Logistics & supply chain (ở Việt Nam được gọi là hậu cần và chuỗi cung ứng) là lĩnh vực tăng trưởng nhanh chóng. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam đạt khoảng 14 – 16%/năm với quy mô khoảng 40 – 42 tỉ USD/năm. Các tên tuổi lớn cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đã có mặt và hoạt động sôi nổi tại Việt Nam như FedEx, DHL, Maersk Logistics, CJ Logistics, APL Logistics… Nhu cầu nhân lực và cơ hội việc làm trong ngành theo đó gia tăng đáng kể và hấp dẫn hơn.
Mối quan tâm của học sinh sinh viên Việt Nam với lĩnh vực này cũng tăng lên và ngày càng có nhiều trường đại học, đơn vị giáo dục trong nước cung cấp các khóa học, chương trình đào tạo về logistics và supply chain.
Với lợi thế về môi trường học tập và làm việc quốc tế, nơi có ngành logistics và supply chain phát triển nhiều năm, đội ngũ giảng viên là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong ngành, du học tại các quốc gia có thế mạnh đào tạo lĩnh vực này cũng là một lựa chọn phổ biến với các bạn học sinh sinh viên.
Du học INEC giải đáp một số thắc mắc về du học ngành logistics và supply chain để bạn có thêm thông tin khi tìm hiểu về lĩnh vực này.
Nhiều thông tin bổ ích về logistics và chuỗi cung ứng tại hội thảo chuyên đề do Du học INEC tổ chức
Logistics và supply chain khác nhau như thế nào?
Chuỗi cung ứng (supply chain) là hệ thống tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc đưa sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp/nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Logistics là một phần của chuỗi cung ứng, bao gồm hoạch định, thực hiện, kiểm soát dịch vụ kho bãi, vận chuyển, dự trữ và phân phối hiệu quả hàng hóa, dịch vụ, thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
>> Xem thêm: Logistics và supply chain management: Tương đồng và khác biệt
Học gì trong chương trình logistics và supply chain?
Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về từng mắt xích của quy trình phức tạp này. Bạn sẽ được tiếp cận:
- Kiến thức chung: kinh tế vi mô – vĩ mô, giá cả, thị trường, marketing, tài chính…
- Kiến thức chuyên ngành: tìm nguồn cung, kho bãi và mạng lưới phân phối, quy trình vận hành, thiết kế và phân tích chuỗi cung ứng, quản trị hoạt động công ty…
Những vị trí việc làm phổ biến trong logistics và supply chain?
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều mảng khác nhau như: giao thông vận tải, xuất nhập khẩu, quản lý kho bãi, quản lý vật tư, phân tích kinh doanh, vận đơn, phân phối, quản lý khách hàng, chuyên viên phân tích logistics, quản lý thu mua, giám đốc điều hành…
>> Xem thêm: Triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn với ngành quản lý chuỗi cung ứng
Nên du học ngành logistics và supply chain ở đâu?
Một số quốc gia có thế mạnh đào tạo về logistics và supply chain: Hà Lan, Singapore, Mỹ, Thụy Điển, Úc, Canada…
Đặc biệt, Hà Lan với cảng Rotterdam và sân bay Schiphol là nơi trung chuyển tới 54% tổng lượng hàng hóa lưu thông vào châu Âu; Singapore sở hữu một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới, phụ trách 1/5 lượng hàng hóa vận chuyển bằng container của thế giới là 2 gợi ý hàng đầu cho bạn.
>> Xem thêm: Những điểm đến lý tưởng để du học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Nếu muốn du học ngành logistics và supply chain nhưng không giỏi tiếng Anh thì làm sao?
Thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc đối với các bạn muốn du học các chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ này, dù bạn chọn ngành học nào. Nếu trình độ tiếng Anh chưa đủ đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường, bạn có thể chọn chương trình dự bị tiếng Anh do trường hoặc đơn vị giáo dục khác cung cấp.
Có cần phải giỏi toán mới được nộp đơn vào chương trình logistics và supply chain không?
Một số trường (như Đại học KHUD HAN Hà Lan) không có yêu cầu đặc biệt về điểm số môn toán trong hồ sơ đăng ký. Do vậy, không bắt buộc bạn phải giỏi toán mới có thể theo đuổi ngành học này.
Nên chọn học kỹ thuật logistics hay quản lý logistics?
Trong logistics, nhu cầu nhân lực về kỹ thuật và quản lý đều cao. Tùy vào định hướng, thế mạnh và sự phù hợp mà bạn đưa ra quyết định.
- Nếu bạn có thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ, đam mê thiết kế các “dây chuyền” sao cho logistics hoạt động suôn sẻ và hiệu quả nhất thì rất phù hợp với kỹ thuật logistics.
- Nếu bạn có thế mạnh về quản lý, tổ chức, yêu thích làm việc với những người khác, có khả năng bao quát công việc thì không khó để theo đuổi quản lý logistics.
Ai sẽ phù hợp với ngành logistics và supply chain?
Để thành công trong lĩnh vực này, người học cần có khả năng bao quát, óc tổ chức – sắp xếp tốt, khả năng thương thuyết – đàm phán, năng lực quản lý, tư duy logic…
Điều quan trọng là bạn đam mê công việc và không ngừng học hỏi để đáp ứng các yêu cầu thay đổi nhanh chóng của ngành.
>> Xem thêm: 8 tố chất cần thiết để thành công trong lĩnh vực logistics
Mọi câu hỏi về du học ngành logistics và supply chain nói riêng cũng như về du học các nước, vui lòng gửi về:
- Email: inec@inec.vn
- Facebook: tuvanduhocinec
Du học INEC sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong các bài viết tiếp theo.
Công ty Tư vấn Du học INEC
-
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline miền Bắc và miền Nam: 093 409 9948 – 093 409 4411
- Hotline miền Trung: 093 409 9070