Theo báo cáo của Viện Khoa học lao động và xã hội quý 1/2015, trên cả nước có 178.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đó là con số đáng buồn cho thực trạng học và làm hiện nay. Nguyên nhân là do đâu? Thứ nhất, do sinh viên bị thiếu hụt những kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm, khả năng làm việc thực tế, kỹ năng ngoại ngữ… mà đó chính là những yếu tố hàng đầu để đánh giá và tuyển dụng nhân sự hiện nay. Thứ hai, do lựa chọn ngành nghề theo trào lưu mà không thực sự quan tâm đến việc liệu mình có hợp với ngành đó không? Nhu cầu nhân lực của ngành đó ra sao?…
Có rất nhiều bạn trẻ than phiền rằng: Mình không phù hợp với ngành đó; Việc này làm chán lắm; Biết vậy trước đừng học ngành này hay việc làm gì mà chẳng thú vị. Mọi người thường có xu hưởng đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho xã hội, cho chất lượng giáo dục nhưng có ai tự hỏi chính bản thân mình rằng: “Tại sao tôi thất nghiệp?”, “Tôi còn thiếu những gì mà không đáp ứng được yêu cầu công việc?” hay chính xác hơn “Liệu tôi có chọn đúng ngành nghề và công việc?”
>> 4 mùa nước Anh có gì thú vị?
Làm sao biết tôi phù hợp với ngành nào?
Chọn cho mình một ngành nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Lựa chọn ngành nghề cho hiện tại nghĩa là chọn cho mình một công việc không chỉ gắn bó với nó trong 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày mà sẽ song hành cùng bạn trong 20, 30 năm hoặc nhiều hơn nữa. Do vậy, việc chọn nghề là thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng. Chọn sai nghề hoặc chọn nghề không phù hợp là bạn đặt chính bản thân mình vào một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc.
Vậy rốt cuộc làm sao để biết tôi phù hợp với ngành nào?
Không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi đó. Chính những băn khoăn, trăn trở rằng liệu tôi có phù hợp với nghề này, tôi có thực sự yêu thích nghề này, tương lai nghề này sẽ thế nào, nhu cầu nhân lực sẽ ra sao… là những vấn đề được xem là “chìa khóa” để bạn bắt đầu quá trình chọn cho mình một ngành nghề phù hợp.
>> Du học Anh hết bao nhiêu tiền?
Đừng chọn ngành theo trào lưu, hãy chọn ngành theo đam mê
Tự “phỏng vấn” chính bản thân mình
Công việc này tưởng chừng như buồn cười nhưng là việc làm thực sự nghiêm túc. Bạn phải thật sự hiểu rõ về nhu cầu, đam mê và khả năng của chính mình. Bạn phải trả lời thật chính xác về những phẩm chất, nhân cách, năng lực của mình. Việc tìm hiểu năng lực của mình như chỉ số tư duy, khả năng quan sát, khả năng tập trung, tính sáng tạo, ngôn ngữ… là những yêu cầu quan trọng. Có ước mơ, có nỗ lực rèn luyện và sự kiên nhẫn là con đường buộc bạn phải đi qua nếu muốn thành công.
Bạn cần phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất như tôi là ai, tôi muốn gì, tôi cần gì, đam mê và hạnh phúc của tôi là gì… Hãy trả lời thật nghiêm túc để bước đầu có thể định hướng cho việc tìm hiểu về bản thân mình, để định hướng cuộc sống của mình sau này.
Việc tìm hiểu tính cách của chính mình cũng là việc làm quan trọng không kém. Cá nhân bạn phải biết mình có những đặc điểm nào: trung thực, gan dạ, liều lĩnh, biết kiềm chế, cẩn thận… để có cơ sở lựa chọn cho mình ngành nghề thật sự phù hợp. Chẳng hạn như bạn phải có khả năng ăn nói và ứng biến trong mọi tình huống nếu muốn theo đuổi nghiệp Luật sư. Hoặc như bạn phải có sức sáng tạo tuôn trào, tính đột phá, khả năng tư duy phản biện nếu muốn làm một Marketer.
Nếu yêu thích sáng tạo hãy chọn Thiết kế, Kiến trúc hay Mỹ thuật
Tìm hiểu kỹ về ngành nghề sẽ lựa chọn
Tôi thích ngành nào nhất? Ngành đó có phù hợp với tôi?
Trước tiên bạn phải tìm và lựa chọn lĩnh vực mà mình thật sự có hứng thú và yêu thích. Muốn chọn đúng ngành thì trước hết bạn cần phải nắm rõ ngành đó là ngành gì, học những gì, ra trường sẽ làm gì. Nếu bạn tìm hiểu càng nhiều, hiểu biết càng nhiều thì tất nhiên cơ hội lựa chọn ngành nghề sẽ đa dạng hơn. Đam mê hôi chưa đủ, phải xác định đúng hướng thì con đường thành công của bạn mới đi nhanh được.
Tiếp sau đó, bạn hãy note lại sở thích nghề nghiệp của mình dựa trên tính cách, khả năng, sở thích, ước mơ. Đó chính là căn cứ quan trọng nhất để bạn chọn-đúng ngành. Nếu bạn có năng khiếu hội họa và ưa thích những gì liên quan đến sáng tạo, phá cách hay nghệ thuật thì có thể chọn nhóm ngành Kiến trúc, Mỹ thuật, Thiết kế. Nếu thích viết lách và tự tin với khả năng của mình bạn có thể theo đuổi Truyền thông, Báo chí. Còn nếu yêu thích những con số và có sự tỉ mỉ, cầu toàn, chính xác thì bạn có thể chọn Kế toán.
Nếu thích viết lách hãy chọn Báo chí hoặc Truyền thông
Yêu cầu của ngành là gì? Tôi có khả năng theo đuổi hay không?
Hãy tìm hiểu về yêu cầu, đặc thù và tính chất của ngành đó là gì và xác định xem bạn có thể đáp ứng được hay không hoặc đáp ứng được bao nhiêu phần trăm? Sau đó phải xác định được khả năng của mình với ngành đó như thế nào. Bao gồm: Năng lực, kết quả học tập, hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh gia đình. Tự đánh giá năng lực cá nhân của mình thật chính xác để chọn ngành học phù hợp nhất.
Nhu cầu nhân lực ngành đó như thế nào?
Thông qua các trang web, báo chí, diễn đàn bạn có thể tìm được thông tin mới nhất về ngành nào được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay. Hoặc những dự báo về xu hướng biến động thị trường lao động, nhu cầu nhân lực trong thời gian tới. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu nhu cầu lao động ở vùng/ miền, thành phố, địa phương mà bạn dự định sẽ khởi đầu sự nghiệp. Kết hợp những điều đó sẽ giúp bạn vừa chọn được ngành học phù hợp với năng lực, với sở thích và cũng vừa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi chọn ngành bạn nhé!
Chọn ngành phù hợp đòi hỏi bạn phải hiểu về chính bản thân, hiểu về nhu cầu của xã hội và quan trọng hơn cả là bạn phải cảm thấy tự tin, thoải mái và tràn đầy đam mê với lĩnh vực mình chọn. Bởi có như vậy thì bạn mới làm tốt và thăng hoa trong công việc.
Tham khảo thông tin du học Anh Quốc
Vui lòng liên hệ với Công ty Du học INEC để được hỗ trợ tốt nhất:
- Hotline: 093 409 2662 – 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn