambridge ESOL (CPE) hoặc Chứng chỉ Tiếng Anh nâng cao của Cambridge ESOL (CAE).

Cách khác để chứng minh khả năng tiếng Anh của bạn là có điểm SAT hoặc tham gia kỳ thi đầu vào của trường (tùy chương trình).

Tài chính

Bên cạnh học phí, bạn cần chuẩn bị sinh hoạt phí cho thời gian học tập tại Phần Lan.

  • Học phí trung bình: 6.000 - 12.000 euro/năm (tùy trường, chương trình)
  • Sinh hoạt phí tối thiểu: 6.720 euro/năm (theo quy định của chính phủ Phần Lan)
  • Bảo hiểm y tế: 200 euro/năm
  • Phí hội sinh viên: 80 - 100 euro/năm
  • Lệ phí visa: 350 euro

KỲ THI ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC PHẦN LAN

Nhiều trường đại học Phần Lan sử dụng kết quả kỳ thi đầu vào làm căn cứ tuyển sinh quốc tế. Bài thi nhằm đánh giá khả năng tư duy logic, trình độ tiếng Anh, nền tảng học thuật... Nội dung thi khác nhau tùy vào nhóm ngành đăng ký.

Khối ngành kinh tế, du lịch, dịch vụ y tế:

  • Toán (logical thinking): hướng dẫn giải đề thi các năm trước, đặc biệt hướng dẫn phương pháp đọc hiểu đề, cách giải và làm bài rút ngắn thời gian, mở rộng toán SAT 1 và ACT
  • Multiple choice: hướng dẫn cách đọc và nắm nội dung bài đọc (pre-reading)
  • Essay: hướng dẫn kỹ năng viết essay và motivation letter để đạt điểm cao nhất
  • Group discussion: luyện kỹ năng thảo luận nhóm

Khối ngành kỹ thuật:

  • Toán (theo hướng suy luận và ứng dụng)
  • Vật lý, Hóa học
  • Tiếng Anh

Nhìn chung, học sinh Việt Nam đánh giá kỳ thi đầu vào Phần Lan không quá khó nếu ôn tập đúng trọng tâm và phương pháp. Các lớp luyện thi đầu vào Phần Lan do INEC tổ chức trong những năm qua luôn đạt tỷ lệ đậu trên 95%. Kỳ thi đầu vào đại học Phần Lan hiện được tổ chức online. Kết quả bài thi được sử dụng chung để xét tuyển vào các chương trình khác nhau.

>> Xem thêm: Kỳ thi đầu vào Phần Lan

CHI PHÍ DU HỌC PHẦN LAN TỰ TÚC MỘT NĂM HẾT BAO NHIÊU TIỀN?

Sinh viên quốc tế không đến từ EU, EEA hoặc Thụy Sĩ cần trả học phí tại Phần Lan. Thông thường, học phí dao động từ 6.000 – 18.000 euro/năm. Tùy trường và chương trình học mà học phí có thể khác nhau.

Sinh viên quốc tế cần có ngân sách 6.720 euro/năm (tương đương 560 euro/tháng) dành cho chi phí sinh hoạt để đủ điều kiện xin visa du học Phần Lan. Sinh hoạt phí thực tế có thể dao động trong khoảng 550 – 750 euro/tháng tùy địa điểm học tập, loại hình nhà ở, phong cách chi tiêu, ăn uống...

Trung bình, chi phí du học Phần Lan vào khoảng:

Cử nhân  Thạc sĩ 
Học phí 230 triệu đồng/năm 270 triệu đồng/năm
Sinh hoạt phí 245 triệu đồng/năm 245 triệu đồng/năm
Học bổng 180 triệu đồng/năm 150 triệu đồng/năm
Chi phí sau khi trừ học bổng 295 triệu đồng/năm 365 triệu đồng/năm

>> Xem thêm: Thống kê chi tiết các khoản Chi phí du học Phần Lan

KHI NÀO NỘP HỒ SƠ DU HỌC PHẦN LAN?

Các trường đại học Phần Lan có 2 kỳ khai giảng trong năm với thời gian tuyển sinh tương ứng. Thời hạn đăng ký chính xác có thể khác nhau tùy mỗi năm, thường là:

Kỳ khai giảng  Thời gian nộp hồ sơ 
Kỳ xuân (tháng 1) 2 tuần đầu tháng 9
Kỳ thu (tháng 8) 2 tuần đầu tháng 1

Một số chương trình cấp bằng có thể mở đơn trước hoặc sau thời gian đăng ký chung. Để lựa chọn ngành, trường phù hợp và tránh thiếu sót, bạn nên chuẩn bị hồ sơ du học Phần Lan sớm (trước hạn chót đăng ký 2 - 3 tháng).

Lưu ý: Bạn có thể đăng ký tối đa 6 chương trình cấp bằng với một đơn đăng ký duy nhất trong đợt tuyển sinh chung.

HƯỚNG DẪN 6 BƯỚC DU HỌC PHẦN LAN THÀNH CÔNG

Tìm chương trình học phù hợp

Các trường đại học Phần Lan cung cấp hơn 500 chương trình cử nhân và thạc sĩ được giảng dạy bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó còn có nhiều lựa chọn cho nghiên cứu và chương trình tiến sĩ. Hầu hết chương trình cử nhân bằng tiếng Anh được cung cấp bởi các trường đại học khoa học ứng dụng, trong khi hầu hết chương trình thạc sĩ bằng ngôn ngữ này đến từ các trường đại học nghiên cứu.

Bạn hãy tìm hiểu về nội dung giảng dạy, học phí, yêu cầu đầu vào… để tìm được chương trình phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình nhé.

Chuẩn bị hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ dựa trên yêu cầu của chương trình muốn đăng ký. Theo đó, ngoài hồ sơ học tập, bạn cần thi SAT hoặc ôn tập cho kỳ thi đầu vào đại học Phần Lan.

Lập kế hoạch tài chính

Du học Phần Lan có chi phí phải chăng. Mặc dù vậy bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ để chuẩn bị ngân sách hợp lý. Yêu cầu về sinh hoạt phí tối thiểu là 6.720 euro/năm, trong khi học phí các trường trung bình từ 6.000 – 12.000 euro/năm. Nhiều cơ hội học bổng trị giá từ 20% - 100% học phí cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.

Đăng ký chương trình và học bổng

Bạn nhớ kiểm tra lịch trình tuyển sinh để đăng ký đúng hạn nhé. Lưu ý là không nên nộp hồ sơ vào phút chót để tránh những sai sót có thể khiến bạn không kịp xử lý.

Nếu bạn tham gia kỳ thi đầu vào, nhớ theo dõi thông báo qua email để không bỏ lỡ thông tin.

Chờ kết quả và xác nhận

Mất một khoảng thời gian để các trường xét duyệt hồ sơ và thông báo về kết quả tuyển sinh. Nếu bạn trúng tuyển, bạn sẽ nhận được thông báo chính thức qua email, bao gồm địa điểm nhập học, thời gian xác nhận…

Bạn chỉ được nhập học vào một chương trình (trường) kể cả khi bạn trúng tuyển nhiều chương trình (trường). Vì vậy, hãy cân nhắc chương trình yêu thích và lưu ý thời hạn xác nhận của trường để không bỏ lỡ kỳ nhập học gần nhất.

Chuẩn bị cho việc đến Phần Lan

Bạn cần thực hiện:

  • Xin giấy phép cư trú cho sinh viên

Ngay khi được chính thức chấp thuận vào học tại một trường đại học Phần Lan, bạn nên bắt đầu đăng ký giấy phép cư trú. Giấy phép cư trú sinh viên đầu tiên của bạn để học cử nhân hoặc thạc sĩ ở Phần Lan có thể được cấp cho bạn trong toàn bộ thời gian học, miễn là hộ chiếu của bạn còn hiệu lực trong toàn bộ thời gian đó.

Nếu bạn đến Phần Lan để tiến hành nghiên cứu hoặc học tiến sĩ, bạn nên xin giấy phép cư trú để nghiên cứu khoa học. Giấy phép cư trú đầu tiên cho nghiên cứu có thể được cấp tối đa là hai năm.

  • Tìm chỗ ở tại Phần Lan

Bạn nên liên hệ trường đại học của mình để tìm hiểu thông tin về chỗ ở sinh viên. Bạn có thể tìm chỗ ở thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội, đại lý bất động sản tại Phần Lan.

  • Sắp xếp hành lý

Tham khảo thông tin và kinh nghiệm từ các du học sinh đi trước để chuẩn bị hành lý phù hợp nhé. Nếu bạn làm hồ sơ qua INEC, luôn có hoạt động hướng dẫn trước khi bay cho các bạn du học sinh Phần Lan, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị hành trang, các lưu ý quan trọng khi đến nơi cũng như trong cuộc sống tại Phần Lan.

DU HỌC PHẦN LAN 2024 NÊN CHỌN NGÀNH GÌ?

Nhiều lựa chọn ngành học bằng tiếng Anh tại Phần Lan về: kinh doanh, marketing, kỹ thuật, công nghệ, logistics, khoa học máy tính, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, du lịch, nhà hàng khách sạn, game, hàng hải, thẩm mỹ... Các trường đại học Phần Lan đang mở rộng số lượng chương trình học bằng tiếng Anh để thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn. Hiện có hơn 700 chương trình học ở cấp độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Bạn có thể theo đuổi các ngành học thú vị và có triển vọng nghề nghiệp rộng mở như:

Công nghệ thông tin – Phần mềm

Phần Lan là một trong những quốc gia có đóng góp đáng kể cho sự đổi mới trên thế giới. Đất nước này là nơi khởi nguồn của tin nhắn văn bản di động (SMS), hệ điều hành Linux, máy đo nhịp tim... Ủy ban châu Âu đã gọi Phần Lan là một trong những quốc gia kỹ thuật số tiên tiến nhất châu lục trong DESI (Chỉ số Xã hội và Kinh tế Kỹ thuật số) hàng năm.

Vì thế cũng không lạ khi Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới. Đất nước này có các công ty uy tín toàn cầu trong những lĩnh vực khác nhau về công nghệ thông tin - truyền thông và số hóa, nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu. Không chỉ có nhu cầu cao về nhân lực lành nghề mà thu nhập của một chuyên gia công nghệ thông tin và phần mềm ở Phần Lan cũng rất hấp dẫn, trung bình hàng tháng là 5.347 euro.

Điều dưỡng – Chăm sóc sức khỏe

Theo Hiến pháp Phần Lan, các cơ quan công quyền đảm bảo đầy đủ các cơ sở y tế, y tế và xã hội cho mọi người. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Phần Lan dựa trên các cơ sở chăm sóc sức khỏe công cộng mà mọi người cư trú trong nước đều có thể sử dụng. Ngoài ra, nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân hoạt động ở Phần Lan. Điều này tạo ra một nhu cầu rất lớn đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở Phần Lan. Hiện tại, có hơn 11.000 việc làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Phần Lan. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Phần Lan, thu nhập trung bình của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở Phần Lan là 3.228 euro mỗi tháng.

Có sự thiếu hụt lực lượng lao động đáng kể trong lĩnh vực điều dưỡng ở Phần Lan và nước này đang có kế hoạch chào đón các y tá từ nước ngoài. Nhu cầu y tá ngày càng cao tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe trong khu vực công cũng như tư nhân. Phần Lan đặt mục tiêu tuyển dụng gần 30.000 y tá vào năm 2030 để đáp ứng các yêu cầu. Một chuyên gia chăm sóc sức khỏe làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng ở Phần Lan kiếm được khoảng 4.530 euro mỗi tháng.

Kỹ thuật

Phần Lan là quê hương của các tổ chức kỹ thuật sáng tạo và cung cấp nền giáo dục chất lượng trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Thị trường việc làm của Phần Lan cần nhiều kỹ sư. Các chuyên gia quốc tế lành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật sẽ tìm thấy vô số cơ hội việc làm ở đây. Trung bình một chuyên gia làm kỹ sư ở Phần Lan thường có thu nhập khoảng 4.280 euro hàng tháng.

Giáo dục

Phần Lan đang trở thành một điểm đến phổ biến cho các nhà giáo dục. Giảng dạy là một trong những lĩnh vực công việc sinh lợi nhất ở Phần Lan. Ứng viên có thể tìm thấy nhiều cơ hội việc làm tại các trường quốc tế và tư thục. Yêu cầu đầu vào để dạy tiếng Anh trong nước là bằng đại học với chứng chỉ TEFL. Giáo viên mẫu giáo cũng có nhu cầu cao ở Phần Lan. Lĩnh vực này kết hợp giáo dục, giảng dạy và chăm sóc. Thu nhập trung bình của một giáo viên ở Phần Lan là 3.800 euro một tháng.

Hospitality

Ngành khách sạn đang trở thành một ngành quan trọng về mặt tạo việc làm và số lượng lao động mà ngành sử dụng. Các cơ hội việc làm và doanh thu thuế do lĩnh vực khách sạn tạo ra đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của Phần Lan. Lĩnh vực khách sạn ở nước này sử dụng khoảng 128.700 lao động. Trong đó, hơn 30% lao động dưới 26 tuổi. Lực lượng lao động của lĩnh vực khách sạn đã tăng 21% trong thời gian gần đây. Thu nhập trung bình của chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn khoảng 5.961 euro/tháng.

>> Xem thêm: Những lĩnh vực tốt nhất để học tập ở Phần Lan

DU HỌC PHẦN LAN NÊN CHỌN THÀNH PHỐ NÀO?

Mỗi thành phố ở Phần Lan xinh đẹp đều có nhiều điều để khám phá. Nếu bạn đang nghĩ về việc du học Phần Lan, hãy tìm hiểu thêm về một số thành phố sinh viên tuyệt vời để quyết định nhé. 

Helsinki

Là thủ đô của Phần Lan, Helsinki là một trung tâm kinh doanh và thành phố du lịch lớn. Có khoảng 1,3 triệu người cư trú, Helsinki là thành phố đông dân nhất ở Phần Lan. Bảo tàng Kiasma, Nhà thờ Uspenski, Công viên giải trí Linnanmaki, Nhà nguyện Kamppi và Temppeliaukio Kirkko là một số địa danh được ghé thăm nhiều nhất.

Helsinki là một điểm đến tuyệt vời để học tập tại Phần Lan vì có một số trường nổi tiếng như Đại học Helsinki, Đại học KHUD Metropolia, Trường Kinh tế Hanken, Đại học Nghệ thuật Helsinki, Đại học KHUD Haaga - Helia. Những ai đam mê nghệ thuật nên tìm hiểu về Đại học Nghệ thuật Helsinki hoặc Uniarts Helsinki. Trường chuyên về khiêu vũ, mỹ thuật, âm nhạc và sân khấu. Hơn nữa, trung tâm học tập được chia thành ba học viện: Học viện Mỹ thuật, Học viện Sibelius và Học viện Sân khấu.

Các nhà kinh tế và chuyên gia quản trị kinh doanh trong tương lai nên xem xét Trường Kinh tế Hanken. Đây là một trường kinh doanh hàng đầu ở Phần Lan, đã mở cửa cho sinh viên vào năm 1909. Ngày nay, trường có bốn khoa (Khoa Tài chính và Kinh tế, Khoa Quản lý và Tổ chức, Khoa Tiếp thị, Khoa Kế toán và Luật Thương mại) và một trung tâm (Trung tâm Ngôn ngữ và Truyền thông Kinh doanh).

Tampere là một thành phố quyến rũ nằm ở khu vực phía nam Phần Lan với gần 350.000 cư dân. Đây cũng là một điểm đến yêu thích của khách du lịch do có nhiều địa điểm đầy cảm hứng như Bảo tàng Vapriikki, Tháp quan sát Pyynikki, Nhà thờ Tampere, Särkänniemi và Nhà thờ Kaleva.

Tampere là một thành phố tuyệt vời cho sinh viên quốc tế. Thành phố chào đón mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Đại học Cảnh sát và Đại học Tampere cũng như Đại học KHUD Tampere là những cơ sở giáo dục nổi bật trong thành phố. Vào mùa hè, bạn có thể đi bơi ở một trong những hồ nước hoặc ghé thăm một trong nhiều công viên. Vào mùa đông, bạn có thể đi trượt tuyết hoặc trượt băng. Tampere cũng là nơi có nhiều viện bảo tàng và nhà hát. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm ăn uống, Tampere có rất nhiều nhà hàng cho bạn lựa chọn. Bạn có thể tìm thấy đồ ăn Phần Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Ý...

Espoo là một phần của vùng Uusimaa. Đây là một thành phố nhộn nhịp với nhiều điểm tham quan du lịch như Khu bảo tồn Thiên nhiên Laajalahti, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Espoo, Công viên Quốc gia Nuuksio, Trung tâm Tự nhiên Phần Lan Haltia và Công viên nước Serena.

Học viện nổi tiếng nhất trong khu vực là Đại học Aalto với sáu trường: Trường Nghệ thuật, Thiết kế và Kiến trúc, Trường Kinh doanh, Trường Kỹ thuật Hóa học, Trường Kỹ thuật, Trường Kỹ thuật Điện và Trường Khoa học. Đại học Aalto được thành lập năm 2010, được đặt theo tên của kiến trúc sư nổi tiếng Alvar Aalto, người đã nghiên cứu và thiết kế tại Đại học Công nghệ Helsinki.

Nổi tiếng là thành phố lâu đời nhất của đất nước, Turku có một lịch sử phong phú và được thể hiện bởi các địa điểm kiến trúc ở nơi này như Lâu đài Turku, Kuralan Kylämäki, Sibeliusmuseum, Nhà Qwensel và Nhà thờ Turku. Có hơn 175.000 cư dân trong thành phố. 

Đại học Turku, Đại học KHUD Turku và Đại học Åbo Akademi là những trung tâm học tập nổi tiếng nhất trong thành phố. Đại học Turku là học viện giáo dục đại học lớn thứ ba ở Phần Lan, là lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế. Trường được thành lập năm 1920 và hiện tại có tám khoa (Khoa Giáo dục, Khoa Nhân văn, Khoa Luật, Khoa Y, Khoa Khoa học, Khoa Khoa học Xã hội, Khoa Công nghệ và Trường Kinh tế học Turku). Trường có hai cơ sở khác ở Pori và Rauma.

Vantaa tự hào là thành phố quốc tế nhất của Phần Lan để học tập. Tính đến năm 2022, thành phố có khoảng 238.000 cư dân. Những địa điểm tham quan nổi tiếng là  Bảo tàng Hàng không Phần Lan, Ga xe lửa Tikkurila, Trung tâm Khoa học Heureka, Bảo tàng Vantaa và Kuusijärvi.

Ở Vantaa, tổ chức giáo dục đáng chú ý nhất là Đại học KHUD Laurea, bắt đầu chào đón sinh viên vào năm 1992. Trường có sáu cơ sở với khoảng 7.800 sinh viên hiện đang theo học.

Lappeenranta là một thành phố xinh đẹp ở Phần Lan mang đến chất lượng cuộc sống tuyệt vời cho sinh viên quốc tế. Thành phố này có Đại học Công nghệ Lappeenranta, nơi cung cấp nhiều chương trình cấp bằng bằng tiếng Anh.

Lappeenranta nằm gần hồ Saimaa và thiên nhiên ở đây thật tuyệt vời. Vào mùa hè, bạn có thể tận hưởng những ngày dài và đi bơi ở một trong nhiều hồ nước. Vào mùa đông, bạn có thể đi dạo trong khu rừng phủ đầy tuyết hoặc trượt tuyết băng đồng.

Trung tâm thành phố Lappeenranta rất nhỏ gọn và mọi thứ đều trong khoảng cách đi bộ. Có rất nhiều cửa hàng, nhà hàng và quán cà phê để khám phá. Và nếu muốn rời xa thành phố trong một ngày, bạn có thể dễ dàng bắt xe buýt hoặc xe lửa đến một trong nhiều thị trấn và làng mạc gần đó.

Chi phí sinh hoạt ở Lappeenranta tương đối thấp và có nhiều lựa chọn nhà ở giá cả phải chăng. Thành phố cũng có một hệ thống giao thông công cộng tốt, giúp bạn dễ dàng đi lại. Người dân rất nồng hậu và chào đón. 

Oulu là một thành phố độc đáo và sôi động nằm ở phía Bắc của Phần Lan. Thành phố tràn đầy sức sống và năng lượng, đồng thời mang đến một môi trường học tập tuyệt vời cho sinh viên quốc tế.

Có nhiều lý do tại sao bạn nên xem xét việc học tập tại Oulu. Thành phố này là nơi tọa lạc của nhiều trường đại học và viện nghiên cứu tầm cỡ thế giới, vì vậy bạn sẽ được tiếp cận với một nền giáo dục chất lượng cao. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở Oulu tương đối thấp và có rất nhiều việc để làm trong thời gian rảnh rỗi.

NHÀ Ở CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ TẠI PHẦN LAN 

Chỗ ở là một khía cạnh thiết yếu của cuộc sống sinh viên, điều quan trọng là chọn một nơi phù hợp với ngân sách và sở thích của bạn. Phần Lan cung cấp nhiều lựa chọn về chỗ ở cho sinh viên quốc tế, bao gồm nhà ở sinh viên, nhà ở tư nhân, ký túc xá và khách sạn, ở với người bản xứ. Khi tìm kiếm chỗ ở tại Phần Lan, hãy xem xét ngân sách, vị trí và tiện nghi, đồng thời đọc các nhận xét trước khi đặt chỗ. Với những lời khuyên này, bạn sẽ có thể tìm được chỗ ở hoàn hảo đáp ứng nhu cầu của mình và cho phép bạn tận hưởng trải nghiệm du học ở Phần Lan.

Các loại hình nhà ở khi du học Phần Lan

  • Nhà ở cho sinh viên ở Phần Lan

Nhà ở sinh viên là lựa chọn chỗ ở phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế ở Phần Lan. Tổ chức Nhà ở Sinh viên Phần Lan (KOAS) chịu trách nhiệm về chỗ ở cho sinh viên ở hầu hết các trường đại học Phần Lan. KOAS quản lý hơn 5.000 căn hộ trên 18 thành phố ở Phần Lan. Họ cung cấp các căn hộ với các tiện nghi cơ bản như nhà bếp, phòng tắm và truy cập Internet. Giá thuê căn hộ KOAS dao động từ 200 - 600 euro mỗi tháng tùy thuộc vào vị trí, diện tích căn hộ và cơ sở vật chất được cung cấp.

Một lựa chọn khác cho nhà ở sinh viên là Tổ chức Làng Sinh viên (SOA). SOA quản lý chỗ ở của sinh viên tại Helsinki, Turku và Tampere. Họ cung cấp các căn hộ với các tiện nghi cơ bản và các khu vực chung như phòng tập thể dục, phòng xông hơi khô và giặt ủi. Giá thuê căn hộ SOA dao động từ 200 - 500 euro mỗi tháng.

  • Nhà ở tư nhân ở Phần Lan

Nhà ở tư nhân là một lựa chọn khác dành cho sinh viên quốc tế ở Phần Lan. Bạn có thể thuê căn hộ hoặc phòng trong căn hộ chung. Nhà riêng có thể đắt hơn nhà ở sinh viên, nhưng nó mang lại nhiều tự do và riêng tư hơn. Giá thuê nhà ở tư nhân khác nhau tùy thuộc vào vị trí, quy mô căn hộ và cơ sở vật chất được cung cấp.

Một cách để tìm nhà ở tư nhân là thông qua các nền tảng trực tuyến như Oikotie và Vuokraovi. Những nền tảng này liệt kê các căn hộ và phòng cho thuê ở các thành phố khác nhau tại Phần Lan. Một lựa chọn khác là sử dụng một đại lý bất động sản. Các đại lý bất động sản tính phí cho dịch vụ của họ, nhưng họ có thể giúp bạn tìm được chỗ ở hoàn hảo phù hợp với ngân sách và sở thích của bạn.

  • Nhà nghỉ và khách sạn ở Phần Lan

Nhà trọ và khách sạn là những lựa chọn khác cho sinh viên quốc tế ở Phần Lan. Nhà trọ cung cấp chỗ ở thân thiện với ngân sách, trong khi khách sạn cung cấp chỗ ở sang trọng hơn với chi phí cao hơn. Nhà trọ và khách sạn thích hợp cho những kỳ nghỉ ngắn ngày hoặc nếu bạn cần chỗ ở tạm thời trước khi tìm thuê dài hạn.

Chỗ ở trong nhà trọ ở Phần Lan dao động từ 20 - 50 euro mỗi đêm, trong khi chỗ ở tại khách sạn có thể có giá từ 50 - 300 euro mỗi đêm. Một số ký túc xá phổ biến ở Phần Lan bao gồm Eurohostel ở Helsinki, Khách sạn Omena ở các thành phố khác nhau và Hostel Suomenlinna ở Helsinki. Những khách sạn nổi tiếng tại Phần Lan bao gồm Radisson Blu, Scandic Hotels và Hilton Helsinki Strand.

  • Homestay ở Phần Lan

Homestay là một lựa chọn phổ biến cho sinh viên quốc tế muốn trải nghiệm văn hóa và lối sống của Phần Lan. Homestay liên quan đến việc sống với một gia đình Phần Lan trong nhà của họ. Tùy chọn này tạo cơ hội để thực hành tiếng Phần Lan, tìm hiểu về văn hóa Phần Lan và kết bạn mới. Homestay cũng là một lựa chọn tiết kiệm chi phí cho sinh viên quốc tế.

Bạn có thể tìm các lựa chọn homestay thông qua các nền tảng trực tuyến như Homestay.com và GoHomestay.com. Chỗ ở homestay ở Phần Lan dao động từ 20 - 50 euro một đêm, tùy thuộc vào địa điểm và cơ sở vật chất được cung cấp. Một số trường đại học ở Phần Lan cũng cung cấp tùy chọn homestay.

Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn chỗ ở tại Phần Lan

Khi chọn chỗ ở tại Phần Lan, có một số yếu tố cần xem xét để đảm bảo rằng bạn tìm thấy một lựa chọn phù hợp đáp ứng nhu cầu và sở thích của mình. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng nhất cần xem xét:

  • Vị trí: Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét là vị trí của chỗ ở. Bạn nên xem xét mức độ gần trường đại học, phương tiện giao thông công cộng và các tiện nghi khác như siêu thị, nhà hàng và các lựa chọn giải trí. Chọn chỗ ở gần trường đại học của bạn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho việc đi lại.
  • Ngân sách: Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là ngân sách của bạn. Bạn nên xem xét số tiền bạn có thể trả cho chỗ ở và chọn một nơi phù hợp với ngân sách của bạn. Nhà ở sinh viên nói chung là lựa chọn hợp lý nhất, nhưng nhà ở tư nhân, ký túc xá và nhà trọ cũng có thể tiết kiệm chi phí tùy thuộc vào sở thích của bạn.
  • Tiện nghi: Điều quan trọng là phải xem xét các tiện nghi được cung cấp bởi chỗ ở. Bạn nên đảm bảo rằng nó có các tiện nghi cơ bản như nhà bếp, phòng tắm và truy cập Internet. Các tiện nghi khác như phòng tập thể dục, phòng xông hơi khô và thiết bị giặt ủi cũng có thể mang lại lợi ích.
  • Bạn cùng phòng: Nếu bạn đang xem xét nhà ở riêng hoặc ở chung căn hộ, bạn nên xem xét những người bạn cùng phòng tiềm năng. Bạn nên đảm bảo rằng họ có lối sống và sở thích giống nhau để tránh xung đột và đảm bảo trải nghiệm sống thoải mái.
  • An ninh: Bạn cũng nên xem xét an ninh của nơi ở. Đảm bảo rằng tòa nhà có lối vào và lối ra an toàn, cũng như khu vực đó an toàn và đảm bảo.
  • Điều khoản cho thuê: Điều quan trọng là phải đọc kỹ hợp đồng thuê, hiểu các điều khoản và điều kiện trước khi ký. Bạn nên xem xét thời hạn của hợp đồng thuê, lịch thanh toán và bất kỳ khoản phí hoặc lệ phí bổ sung nào.
  • Đánh giá: Đọc các đánh giá từ những người thuê nhà trước đây có thể cho bạn ý tưởng về trải nghiệm sống và bất kỳ vấn đề hoặc mối quan tâm tiềm ẩn nào với chỗ ở.

Mẹo tìm chỗ ở tại Phần Lan

  • Bắt đầu tìm kiếm sớm: Bắt đầu tìm kiếm chỗ ở ngay khi bạn nhận được thư chấp nhận từ trường đại học. Nhà ở sinh viên đang có nhu cầu cao và tốt nhất bạn nên đăng ký sớm để đảm bảo có chỗ.
  • Xem xét ngân sách của bạn: Xem xét ngân sách của bạn khi chọn chỗ ở. Nhà ở sinh viên là lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất, nhưng nhà ở tư nhân có thể mang lại nhiều tự do và riêng tư hơn.
  • Tìm chỗ ở gần trường đại học: Tìm chỗ ở gần trường đại học để tiết kiệm chi phí đi lại
  • Kiểm tra tiện nghi: Hãy chắc chắn rằng chỗ ở có các tiện nghi cơ bản như nhà bếp, phòng tắm và truy cập Internet.
  • Đọc đánh giá: Đọc đánh giá về chỗ ở trước khi đặt phòng. Đánh giá từ những người thuê trước đây có thể cho bạn hình dung khái quát về những gì mong đợi.
  • Tham gia các nhóm nhà ở sinh viên: Tham gia các nhóm nhà ở sinh viên trên phương tiện truyền thông xã hội để nhận thông tin cập nhật về chỗ ở có sẵn và kết nối với các sinh viên khác đang tìm kiếm chỗ ở.
  • Sử dụng đại lý bất động sản: Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm chỗ ở, hãy cân nhắc sử dụng đại lý bất động sản. Họ có thể giúp bạn tìm chỗ ở hoàn hảo phù hợp với ngân sách và sở thích của bạn.

Du học Phần Lan có được làm thêm không?

Sinh viên quốc tế được phép làm việc khi du học Phần Lan.

Làm việc trong quá trình học

Giấy phép cư trú sinh viên cho phép bạn làm việc tối đa 30 giờ mỗi tuần trong học kỳ. Nếu công việc của bạn liên quan đến bằng cấp của bạn (ví dụ: đào tạo thực tế hoặc làm luận án) thì hạn chế 30 giờ này không áp dụng.

Một số việc làm thêm phổ biến với sinh viên tại Phần Lan như: phục vụ nhà hàng, phụ bếp, thu hoạch nông sản, dọn dẹp, giao hàng, lĩnh vực CNTT và các chương trình phần mềm như số hóa, phân tích dữ liệu, người máy và trí tuệ nhân tạo, du lịch, chăm sóc sức khỏe... Ngay cả khi bạn làm việc bán thời gian, bạn vẫn phải nộp thuế thu nhập ở Phần Lan. Số tiền thuế phụ thuộc vào tính chất công việc và tiền lương của bạn. Không có mức lương tối thiểu ở Phần Lan, tuy nhiên, mức lương thấp nhất dao động từ 7 - 8 euro mỗi giờ. Làm việc vào Chủ nhật và buổi tối được trả lương cao hơn.

Làm việc sau khi tốt nghiệp 

Sinh viên tốt nghiệp được ở lại Phần Lan đến 2 năm để tìm việc làm. Bạn có thể rời Phần Lan và trở lại đây trong vòng 5 năm sau khi tốt nghiệp để thực hiện điều này. Quy định mới cũng cho phép sinh viên quốc tế không phải gia hạn thị thực du học mỗi năm và được hưởng chính sách thuận lợi hơn về nhập tịch và làm việc tại Phần Lan. Theo đó, bạn có thể đăng ký thường trú sau khi bạn đã sống ở Phần Lan với giấy phép cư trú liên tục trong bốn năm và chẳng hạn như đã tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Thời gian học tập của bạn ở Phần Lan đương nhiên cũng được tính vào thời gian này.

>> Xem thêm: Quy định mới về visa, làm thêm khi du học Phần Lan

HỌC BỔNG DU HỌC PHẦN LAN 2024

Có rất nhiều cơ hội hỗ trợ tài chính cho sinh viên muốn du học Phần Lan. Chính phủ và các trường đại học ở Phần Lan cung cấp nhiều loại học bổng cho sinh viên quốc tế, phần lớn dựa trên thành tích học tập. Giá trị học bổng có thể là bán phần hoặc toàn phần. Học bổng có thể được cấp từ năm thứ nhất hoặc từ năm thứ hai hoặc cho toàn bộ quá trình học tập. Để duy trì học bổng cho các năm học tiếp theo, sinh viên cần đảm bảo thành tích học tập theo yêu cầu.

Học bổng chính phủ 

Finland Scholarship là chương trình học bổng dành cho sinh viên quốc tế theo học chương trình thạc sĩ / tiến sĩ tại các trường đại học nghiên cứu và nghệ thuật tại Phần Lan. Học bổng cho sinh viên thạc sĩ bao gồm 100% học phí năm đầu tiên và trợ cấp 5.000 euro; có thể gia hạn tài trợ toàn bộ học phí cho năm thứ hai (tùy trường).

Học bổng các trường đại học

Tùy trường mà giá trị học bổng khác nhau, từ 10% - 100% học phí cho chương trình cử nhân / thạc sĩ. Nhiều trường còn có ưu đãi giảm học phí cho sinh viên đóng sớm từ 500 euro - 50% học phí (Early-Bird), học bổng cho sinh viên có chứng chỉ tiếng Phần Lan, học tập đúng tiến độ...

>> Xem thêm: Danh sách học bổng du học Phần Lan cập nhật mới nhất

CÓ THỂ TỰ LÀM HỒ SƠ DU HỌC PHẦN LAN KHÔNG?

Bạn hoàn toàn có thể tự làm hồ sơ du học Phần Lan, từ đăng ký khóa học, tham gia các kỳ thi theo yêu cầu (SAT hoặc thi đầu vào), xin visa du học… Các quá trình này chắc chắn cần có thời gian để bạn tìm hiểu và xác minh thông tin, cân nhắc để có lựa chọn phù hợp cũng như đảm bảo đầy đủ giấy tờ cần thiết đúng hạn. Vì vậy, bạn có thể tìm đến đơn vị tư vấn du học Phần Lan uy tín để được hỗ trợ kịp thời và chính xác. 

Là công ty tư vấn du học với hơn 16 năm hoạt động, INEC đã giúp cho rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam du học Phần Lan thành công. Đến với INEC, bạn sẽ được tư vấn chọn ngành, trường phù hợp với sở thích, năng lực; tham gia lớp luyện thi đầu vào với tỷ lệ đậu luôn trên 95%; được hỗ trợ đăng ký khóa học và các thủ tục hồ sơ liên quan. Đặc biệt, INEC còn cung cấp các thông tin và hướng dẫn trước khi bay để bạn có chuyến khởi hành đến Phần Lan thuận lợi. Các bạn cũng được INEC giữ liên lạc trong suốt thời gian du học để hỗ trợ các vấn đề phát sinh khi cần. 

Chọn du học Phần Lan, đến INEC ngay nhé! 

Công ty Tư vấn Du học INEC

  • Tổng đài: 1900 636 990
  • Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 9948
  • Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
  • Email: inec@inec.vn
  • Chat ngay với tư vấn viên tại: /duhocphanlan

Các câu hỏi thường gặp về Du học Phần Lan

Cùng INEC giải đáp “tất tần tật” các câu hỏi thường gặp về du học Phần Lan, bạn nhé!..

Tốt. Giáo dục top 8 thế giới (năm 2020); giảng viên thân thiện, dễ tiếp cận để trao đổi bài vở; cơ sở vật chất phục vụ học tập hiện đại, đầy đủ; môi trường quốc tế với giảng viên, sinh viên từ nhiều quốc gia; chi phí thấp; tuyển sinh quốc tế các ngành có nhu cầu nhân lực tại Phần Lan nên rộng mở triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên.

Tùy ngành muốn học, năng lực, định hướng nghề nghiệp của bạn.

  • Đại học nghiên cứu: đào tạo theo hướng nghiên cứu cho học thuật và chuyên nghiệp, thực tập không bắt buộc. Thời gian học: cử nhân 3 năm, thạc sĩ 2 năm, tiến sĩ 4 năm.
  • Đại học khoa học ứng dụng: đào tạo theo hướng tiếp cận thực tế để làm nghề cụ thể (như điều dưỡng, kỹ sư điện, quản lý nhà hàng, kế toán...), bắt buộc thực tập. Thời gian học: cử nhân 3,5 – 4 năm, thạc sĩ 1 – 1,5 năm.

>> Xem thêm: Muốn giỏi nghề, có việc tốt, đừng bỏ qua đại học khoa học ứng dụng!

  • Chương trình cử nhân: Tốt nghiệp THPT, IELTS 6.0 (tùy trường), xét điểm SAT hoặc thi đầu vào
  • Chương trình thạc sĩ: Có bằng cử nhân chuyên ngành liên quan, IELTS 6.5 (tùy trường), GMAT, kinh nghiệm làm việc theo số năm quy định (tùy trường)

Bên cạnh hồ sơ học tập, các ứng viên cần có điểm SAT hoặc tham gia kỳ thi đầu vào để ứng tuyển vào đại học Phần Lan. Một số trường có thể yêu cầu phỏng vấn, thực hiện video giới thiệu bản thân làm căn cứ để đánh giá kỹ năng tiếng Anh và năng lực phù hợp với chương trình muốn học.

Tùy nhóm ngành mà cấu trúc và nội dung thi khác nhau.

  • Nhóm ngành du lịch: bài luận dựa trên tài liệu đọc trước, toán – logic, thảo luận nhóm
  • Nhóm ngành kinh doanh: bài luận, câu hỏi trắc nghiệm, toán – logic, thảo luận nhóm
  • Nhóm ngành công nghệ: toán, suy luận logic, vật lý, hóa học, tiếng Anh
  • Nhóm ngành điều dưỡng: toán, bài luận, thảo luận nhóm

>> Xem thêm: Cần chuẩn bị gì cho kỳ thi đầu vào Phần Lan?

Bạn cần nắm vững các khối kiến thức sẽ được kiểm tra trong kỳ thi, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh tốt, giải các đề thi tương tự để làm quen. Học nhóm để bổ sung kiến thức, tăng cường kỹ năng giao tiếp, thảo luận và có thêm động lực để luyện thi. Bạn nên đăng ký lớp luyện thi Phần Lan uy tín để ôn tập đúng hướng, tiết kiệm thời gian và tăng cường sự tự tin.

>> Xem thêm: Bí kíp luyện thi vào đại học Phần Lan

Tùy trường. Nhiều trường đại học Phần Lan đánh giá kỹ năng tiếng Anh của ứng viên qua bài thi đầu vào, phỏng vấn trực tiếp... nên không bắt buộc ứng viên phải có chứng chỉ IELTS. Tuy nhiên, bạn cần trau dồi tiếng Anh tốt để có thể vượt qua bài thi đầu vào/phỏng vấn bằng tiếng Anh và học tập tại trường.

Tùy trường. Bạn không cần có điểm SAT nếu nộp hồ sơ vào các trường/ngành tuyển sinh qua kỳ thi đầu vào.

Từ học kỳ mùa thu năm 2017, các trường đại học Phần Lan đã bắt đầu thu học phí với sinh viên quốc tế. Học phí thường ở mức 5.500 – 12.000 EUR/năm tùy ngành, trường. Tuy nhiên, hầu hết các trường đều cấp học bổng giá trị cao (50 – 100% học phí).

Không đắt khi so sánh với nhiều cường quốc giáo dục khác và khi xét về chất lượng giáo dục, cuộc sống và cơ hội bạn nhận được.

>> Xem thêm: Chi phí du học Phần Lan

Các trường đại học Phần Lan xét tuyển đầu vào nghiêm ngặt. Nhiều trường trao học bổng (giá trị phổ biến là 50% học phí) cho sinh viên quốc tế ngay từ năm 1. Vì vậy, nếu hồ sơ của bạn đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của trường thì cơ hội nhận học bổng trong tầm tay.

>> Xem thêm: Học bổng du học Phần Lan

Các trường đại học Phần Lan tuyển sinh 2 kỳ trong năm.

  • Kỳ nhập học mùa thu – Hạn nộp hồ sơ: 2 tuần đầu tháng 1
  • Kỳ nhập học mùa xuân – Hạn nộp hồ sơ: 2 tuần đầu tháng 9 của năm trước đó

>> Xem thêm: Những mốc thời gian cần lưu ý khi làm hồ sơ du học Phần Lan

Không khó. Nhất là khi bạn được tư vấn và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm như Du học INEC.

Có. Sinh viên quốc tế có thể làm thêm 25 giờ/tuần trong học kỳ và toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Mức lương trung bình từ 6 – 15 EUR/giờ. Công việc phổ biến: phục vụ nhà hàng, thu hái nông sản, dọn vệ sinh...

Phần Lan có diện tích tương đương Việt Nam nhưng dân số chỉ 5,5 triệu người. Vì vậy, bạn có thể thấy cư dân ở đây khá thưa thớt, cuộc sống không quá náo nhiệt. Tuy nhiên, người Phần Lan có những cách riêng để làm cuộc sống trở nên thú vị hoặc tận hưởng thời gian một mình. Bạn có thể học hỏi những cách này và tham gia các cộng đồng sinh viên, cư dân ở nơi mình sống. Ngoài ra, học tập nghiêm túc và tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ Phần Lan cũng chiếm phần lớn quỹ thời gian nên bạn sẽ không có nhiều thời gian để buồn đâu!

Nền nhiệt độ tại Phần Lan thấp hơn nhiều so với Việt Nam nên bạn cần chuẩn bị trang phục phù hợp. Nếu không quen dùng ẩm thực phương Tây thường xuyên, bạn có thể tự mua nguyên liệu và nấu ăn cho hợp khẩu vị và cũng rất tiết kiệm nữa!

Rất nhiều sinh viên Việt Nam đã có trải nghiệm cuộc sống du học Phần Lan vô cùng thú vị đấy. 

Có thể. Phần Lan cho phép sinh viên quốc tế ở lại nước này 2 năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc làm. Nếu có việc làm và thu nhập đáp ứng quy định, bạn có thể xin giấy phép để cư trú tại Phần Lan lâu dài.

Tin tức du học Phần Lan mới nhất được cập nhật tại đây

Đăng ký tư vấn du học Phần Lan cùng chuyên viên INEC

Hãy liên hệ và trao đổi cùng các chuyên viên tư vấn giàu chuyên môn, kinh nghiệm của INEC để hiểu rõ hơn du học Phần Lan.
TOP