Du học Bỉ
Chính sách Du học Bỉ mới nhất
Sinh viên nhận được “gói giờ làm việc” hàng năm từ chính phủ Bỉ. Năm 2024, gói này gồm 600 giờ. Trong những giờ này, bạn sẽ phải trả ít đóng góp xã hội hơn so với một nhân viên tiêu chuẩn. Bạn được phép làm thêm giờ. Tuy nhiên, với mỗi giờ bạn làm việc ngoài gói 600 giờ, bạn phải trả các khoản đóng góp xã hội thông thường.
Sinh viên quốc tế có thể làm việc trong thời gian giấy phép cư trú tại Bỉ còn hiệu lực. Trong năm học, bạn có thể làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần. Trong thời gian nghỉ lễ chính thức (kỳ nghỉ đông, xuân hoặc hè), bạn có thể làm việc nhiều hơn 20 giờ mỗi tuần. Bạn không được làm việc khi phải tham gia các lớp học hoặc các hoạt động khác liên quan đến chương trình học của mình. Bạn cũng không được phép làm việc trong mùa hè trước khi bắt đầu năm học đầu tiên tại Bỉ.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên quốc tế có thể xin giấy phép năm định hướng và gia hạn thời gian lưu trú tại Bỉ thêm 12 tháng để tìm việc làm hoặc khởi nghiệp kinh doanh riêng.
Dự toán chi phí Du học Bỉ
Du học Bỉ nên chọn trường nào
Học bổng & Hỗ trợ tài chính
Nhanh tay săn ngay những học học bổng du học hấp dẫn!
Đừng bỏ lỡ bước đầu quan trọng để thực hiện giấc mơ du học của bạn!
*Áp dụng tùy vào từng điều kiện và chương trình theo từng thời điểm.
Miễn phí ghi danh
Tặng phí dịch thuật hồ sơ
Tặng vali đôi du học
Tặng khóa học kỹ năng mềm
Miễn phí tư vấn hồ sơ
Tặng phí khám sức khỏe
Yêu cầu đầu vào
Cử nhân
- yêu cầu khác như kinh nghiệm làm việc (nếu có)
– Tốt nghiệp THPT
– IELTS 6.0 hoặc tương đương
Thạc sĩ
- yêu cầu khác như kinh nghiệm làm việc (nếu có)
– Có bằng cử nhân lĩnh vực liên quan
– Tối thiểu IELTS 6.0 hoặc tương đương
– GRE/GMAT/Kinh nghiệm làm việc tùy chương trình
Các ngành đào tạo thế mạnh
Visa Du học Bỉ
Luật Di trú của Bỉ yêu cầu hầu hết công dân không đến từ khu vực EEA phải nộp đơn xin visa (thị thực) du học trước khi đến Bỉ học tập. Thị thực này đảm bảo bạn có đủ giấy phép nhập cảnh vào Bỉ. Sinh viên có ý định ở lại lâu hơn 90 ngày thì không được nhập cảnh vào Bỉ bằng thị thực du lịch.
Thị thực lưu trú dài hạn (loại D) còn được gọi là Giấy phép tạm trú, cho phép người sở hữu nhập cảnh vào Bỉ trong thời gian dài hơn 90 ngày.
Thủ tục xin visa du học Bỉ thông thường có thể mất từ 6 – 8 tuần. Trong nhiều trường hợp, bạn phải đặt lịch hẹn để nộp đơn xin thị thực và lịch hẹn thường kín rất nhanh vào một số thời điểm nhất định trong năm. Do vậy, hãy bắt đầu quy trình xin visa sớm để kịp kỳ nhập học. Lời khuyên từ một số trường đại học Bỉ là nên nộp đơn xin visa loại D trước thời điểm dự định đến Bỉ khoảng 4 – 5 tháng.
Khách hàng nói gì về Du học Bỉ
Tin tức Du học Bỉ
Du học Bỉ có tốt không? Vì sao nên chọn Bỉ làm điểm đến?
Giáo dục chuẩn châu Âu
Một trong những lý do chính khiến nhiều người chọn du học Bỉ là chất lượng giáo dục cao. Các thành phố như Brussels, Bruges và Antwerp đã đóng góp rất nhiều cho những tiến bộ của Bỉ trong lĩnh vực học thuật. Nếu chọn du học Bỉ, bạn có thể học bằng một trong ba ngôn ngữ chính thức: tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Pháp. Ngoài ra, nhiều trường đại học Bỉ cung cấp các chương trình quốc tế đa dạng bằng tiếng Anh. Đây cũng là nơi có các trường đại học danh tiếng. Những lĩnh vực đào tạo thế mạnh gồm: nghệ thuật, quản lý, chính trị, quan hệ quốc tế, ngoại giao, chăm sóc sức khỏe, truyền thông…
- 7 đại học Bỉ thuộc top 500 trường đại học hàng đầu thế giới (theo QS Rankings)
- Giáo dục Bỉ có truyền thống xuất sắc lâu đời, thuộc top 9 châu Âu về giáo dục đại học
- Bằng cấp và chứng chỉ từ Bỉ được công nhận rộng rãi bởi giới khoa học và kinh doanh ở châu Âu và thế giới
- Chương trình cử nhân 3 năm, tiết kiệm thời gian và chi phí du học
Môi trường thân thiện với sinh viên quốc tế
Bỉ có cộng đồng cư dân đến từ hơn 150 quốc tịch và việc Bỉ sử dụng nhiều ngôn ngữ là một trong những lý do khiến sinh viên quốc tế rất muốn chọn quốc gia này làm điểm đến học tập. Tiếp theo là chất lượng cuộc sống với bầu không khí quốc tế, người dân thân thiện, nhiều câu lạc bộ, hiệp hội và hoạt động cho sinh viên. Bạn không chỉ được học tập mà còn trải nghiệm cuộc sống trong môi trường đa dạng ngôn ngữ và văn hóa.
- Bỉ được sinh viên đánh giá 8/10 điểm về mức độ hài lòng
- Bỉ có những thành phố sinh viên tuyệt vời: đủ nhỏ để dạo quanh bằng xe đạp và đủ lớn để tìm thấy mọi thứ bạn cần!
- Cuộc sống sinh viên ở Bỉ luôn hấp dẫn với rạp chiếu phim ngoài trời, hòa nhạc, thời trang, hoạt động văn hóa và lễ hội
Chi phí thấp, cơ hội cao
Các trường đại học công lập Bỉ được chính phủ tài trợ nên mức học phí thấp. Sinh viên quốc tế từ các quốc gia ngoài EU / EEA thường trả học phí từ 3.000 đến 7.000 euro mỗi năm. Bỉ có chất lượng cuộc sống cao nhưng chi phí lại rất hợp lý, nhiều dịch vụ ưu đãi giá rẻ cho sinh viên. Đối với chi phí sinh hoạt, sinh viên cần ngân sách khoảng 790 euro mỗi tháng theo quy định để học tập tại Bỉ.
Bỉ là quốc gia đầu tiên tại châu Âu lục địa trải qua cuộc cách mạng công nghiệp. Nền kinh tế nước này có tính toàn cầu mạnh mẽ, chào đón nhân lực chất lượng khắp thế giới. Thêm vào đó, với vị trí là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như EU, NATO và các công ty quốc tế, Bỉ đem đến nhiều cơ hội thực tập và làm việc. Sinh viên tốt nghiệp chương trình cấp bằng có thể ở lại Bỉ 1 năm để tìm việc làm.
Lợi thế về vị trí địa lý
Bỉ được xem là “trái tim châu Âu”, với vị trí lý tưởng để đi đến hầu hết thủ đô ở châu lục một cách nhanh chóng với giá rẻ. Đất nước này có rất nhiều thứ để xem và để làm, đồng thời có hệ thống giao thông công cộng được tổ chức rất tốt và hiệu quả. Do đó, sinh viên có thể đến Paris, Amsterdam, Cologne và Bonn (Đức) và thậm chí cả London chỉ trong vài giờ di chuyển!
Thuộc vùng khí hậu hải dương, Bỉ có thời tiết ôn hòa. Giàu có về vẻ đẹp và văn hóa, di sản của quốc gia nhỏ bé này nằm trong những khung cảnh đẹp như cổ tích với các thị trấn thời trung cổ, kiến trúc phục hưng hòa lẫn hơi thở hiện đại. Điều này làm cho Bỉ không chỉ là một điểm đến học tập tuyệt vời mà còn là một điểm đến du lịch đáng để khám phá!
>> Xem thêm: Những lý do nên du học Bỉ ngay và luôn!
Hệ thống giáo dục tại Bỉ hiện nay
Giáo dục bắt buộc được áp dụng cho tất cả trẻ em cư trú tại Bỉ, từ 6 tuổi đến 18 tuổi. Học sinh phải tham gia chương trình giáo dục bắt buộc toàn thời gian cho đến năm 15 tuổi. Từ 15 tuổi trở đi, học sinh có thể tham gia học bán thời gian và lựa chọn lộ trình học tập có cấu trúc kết hợp giáo dục nghề nghiệp bán thời gian trong một cơ sở giáo dục với việc làm bán thời gian.
Giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học (basisonderwijs) bao gồm cả giáo dục mầm non (kleuteronderwijs) và giáo dục tiểu học (lager onderwijs).
Giáo dục mầm non dành cho trẻ em từ 2,5 tuổi đến 6 tuổi. Mặc dù không bắt buộc đối với trẻ em đến 5 tuổi nhưng hầu hết trẻ em đều tham gia giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non hỗ trợ sự hình thành linh hoạt của trẻ và kích thích sự phát triển nhận thức, vận động và tình cảm của trẻ.
Giáo dục tiểu học dành cho trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi và bao gồm sáu năm học tiếp theo. Chương trình giảng dạy dựa trên đọc, viết và toán học cơ bản cũng như khuyến khích sự quan tâm đến nhiều môn học hơn. Khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, trẻ em được cấp chứng chỉ.
Có 3 loại trường học khác nhau ở Bỉ, đó là trường cộng đồng, trường công được trợ cấp và trường miễn phí được trợ cấp thường trực thuộc Giáo hội Công giáo. Giáo dục tư nhân tại nhà cũng được cho phép.
Giáo dục trung học
Giáo dục trung học (secundair onderwijs) được tổ chức cho thiếu niên từ 12 tuổi đến 18 tuổi. Giáo dục trung học toàn thời gian bao gồm 3 giai đoạn và nhiều loại hình giáo dục. Mỗi giai đoạn gồm 2 lớp. Giai đoạn đầu tiên tạo ra cơ sở vững chắc với chương trình giảng dạy chung. Học sinh chỉ lựa chọn học khi bắt đầu giai đoạn thứ 2. Từ giai đoạn này trở đi, 4 loại hình giáo dục được cung cấp. Ở vùng Flanders, học sinh chọn một khóa học thuộc một trong các loại hình giáo dục sau:
- Giáo dục trung học phổ thông (GSE): tập trung vào giáo dục phổ thông rộng rãi, không chuẩn bị cho một nghề cụ thể mà đặt nền tảng cho giáo dục đại học.
- Giáo dục trung cấp kỹ thuật (TSE): đặc biệt chú ý đến các môn học chung và lý thuyết kỹ thuật với đào tạo thực tế. Sau chương trình này, học sinh có thể hành nghề hoặc chuyển sang học cao hơn.
- Giáo dục trung cấp nghề (VSE): giáo dục định hướng thực tế, trong đó học sinh được giáo dục phổ thông nhưng trọng tâm chủ yếu là học một nghề cụ thể.
- Giáo dục trung cấp nghệ thuật: kết hợp một nền giáo dục phổ thông rộng rãi với một hoạt động thực hành nghệ thuật tích cực. Sau khi học trung học về nghệ thuật, học sinh có thể hành nghề hoặc chuyển sang giáo dục đại học.
Ngoài những điều này, học sinh khuyết tật có thể học theo các giáo trình đặc biệt. Ở Bỉ, chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông cho phép tiếp cận giáo dục đại học không hạn chế.
- Giáo dục nhu cầu đặc biệt
Bên cạnh giáo dục chính thống, còn có giáo dục đặc biệt (trước) tiểu học và trung học. Giáo dục theo nhu cầu đặc biệt (buitengewoon onderwijs) được tổ chức cho học sinh cần hỗ trợ cụ thể tạm thời hoặc lâu dài do khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, các vấn đề nghiêm trọng về hành vi hoặc cảm xúc hoặc khuyết tật học tập nghiêm trọng.
Hệ thống vừa học vừa làm xen kẽ
Khi đủ 15 hoặc 16 tuổi, học sinh có thể tham gia hệ thống vừa học vừa làm xen kẽ. Tất cả học sinh trong giáo dục bán thời gian có nghĩa vụ tham gia học tập và làm việc ít nhất 28 giờ một tuần. Học tập và làm việc bán thời gian được tổ chức tại:
- Trung tâm giáo dục bán thời gian
- Trung tâm dạy nghề
Tại Trung tâm Giáo dục Bán thời gian (Centrum voor Deeltijds Onderwijs), học sinh tham gia các lớp học 15 giờ một tuần. Các lớp này được bổ sung thêm kinh nghiệm làm việc phù hợp với chương trình. Những học sinh chưa sẵn sàng làm việc trong môi trường kinh tế thông thường có thể lấp đầy 13 giờ còn lại với một lộ trình chuẩn bị hoặc một dự án bắc cầu với một nhà quảng bá được công nhận hoặc với một lộ trình phát triển cá nhân tại Trung tâm Đào tạo Bán thời gian (Centrum voor Deeltijdse Vorming).
Giáo dục đại học
Tương tự như với lãnh thổ, hệ thống giáo dục của Bỉ được phân chia giữa các vùng khác nhau tạo nên đất nước — Flanders, Wallonia và Brussels. Tùy vào nơi bạn học, các chương trình sẽ được giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Hà Lan hoặc tiếng Pháp. Nhưng hầu hết các cơ sở giáo dục đều cung cấp các khóa học và lớp học sử dụng tiếng Anh, đặc biệt đối với chương trình cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ.
Do áp dụng quy trình Bologna, giáo dục đại học ở Bỉ được tổ chức theo hệ thống cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Có ba loại tổ chức được chính phủ Bỉ công nhận: các trường đại học (nghiên cứu), cao đẳng đại học (tương tự đại học khoa học ứng dụng) và cao đẳng nghệ thuật. Tất cả đều cung cấp nhiều khóa học và chương trình để lựa chọn.
Các trường đại học cung cấp các khóa học dài hạn cho để lấy bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong khi đó, các trường cao đẳng đại học và cao đẳng nghệ thuật chỉ cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và các khóa học ngắn hạn để lấy bằng cử nhân nghề.
Phần lớn khóa học ở cấp độ cử nhân được giảng dạy bằng tiếng Hà Lan hoặc tiếng Pháp. Có rất nhiều khóa học, đặc biệt là ở cấp độ thạc sĩ trở lên, được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Ngoài ra, các trường đại học cũng thường cung cấp các khóa học giá rẻ (hoặc miễn phí) bằng tiếng Hà Lan hoặc tiếng Pháp.
Giáo dục được ưu tiên cao ở Bỉ và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách khu vực hàng năm của chính phủ. Chính phủ Bỉ kiểm soát và quản lý học phí cho các cơ sở giáo dục đại học. Học phí của bạn sẽ phụ thuộc vào việc bạn chọn trường nào trong số này và đó là học viện công hay tư. Có những chương trình học bổng dành cho sinh viên nhưng có tính cạnh tranh khá cao.
Hệ thống giáo dục đại học của Bỉ là một phần của Khu vực Giáo dục Đại học châu Âu (EHEA), được thiết kế theo khuôn khổ thống nhất của châu lục này cho giáo dục đại học. Khối lượng học tập được đánh giá bởi Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS). Trong đó 1 tín chỉ tương đương với 25 – 30 giờ hoạt động học tập.
Thời gian học để lấy bằng cử nhân là 3 năm (180 ECTS) đối với cử nhân chuyên nghiệp hoặc cử nhân hàn lâm. Bằng thạc sĩ được hoàn thành trong 1 hoặc 2 năm (60 hoặc 120 ECTS). Sau khi lấy bằng thạc sĩ, sinh viên có thể chọn theo đuổi bằng tiến sĩ (PhD) tại các trường đại học.
Sinh viên muốn theo học y khoa, nha khoa, nghệ thuật, kiến trúc, khoa học kỹ thuật có thể phải tham gia kỳ thi đầu vào nhiều hơn so với các lĩnh vực nghiên cứu khác.
>> Xem thêm: Hệ thống giáo dục đại học Bỉ
Hồ sơ visa du học Bỉ cần chuẩn bị những gì?
Sinh viên các nước không thuộc EU/EEA/Thụy Sĩ phải nộp đơn xin thị thực du học (D-visa) với điều kiện đã được chấp nhận vào trường Bỉ trước đó.
Để đủ điều kiện xin visa du học Bỉ, sinh viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được chấp nhận vào học tại một tổ chức giáo dục đại học được công nhận ở Bỉ
- Việc học tập/nghiên cứu phải là hoạt động chính của sinh viên trong thời gian ở Bỉ
- Sinh viên phải có đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ bản thân trong thời gian du học Bỉ
- Sinh viên phải có bảo hiểm y tế đầy đủ
- Sinh viên không thể gây ra mối đe dọa nào cho an ninh công cộng (ví dụ, không liên quan đến vụ án hình sự nào đang chờ xử lý)
Nhìn chung, sinh viên cần chứng minh có trình độ đáp ứng được yêu cầu của khóa học và cũng có thể được yêu cầu có bằng chứng về trình độ ngôn ngữ phù hợp. Ngoài ra, trong vòng 8 ngày kể từ khi đến Bỉ, sinh viên phải đến văn phòng chính quyền thành phố địa phương để xin giấy phép cư trú và được đăng ký trên sổ đăng ký dân số người nước ngoài.
>> Xem thêm: Thông tin du học sinh cần nắm về visa du học Bỉ
Du học Bỉ có được làm thêm không? Chính sách việc làm sau tốt nghiệp
Thường được biết đến với sô cô la và đồng hồ xa xỉ, có thể khiến nhiều người ngạc nhiên khi Bỉ được biết đến chính xác hơn là một cường quốc kinh tế và chính trị. Hiện nay, Bỉ là trụ sở của các tổ chức khu vực như Liên minh Kinh tế Benelux, Liên minh Châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Điều này khiến Bỉ trở thành điểm đến hàng đầu cho những người theo đuổi sự nghiệp trong quan hệ quốc tế hoặc công việc phát triển.
Việc làm thêm tại Bỉ cho du học sinh
Công dân không thuộc EU/EEA ở Bỉ phải là sinh viên toàn thời gian để được cấp thị thực sinh viên. Nếu bạn có nơi cư trú hợp pháp tại Bỉ, chỉ cần có giấy phép cư trú điện tử hoặc phụ lục 15 (nếu bạn nhận được giấy tờ này trong khi chờ giấy phép cư trú) là đủ. Kể từ ngày 01/01/2019, giấy phép cư trú được cấp cho công dân không thuộc EEA đang học tập tại Bỉ đề cập đến thông tin bổ sung về khả năng làm việc. Với giấy phép cư trú này, bạn có thể làm việc cho bất kỳ chủ lao động nào ở Bỉ.
- Bạn có thể làm việc trong thời gian hiệu lực của giấy phép cư trú của bạn.
- Trong năm học, bạn có thể làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần. Trong thời gian nghỉ lễ chính thức (tức là kỳ nghỉ đông, xuân hoặc hè), bạn có thể làm việc hơn 20 giờ mỗi tuần trong giới hạn 475 giờ làm việc một năm.
- Bạn không thể làm việc khi bạn phải tham gia các lớp học hoặc các hoạt động khác liên quan đến chương trình học của bạn.
- Bạn không được phép làm việc trong mùa hè trước khi bắt đầu năm học đầu tiên ở Bỉ.
- Việc làm bán thời gian phổ biến với sinh viên quốc tế tại Bỉ như: nhân viên trạm xăng, làm việc trong nhà hàng, làm vườn, giao hàng, làm việc ở công viên giải trí, thủ thư, trông trẻ, gia sư, dọn dẹp, trợ lý mạng xã hội, chăm sóc thú cưng…
Là sinh viên, bạn có thể làm việc vài giờ một tuần để tăng ngân sách của mình, nhưng không nên trang trải cho việc học của mình thông qua một công việc sinh viên vì điều đó có thể gây hại cho quá trình học tập của bạn.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp tại Bỉ
Sau khi học xong, bạn có thể nộp đơn xin giấy phép cư trú trong “năm tìm kiếm”. “Năm tìm kiếm” là khoảng thời gian kéo dài 12 tháng trong đó sinh viên quốc tế không phải người châu Âu có thể ở lại Bỉ để tìm việc. Loại giấy phép này cho phép bạn làm việc tự do cho bất kỳ chủ lao động nào mà không cần giấy phép làm việc. Tuy nhiên, bạn cần tìm một nhà tuyển dụng có thể tài trợ cho giấy phép của bạn trước khi “năm tìm kiếm” kết thúc.
Cách khác để bạn có thể ở lại Bỉ làm việc sau khi học xong là làm thực tập sinh. Vị trí phải là toàn thời gian và tiếp tục quá trình học tập trước đây của bạn ở Bỉ.
Bạn có thể bắt đầu hoạt động tự kinh doanh hoặc trở thành một công nhân độc lập ở Bỉ sau khi tốt nghiệp. Nếu bạn là công dân không thuộc EEA và không có hộ khẩu thường trú tại Bỉ, bạn phải đăng ký thẻ nghề nghiệp. Thẻ này cho phép bạn thực hiện một hoạt động cụ thể trong khoảng thời gian từ 1 đến tối đa 5 năm.
Lĩnh vực cần nhân lực
Giống như phần còn lại của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, Bỉ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu lao động trong các lĩnh vực thiết yếu mà nước này đang cố gắng giải quyết bằng cách thuê nhân viên nước ngoài. Bỉ cũng là quốc gia thứ ba trong EU có danh sách các vị trí tuyển dụng dài nhất mà quốc gia này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động từ bên trong khối vì những ngành nghề này cũng được săn đón rộng rãi trên khắp châu Âu, theo báo cáo của SchengenVisaInfo.com.
Để giải quyết vấn đề này, mỗi khu vực của Bỉ – Brussels, Wallonia và Flanders – đều có danh sách những nhân lực cần thiết nhất trong lãnh thổ của họ. Người lao động nước ngoài có thể đăng ký và chuyển đến làm việc và sinh sống ở khu vực đó của Bỉ. Nhìn chung, hầu hết các công việc có nhu cầu cao ở Bỉ thuộc các lĩnh vực sau:
|
|
Ủy ban châu Âu dự đoán lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong thập kỷ tới sẽ là dịch vụ kinh doanh – đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, lập trình máy tính và dịch vụ thông tin, bất động sản, kế toán và tư vấn pháp lý.
Nghề nghiệp chuyên nghiệp sẽ chiếm 1/4 tổng số cơ hội việc làm trong 10 năm tới. Hầu hết các vị trí tuyển dụng sẽ dành cho các chuyên gia liên kết kinh doanh và hành chính, nhân viên chăm sóc sức khỏe, giáo viên, nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia pháp lý.
Kỹ năng theo yêu cầu
Statbel, văn phòng thống kê của Bỉ, báo cáo rằng số lượng vị trí việc làm đang tuyển dụng nhiều nhất hiện nay là trong ngành công nghệ thông tin, truyền thông và sản xuất. Công ty tuyển dụng chuyên nghiệp Robert Half dự đoán các công ty Bỉ đang tìm cách bù đắp tổn thất do suy thoái bởi đại dịch gây ra sẽ tích cực tuyển dụng các chuyên gia về tối ưu hóa chi phí, số hóa và cải tiến quy trình, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân sự, chuỗi cung ứng và tài chính.
Vì Bỉ là một quốc gia đa ngôn ngữ, nên việc thông thạo ít nhất một trong các ngôn ngữ quốc gia (tiếng Hà Lan, tiếng Pháp và tiếng Đức) là rất quan trọng. Các công việc phổ biến dành cho sinh viên mới tốt nghiệp ở Bỉ có thể được tìm thấy trong ngành dược phẩm, kỹ thuật, chế biến thực phẩm và đồ uống và sản xuất thiết bị vận tải.
Để điều hướng những bất ổn kinh tế do cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu gây ra, các doanh nghiệp cần những người lao động có thể nhanh chóng thích nghi với các tình huống phát triển tại nơi làm việc, có thể học các kỹ năng mới một cách nhanh chóng, linh hoạt và là những người giải quyết vấn đề sáng tạo. Vì nhiều công ty đã chuyển sang mô hình làm việc từ xa cho cả phỏng vấn và công việc hàng ngày, các ứng viên cũng phải cảm thấy thoải mái với các công nghệ truyền thông mới.
Công ty tuyển dụng
Các nhà tuyển dụng lớn nhất của Bỉ bao gồm:
- Bpost (chuyển thư)
- BNP Paribas Fortis (ngân hàng quốc tế)
- HR Rail (dịch vụ nhân sự)
- Tập đoàn Colruyt (siêu thị bán lẻ)
- Proximus (viễn thông)
- Tập đoàn Delhaize (nhà bán lẻ thực phẩm)
- Carrefour Bỉ (siêu thị bán lẻ)
- Randstad (Công ty tư vấn nguồn nhân lực đa quốc gia của Hà Lan)
- ING Bỉ (ngân hàng quốc tế)
- Ngân hàng KBC (ngân hàng/bảo hiểm quốc tế)
Nguồn: Ủy ban Châu Âu
Công ty thép khổng lồ Arcelor Mittal chủ yếu có trụ sở tại Wallonia và nhà sản xuất ô tô Volvo có trụ sở tại Flanders. Một số công ty sản xuất lớn khác ở Bỉ là Anheuser-Busch InBev (sản xuất bia), dược phẩm UCB và công ty công nghệ vật liệu đa quốc gia Umicore.
Lương
Người lao động tại Bỉ có thu nhập cao hơn mức trung bình của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Bỉ không có mức lương tối thiểu bắt buộc về mặt pháp lý; thay vào đó, chúng được thiết lập bởi các thỏa thuận tập thể và thường được cập nhật hàng năm.