Sân bay Changi của Singapore vốn là một trong những sân bay lớn và có lưu lượng hành khách đông nhất thế giới. Sân bay này đang trải qua giai đoạn mở rộng lớn nhất từ trước đến nay với 1 nhà ga “mega” mới được gọi là Terminal 5 và 1 đường băng thứ 3. Terminal 5 có diện tích và sức chứa tương đương ½ sân bay Changi hiện tại.
>> Sân bay Changi tiếp tục trở thành sân bay tốt nhất thế giới năm thứ 6 liên tiếp vào năm 2018.
Thực ra, đường băng số 3 đã được xây dựng và là 1 đường băng (runway) quân sự kéo dài đến 4km, cùng chiều dài với 2 đường băng còn lại và được kết nối các nhà ga với việc xây dựng các đường lăn (taxiway) mới.
Đường băng thứ 3 này sẽ đi vào hoạt động từ đầu những năm 2020 và sẽ tăng khả năng hoạt động của các máy bay tại sân bay lên rất nhiều.
Sân bay Changi khai trương Terminal 4 vào ngày 31/10/2017 khiến nhiều hành khách tại Singapore thắc mắc rằng tại sao cần phải xây dựng Terminal 5 sớm như vậy. Terminal 4 đã tăng khả năng vận chuyển của Changi thêm 16 triệu hành khách mỗi năm thành 82 triệu hành khách. Terminal 5 sẽ giúp Changi thêm 50 triệu hành khách, đạt tổng lượng vận chuyển lên 132 triệu hành khách vào năm 2030 (hoặc khoảng đó) khi nhà ga này đi vào hoạt động.
Tập đoàn Sân bay Changi (CAG) trả lời phỏng vấn của ShowNews rằng Terminal 5 là cần thiết để phục vụ cho sự tăng trưởng trong tương lai. “Nhu cầu về du lịch hàng không ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng gấp ba trong thập kỷ tới. Tại Changi, chúng tôi hy vọng tốc độ tăng trưởng của lượng hành khách sẽ tăng trung bình 3 – 4% mỗi năm trong vòng 20 năm tới” – một phát ngôn viên của CAG cho biết.
CAG được biết đến là một đơn vị rất chủ động trong ngành công nghiệp hàng không khi khuyến khích các hãng hàng không quảng bá dịch vụ của họ tại Singapore. CAG cung cấp các ưu đãi cho các hàng hàng không. Tuy nhiên, họ cũng gặp một số thất bại trong những năm gần đây khi một số hãng hàng không đưa dịch vụ đến Changi sau đó lại lặng lẽ rút lui, các ví dụ đáng chú ý là Oman Air, Sriwijaya Air, Hong Kong Airlines và Lucky Air của Trung Quốc. Ngoài ra, năm 2013 Qantas Airways cũng đã đưa ra quyết định bỏ qua Singapore và thay vào đó, chọn Dubai làm trung tâm vận chuyển của mình cho thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, người phát ngôn của CAG đã nhanh chóng chỉ ra rằng Changi đã giành được chiến dịch đường dài của Qantas, bắt đầu từ tháng 3/2018, những chiếc A380 của Qantas đã dừng ở Singapore trước khi lên đường đến Châu Âu. “Qantas sẽ quay lại sử dụng dịch vụ hàng ngày Singapore – London thông qua Singapore với sức chứa tăng đáng kể giữa Singapore và Úc”, cô cho biết thêm. Cô cũng cho biết Lufthansa German Airlines tiếp tục dịch vụ trên tuyến Munich-Singapore vào tháng 3/2018 với tần suất 5 lần/tuần. Ngoài ra, LOT Polish Airlines triển khai một số dịch vụ mới giữa Singapore và Warsaw vào tháng 5/2018 trong khi hãng hàng không giá rẻ Scoot của Singapore Airlines ra mắt 1 dịch vụ Singapore-Berlin vào tháng 6, người phát ngôn cho biết.
Tuy nhiên, có thể lập luận rằng Terminal 5 sẽ không có quá nhiều hành khách đến từ Châu Âu mà là hành khách từ Châu Á đến các điểm khác nhau của Châu Á và xa hơn nữa.
Singapore, giống như các nước Đông Nam Á khác như Malaysia và Thái Lan, đã được hưởng lợi từ một lượng lớn khách Trung Quốc đại lục, xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục. Phần lớn sự tăng trưởng trong lưu thông đến từ hành khách Trung Quốc đại lục không đến từ 3 thành phố lớn Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu mà là từ các thành phố cấp 2 và cấp 3 của quốc gia tỉ dân này.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi các cơ hội mới để phát triển khả năng kết nối với các thành phố mới nổi của Trung Quốc như Thái Nguyên, Hợp Phì và Nam Xương”, phát ngôn viên của CAG nói, chỉ đề cập đến một số thành phố thứ 2 và thứ 3 ở Trung Quốc mà Singapore có thể khai thác cho sự tăng trưởng hành khách.
Cô cũng cho biết, Changi đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng bằng cách nhắm vào Trung Á, các nước như Kazakhstan cũng như Mông Cổ và nhiều thành phố ở Nga. “Chúng tôi cũng đang tìm kiếm cơ hội để thiết lập các liên kết thành phố ở Vladivostok trong khu vực Viễn Đông của Nga”, cô nói thêm.
Ngoài ra, còn có 1 nguồn hành khách lớn mà Changi đang khai thác và có thể khai thác nhiều hơn trong tương lai: Indonesia. Sân bay quốc tế của Jakarta – Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta – chịu sự hạn chế về không gian. Chính phủ Indonesia đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc mở rộng sân bay bởi vì có những tòa nhà trong diện tích của sân bay gặp khó khăn trong việc giải tỏa. Việc mở rộng sân bay tại Jakarta đã mất nhiều năm để lên kế hoạch và triển khai nhưng mọi kế hoạch đều bị “sa lầy” bởi các yếu tố chủ quan và khách quan. Điều đó có nghĩa là lưu lượng khách quốc tế từ các thành phố khác của Indonesia: Surabaya, Medan, Bandung… tăng lên sẽ được chuyển thẳng đến sân bay Changi của Singapore thay vì chuyển qua Jakarta – nơi không có khả năng phục vụ cho sự tăng trưởng.
(Theo aviationweek.com)
Đây chính là tín hiệu đáng mừng và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Đảo quốc Sư tử!
Liên hệ đại diện các trường Singapore tại Việt Nam để được hỗ trợ hồ sơ du học Singapore miễn phí.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636990
- Hotline KV miền Bắc, miền Nam: 093 409 3311 – 093 409 3040
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn