Ở phần 1, quý phụ huynh và các em học sinh sinh viên đã được khám phá những trải nghiệm du học nhiều màu sắc ở Áo thông qua các điểm sáng văn hóa, thể thao, giao thông và ẩm thực… Để tiếp nối mạch thông tin, trong phần 2 này, INEC xin được cung cấp thêm những kiến thức về điều kiện nhà ở, cơ hội làm thêm, thực tập, triển vọng việc làm sau khi ra trường của sinh viên du học Áo.
>> Xem thêm: Bạn có tò mò về cuộc sống của sinh viên quốc tế tại Áo? (Phần 1)
Điều kiện nhà ở cho sinh viên du học Áo
Sinh viên du học Áo có thể liên hệ với văn phòng quốc tế của trường đại học trước khi sang để được hỗ trợ. Thậm chí nếu trường không cung cấp chỗ ở trong ký túc xá, họ vẫn sẽ giới thiệu cho bạn một danh sách homestay với chủ nhà là người địa phương. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cũng chọn khách sạn như một chỗ ở tạm thời trong vài tuần đầu đến Áo. Tiếp đến, họ sẽ tự mình đi khảo sát các dạng nhà ở chuyên dụng dành cho sinh viên để biết chắc chắn về chất lượng cụ thể của từng nơi và đưa ra lựa chọn.
Cơ hội làm việc trong khi học
Tất cả sinh viên quốc tế đều có thể làm việc trong thời gian du học tại Áo. Tuy nhiên, số giờ bạn có thể làm việc và các loại giấy phép đi kèm sẽ tùy thuộc vào quốc tịch và tình trạng thị thực của mỗi người. Trong đó, chỉ có sinh viên đến từ các nước trong EU có thể làm việc tự do ở Áo mà không có giấy phép. Với các trường hợp khác, sinh viên muốn làm thêm phải xin giấy phép làm việc, điều kiện để xin giấy phép làm việc là phải có giấy phép cư trú hợp lệ. Mặt khác, trường đại học của bạn có thể sẽ muốn kiểm soát số giờ làm việc của bạn trong khoảng từ 10 – 20 giờ/ tuần để đảm bảo việc hoàn thành số lượng tín chỉ học thuật trong hệ thống giáo dục đại học của nước Áo.
Giấy phép lao động cho sinh viên quốc tế ở Áo: Trong hầu hết các trường hợp, sinh viên quốc tế tại Áo thường không thể tự xin giấy phép lao động. Thay vào đó, người sử dụng lao động sẽ làm việc này thay cho bạn. Nếu bạn đang theo học tại một trường đại học được công nhận và có visa du học Áo hợp lệ thì quá trình này sẽ trở nên rất đơn giản.
>> Xem thêm: Đi du học Áo tốn bao nhiêu tiền?
Cơ hội thực tập
Bất kể có quốc tịch gì, các sinh viên du học Áo đều được phép tham gia thực tập mà không cần giấy phép làm việc. Riêng với các công việc thực tấp có hưởng lương, bạn có thể sẽ cần phải chứng minh rằng công việc này là một phần bắt buộc của khóa học, nhưng đây cũng là một thủ tục khá đơn giản. Người sử dụng lao động là sinh viên có trả lương cũng phải thông báo cho Cơ quan Dịch vụ thị trường lao động (AMS) ít nhất 2 tuần trước khi công việc bắt đầu.
Vị trí và công việc sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên quốc tế tại Áo có thể chuyển đổi giấy phép làm việc sang thẻ RWR (Rot Weiss Rot Card). Sau khi giấy phép cư trú hết hạn, sinh viên đã tốt nghiệp có thể cư trú thêm 6 tháng tại Áo để tìm việc làm, với điều kiện bạn phải có xác nhận của cơ quan thường trú có thẩm quyền (MA 35).
Sinh viên quốc tế có thể nộp đơn xin thẻ RWR nếu tìm được việc làm phù hợp với bằng cấp của mình dựa trên một hợp đồng lao động hợp lệ. Bên cạnh đó, phía người sử dụng lao động cũng buộc phải trả cho bạn một mức lương tương ứng với trình độ cử nhân theo Đạo luật An sinh Xã hội của nước Áo. Theo đó, dù cho có là sinh viên quốc tế đi chăng nữa thì bạn vẫn có cơ hội nhận được mức lương cố định tối thiểu 1.890 €, cộng với các phúc lợi khác.
Tại Áo, giờ làm việc bị hạn chế hơn, có nghĩa là có rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Chưa kể, người lao động ở Áo có điều kiện làm việc tuyệt vời, với những đặc quyền như hệ thống trả lương kép trong mùa hè và những ngày lễ.
Bạn muốn tìm hiểu thông tin để chuẩn bị cho việc du học Áo? Vui lòng liên hệ với Công ty Du học INEC theo số: 1900636990. Hoặc:
- Miền Bắc & Nam: 0939 38 1081 – 0934 09 2442
- Miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn