Trong khi ở phương Tây, Gap year là một điều bình thường thì ở nước ta khái niệm Gap year chưa thực sự phổ biến và việc hiểu chưa đúng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình du học, đặc biệt là khi xin visa du học của một số quốc gia học thuật như Mỹ, Anh, Úc, Canada… Vậy Gap year là gì? Gap year có ảnh hưởng thế nào đến hồ sơ du học? Hãy cùng INEC tìm hiểu nhé!
Gap Year là gì?
Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge, Gap year là việc gián đoạn 1 khoảng thời gian giữa các bậc học từ phổ thông lên cao đẳng hoặc đại học. Gap year cũng bao hàm việc nghỉ học lưng chừng khi chưa hoàn tất 1 chương trình học cụ thể. Nó khác với việc học xong 1 chương trình học thuật rồi tạm dừng, chẳng hạn bạn học xong chương trình cao đẳng rồi đi làm 1 khoảng thời gian, sau đó muốn đi học tiếp thì giai đoạn đi làm đó không phải là Gap year.
Ở các nước phương Tây và đặc biệt là Mỹ, Gap year là lựa chọn của rất nhiều học sinh xuất phát từ tâm thế vừa phấn khích vừa lo lắng trước ngưỡng cửa đại học. Bởi các em khó có thể biết chính xác những gì cần học trong thời đại này và bằng cấp nào là nền tảng cho sự nghiệp lâu dài. Trong khi đó để chi trả cho 1 tấm bằng cử nhân có thể tốn khoản ngân sách đến sáu con số. Cũng vì thế, những người trẻ tuổi có thể chọn gián đoạn, thường là một năm để tìm hiểu thêm về thế giới, khám phá và nhận thức rõ hơn về bản thân.
Ví dụ: Nếu bạn đang muốn trau dồi kỹ năng của mình hoặc mạo hiểm ra khỏi vùng an toàn của mình, thì một năm nghỉ là một bước tuyệt vời tiếp theo. Việc lấp đầy khoảng trống trong năm của bạn bằng những hoạt động và trải nghiệm ý nghĩa có thể dạy bạn nhiều hơn về bản thân và đưa bạn đến gần hơn với các mục tiêu trong tương lai.Khoảng thời gian này nhằm giúp các bạn trẻ có những lựa chọn đúng đắn hơn cho con đường sự nghiệp tương lai.
Gap year trong trường hợp này mang ý nghĩa tích cực, thậm chí được khuyến khích tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vậy Gap year ảnh hưởng gì đến hồ sơ du học?
Tham khảo yêu cầu đầu vào nhiều trường tại Mỹ, Anh, Úc, Canada… hoặc trên website của lãnh sự quán các nước bạn sẽ không thấy quy định thành văn nào rằng hồ sơ không được có Gap year. Vậy bạn có thắc mắc Gap year ảnh hưởng thế nào đến quá trình du học? Và theo kinh nghiệm của INEC, tình trạng hồ sơ có Gap year (gián đoạn việc học) cũng là một trong những điểm “khó” đối với hồ sơ du học. Tại sao?
Với một số quốc gia châu Á như Singapore, Malaysia, Philippines… Gap year có thể không ảnh hưởng nhiều đến tiến trình du học, trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, với các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh, Úc… có quy trình xét duyệt hồ sơ visa nghiêm ngặt, Gap year có thể được coi là “điểm yếu” của hồ sơ. Bởi mọi trường hợp Gap year đều có thể khiến trường mà bạn dự định theo học và lãnh sự quán đặt nghi vấn rằng liệu ý định du học của bạn có nghiêm túc, bạn có du học vì một mục đích nào khác, các kỹ năng học tập của bạn có đáp ứng kỳ vọng theo đuổi đến cùng khóa học…
Việc chấp nhận hay từ chối cấp thư mời nhập học cũng như visa du học còn tùy thuộc vào tính chất, hoàn cảnh, thời gian… Gap year. Hơn hết, làm cách nào để giải trình hợp lý cho thời gian Gap year?
Cách nào giúp khắc phục hồ sơ có Gap year?
Không có hướng dẫn chung nào rằng bạn nên làm gì để khắc phụ hồ sơ có Gap year nếu không dựa trên tình trạng của mỗi cá nhân. Trong thực tế, tình trạng Gap year rất đa dạng. Có thể tổng hợp một số lý do phổ biến cho tình trạng Gap year:
- Gặp vấn đề sức khỏe: ốm đau, bệnh tật, tai nạn…
- Nhu cầu học các khóa học ngắn hạn để nâng cấp bản thân, cải thiện kỹ năng…
- Đầu tư cho các kỳ thi tiêu chuẩn (IELTS/TOEFL/GMAT/GRE…) vì nghĩ sẽ săn học bổng cao hơn, giảm chi phí học thêm khóa tiếng Anh ở nước ngoài…
- Ảnh hưởng bởi một biến cố nào đó mà bản thân hoặc gia đình gặp phải.
- Nhu cầu làm việc kiếm tiền để hỗ trợ tài chính gia đình và hỗ trợ tài chính khi đi du học.
- Cần khoảng thời gian để xác định bản thân muốn làm gì, theo đuổi khía cạnh nào và chọn Gap year để đi du lịch, tham gia tình nguyện…
- Gap year vì chán học, mất phương hướng…
Ngoài ra, hồ sơ học tập của bạn đã ở trong tình trạng gián đoạn bao lâu?
- 1 năm
- 1-2 năm
- 2-3 năm
- 3-4 năm
- 4-5 năm
- Hoặc lâu hơn nữa?
Thường hồ sơ Gap year càng lâu càng khó xin visa.
Do tính chất và lý do Gap year rất khác nhau nên khâu giải trình khác nhau với mỗi trường hợp. Ví dụ với trường hợp ốm đau, bệnh tật thì bạn chắc chắn sẽ cần đến bằng chứng từ các cơ sở y tế. Trường hợp bạn học khóa tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức thì phải có bằng chứng là chứng chỉ, bằng cấp… Lưu ý là nếu thời gian bạn Gap year quá lâu chỉ để học một khóa tiếng Anh có thể khiến nhân viên lãnh sự hoặc cán bộ tuyển sinh đặt nghi vấn về năng lực học tập của bạn.
Nhìn chung mỗi một loại Gap year với thời gian Gap year sẽ có hướng giải trình khác nhau và việc có giải trình thành công hay không còn tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực của bạn; hay đơn vị tư vấn. Và bạn chắc chắn không muốn gửi gắm hồ sơ có Gap year của mình cho một đơn vị tư vấn thiếu năng lực để hồ sơ đã khó càng thêm khó?
INEC hỗ trợ thế nào hồ sơ du học có Gap year?
Không ít học sinh, sinh viên đến INEC làm hồ sơ du học Mỹ, du học Úc hay du học Canada với tình trạng Gap year khác nhau. Tùy từng trường hợp mà INEC hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ giúp giải trình lý do chính đáng đằng sau thời gian gián đoạn. Dưới đây chỉ là một vài trong số rất nhiều trường hợp INEC đã hỗ trợ học sinh, sinh viên hóa giải “nhược điểm” Gap year, thuận lợi nhận “giấy thông hành” thẳng tiến du học Mỹ, Canada, châu Âu.
- Trường hợp của bạn N.Q.T ở Đăk Nông: Hồ sơ của bạn gap year đến hơn 4 năm sau khi trải nghiệm một năm rưỡi học đại học ở Việt Nam ngành CNTT. Suốt thời gian nghỉ, bạn chỉ làm việc bán thời gian, không có hợp đồng chính thức với bất kỳ công ty nào. Bạn còn không có tiếng Anh và nguồn tài trợ từ ngân sách gia đình chủ yếu dựa vào thu hoạch, bán cà phê và tiêu. INEC đã khai thác tất cả các điểm mạnh trong hồ sơ cũng như hướng dẫn cặn kẽ cách thức thu thập các tài liệu và giải trình hồ sơ visa du học Canada thành công.
- Trường hợp của bạn N.T.T.T: Bạn đến với Văn phòng INEC Đà Nẵng tư vấn du học Mỹ khi hồ sơ học tập bị gián đoạn một năm. Bản thân ít nhiều lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến việc phỏng vấn. Với sự đồng hành và hỗ trợ tận tâm của INEC, bạn cùng lúc apply hồ sơ vào 3 trường đại học gồm Kent State University, Southern Illinois University và University of South Florida. Rất vui cả 3 trường đều chấp nhận và cấp học bổng; và bạn đã chọn cho mình “bến đỗ” University of South Florida – xếp hạng #89 in National Universities với học bổng 900 triệu VND, giúp tài trợ 60% học phí suốt 4 năm học.
- Hay trường hợp của bạn L. N. M. T: Bạn từng làm hồ sơ du học Phần Lan với INEC. Khi đại dịch diễn ra, bạn tạm gác việc học. Quá trình gián đoạn này làm tinh thần của bạn chùn xuống và mất phương hướng. Bạn quyết định đi làm ở Việt Nam, dở dang việc học ở Phần Lan. Bẵng đi một thời gian, mẹ T khi lại đến INEC để làm hồ sơ du học cho em gái du học Malaysia, đã được tư vấn viên INEC động viên mẹ thuyết phục T. quay lại hoàn tất việc học. Với thông tin tư vấn, định hướng của INEC và sự thuyết phục của mẹ, T. đã kết nối lại với INEC và được hướng dẫn các bước giúp khắc phục tình trạng Gap year và thuyết phục được visa du học châu Âu.
- Với trường hợp của bạn Vũ Trọng Đức Huy thì lại khác: Huy từng theo học đại học ở Việt Nam ngành IT nhưng được 1 năm thì nghỉ để đi làm. Đến thời điểm muốn du học Canada thì hồ sơ gap year lên đến gần 6 năm, tiếng Anh trình độ trung bình với IELTS 5.0. Để cải thiện hồ sơ và tiếng Anh, INEC đã hướng dẫn bạn theo lộ trình học Diploma of Hospitality Management tại Đại học Sunway, Malaysia sau đó chuyển tiếp qua Canada. Với sự hỗ trợ của INEC, bạn thuận lợi du học tại Sunway 2 học kỳ và chuyển tiếp Canada thành công chỉ sau 2 tuần apply visa. Vừa giúp giảm sức đầu tư tài chính khi đi du học vừa khắc phục được Gap year khi xin visa, hãy xem bạn Đức Huy nói gì về trường hợp của mình nha!
Hồ sơ có gap year chỉ là một trong số nhiều “điểm khó” của hồ sơ du học Mỹ, Úc, Canada, Anh…. Để giúp bạn nhận diện và biết cách khắc phục các điểm khó, nâng cao cơ hội visa, thuận lợi chinh phục bằng cấp của các quốc gia học thuật mơ ước, mời bạn đến ngay sự kiện du học “Giải pháp nào cho các hồ sơ khó xin visa?” của INEC
Lúc: 18h00 thứ Sáu, ngày 12/07/2024
Tại VP INEC, 279 Trần Nhân Tôn, P. 2, Q. 10, TP. HCM |
Sự kiện tổ chức Online qua Zoom
Lúc 9h30 Chủ nhật, ngày 14/07/2024
|
Hotline: 093 409 8883 – 093 409 9070
- Tổng đài: 1900 636 990
- Email: inec@inec.vn
- Youtube: yt.com/duhocinec2006
- Facebook: fb.com/tuvanduhocinec/
- Chat với tư vấn viên: m.me/tuvanduhocinec