Nhắc đến châu Âu không đơn thuần chỉ là nhắc đến nền kinh tế lớn mạnh top đầu thế giới mà đó còn là điểm đến du học ngày càng được ưa chuộng bởi sinh viên quốc tế. Vậy bạn có biết sức hấp dẫn của nền giáo dục châu Âu đến từ đâu không?
Nền giáo dục danh tiếng hàng đầu thế giới
Có lịch sử phát triển giáo dục từ lâu đời, châu Âu là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết, tư tưởng, phát minh quan trọng trong nhiều lĩnh vực cho cả thế giới. Điện thoại, tivi, thuyết tiến hóa, đầu máy hơi nước, hệ thống định vị toàn cầu GPS, dây an toàn 3 điểm của xe ô tô, máy tạo nhịp tim, World Wide Web, ứng dụng skype… đều được phát triển từ lục địa này. Châu Âu cũng thống lĩnh số lượng giải Nobel các lĩnh vực nhiều hơn bất kỳ châu lục nào khác. Chỉ tính riêng Anh Quốc đang sở hữu 130 giải thưởng, Đức 108 giải, Pháp có đến 70 giải Nobel (theo Hội đồng Nobel 2018).
Bằng việc sở hữu 6/10 nền giáo dục lớn mạnh nhất thế giới (do U21 Ranking of National Higher Education Systems 2018 xếp hạng) nên việc các quốc gia châu Âu là nơi tập trung của những trường đại học lâu đời và danh tiếng là điều dễ hiểu. Phải kể đến như Đại học Oxford, Cambridge, Edinburgh, Manchester, East Anglia… của Anh; Đại học HAN, Tilburg, Fontys, NHL Stenden, Saxion… của Hà Lan; Đại học Helsinki, Aalto, Turku, Oulu… của Phần Lan hay Học viện Le Cordon Bleu Pháp – top 10 trường chuyên ngành ẩm thực, nhà hàng khách sạn hàng đầu thế giới; Học viện SHMS Thụy Sĩ thuộc top 5 trường khách sạn tốt nhất toàn cầu* và nhiều hơn thế.
Chi phí du học châu Âu hợp lý đến bất ngờ
Mặc dù nổi tiếng với danh tiếng giáo dục ấn tượng song châu Âu cũng có các quốc gia thân thiện với du học sinh nhất. Khá nhiều đất nước mang đến cho du học sinh các khóa học chất lượng với mức học phí rất phải chăng. Có thể kể đến như Hà Lan với mức học phí chỉ dao động từ 7.000 – 10.000 Euro/năm (chỉ cao hơn ở một số khóa thạc sĩ đặc thù), Tây Ban Nha chỉ khoảng 1.200 – 10.000 Euro/năm, Thụy Điển từ 10.500 – 14.00 Euro/năm. Đã từng triển khai chính sách miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên quốc tế nhưng kể từ kỳ nhập học mùa Thu 2017, Phần Lan đã thu phí để đầu tư mạnh mẽ hơn cho giáo dục. Vậy nhưng, mức học phí ở các trường của xứ sở ngàn hồ vẫn thấp hơn so với nhiều nền giáo dục khác trên toàn cầu, trung bình 4.000 – 12.000 Euro/năm.
Trên hết, châu Âu cũng như các nước thành viên hiện cung cấp khá nhiều chương trình học bổng với trị giá rất hấp dẫn để khích lệ tinh thần học tập của sinh viên. Điển hình như:
- Học bổng du học Hà Lan lên đến 80% học phí các chương trình
- Học bổng du học Thụy Điển đến 30%
- Du học Anh với học bổng lên đến 100%
- Học bổng du học Phần Lan từ 30 – 100%
- Ưu đãi học phí đến 25% khi du học Thụy Sĩ
- Hay khi du học Pháp bạn được Chính phủ hỗ trợ 30 – 50% phí nhà ở
Tất thảy những điều đó sẽ giúp sinh viên không còn phải quá băn khoăn về vấn đề chi phí du học châu Âu để có thể yên tâm học tập.
Chương trình học tập đa dạng
Có hàng ngàn trường đại học ở châu Âu cung cấp hơn 10.000 khóa học bằng tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác ở mọi lĩnh vực học thuật, từ nghệ thuật, kỹ thuật cho đến công nghệ, khoa học. Cho dù bạn mong muốn học tập ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào thì các quốc gia nơi đây đều tự tin có thể đáp ứng. Chẳng hạn du học Anh Quốc, sinh viên có thể chọn nhóm ngành kinh doanh, luật, thời trang… Nếu muốn học ngành nhà hàng khách sạn, ẩm thực và thực tập trong các tập đoàn khách sạn cao cấp thì bạn nên cân nhắc Thụy Sĩ hoặc Pháp. Nếu yêu thích lĩnh vực công nghệ, đam mê sáng tạo nên những ứng dụng, phần mềm hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống thì Thụy Điển là một trong những chọn lựa không nên bỏ qua. Với vị trí tiếp giáp biển, nối vương quốc Anh với phần còn lại của châu Âu nên Hà Lan giữ vai trò trung tâm trung chuyển hàng hóa hàng hải giữa các nước trong khu vực với lục địa khác, là quốc gia nổi tiếng với ngành logistics đi kèm với kỹ thuật. Xem thêm: Các ngành đào tạo thế mạnh tại châu Âu.
Chất lượng giảng dạy ở châu Âu được theo dõi và điều chỉnh bởi European Higher Education Area (EHEA) nhờ vào tiến trình Bologna. EHEA đảm bảo tính tương đương và khả năng tương thích của các nền giáo dục ở châu Âu, đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy của các trường liên tục được phát triển.
Cơ hội học thêm nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh
Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng ở các trường đại học châu Âu nhưng cơ hội để bạn học thêm những ngôn ngữ khác là không thiếu. Có rất nhiều ngôn ngữ phổ biến tại đây như tiếng Đức – ngôn ngữ được nói khắp châu Âu, tiếng Pháp – top 10 thế giới về độ phổ biến với hơn 200 triệu người đang sử dụng khắp 5 châu, tiếng Tây Ban Nha – top 3 ngôn ngữ phổ biến nhất và được sử dụng chính thức tại 21 quốc gia bởi hơn 450 triệu người… Vì vậy, khi du học châu Âu, bạn sẽ có cơ hội học hỏi, trau dồi thêm một ngôn ngữ mới với độ phổ biến tương đương tiếng Anh để mở rộng thêm cơ hội việc làm trên khắp thế giới. Mặt khác, việc biết thêm các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh cũng giúp bạn gia tăng cơ hội cạnh tranh với sinh viên bản xứ, nâng cao lợi thế tìm việc làm thêm lẫn việc làm chính thức sau khi ra trường.
>> Những thông tin cần biết về visa du học châu Âu
Cơ hội làm việc khá rộng mở cho sinh viên
Hầu hết các quốc gia tại châu Âu cho phép sinh viên quốc tế được đi làm thêm 10 – 20 giờ mỗi tuần trong thời gian học và có thể làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Loại hình công việc thì rất đa dạng. Bạn có thể xin việc làm thêm trong các nhà hàng, trường học, công việc văn phòng… với cơ hội nhận mức lương 6 – 15 Euro/giờ.
Nhiều quốc gia châu Âu bắt buộc thực tập đối với chương trình đại học lẫn sau đại học. Đây được xem là một loại hình làm việc kết hợp với học tập, trải nghiệm công việc thực tế rất hữu ích cho sinh viên. Tùy theo trường, ngành học mà các em sẽ có thời gian làm việc, công việc khác nhau cũng như được trả lương hay không. Một số trường đào tạo khối ngành nhà hàng khách sạn như NHL Stenden của Hà Lan cho phép sinh viên thực tập hưởng lương trong khách sạn nằm ngay trong khuôn viên trường. Khi du học Thụy Sĩ, sinh viên sẽ được thực tập và hưởng lương theo quy định nước sở tại (tối thiểu 2.172 CHF/tháng khi thực tập tại Thụy Sĩ). Nhìn chung, loại hình công việc này sẽ mang lại cho sinh viên nhiều lợi ích thiết thực như kinh nghiệm làm việc đúng chuyên ngành, môi trường thực tiễn, làm đẹp CV…
Đặc biệt, sau khi du học Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển, bạn được phép ở lại làm việc 1 năm. Trong thời gian này, nếu tìm được việc làm tại Hà Lan, Phần Lan thì bạn được đăng ký giấy phép cư trú để làm việc trong vòng 5 năm sau đó và nếu khởi nghiệp ở Thụy Điển thì cơ hội ở lại sẽ lâu hơn. Bên cạnh đó, du học sinh Pháp sau khi hoàn tất chương trình lấy bằng thạc sĩ có thể ở lại 1 năm để làm việc hoặc thậm chí khởi nghiệp.
Nền văn hóa châu Âu có tính quốc tế hóa cao. Đất nước và con người mang đặc trưng chung là cởi mở, thân thiện và rất dễ gần. Nhịp sống của họ rất năng động và không khó để bạn có thể bắt nhịp và hòa mình. Ngoài việc được lĩnh hội nền giáo dục ưu tú, sinh viên còn có thể đắm mình trong nền văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp hút hồn của nơi đây. Thêm vào đó, khi du học châu Âu, sinh viên có thể thuận lợi đi đến những nước khác trong khu vực Schengen mà không phải xin thêm visa, có nhiều cơ hội khám phá nét đẹp miền đất giàu lịch sử này nhờ mạng lưới giao thông công cộng thân thiện, hiện đại. Được học tập tại châu Âu là trải nghiệm mà bất kỳ bạn trẻ nào cũng nóng lòng muốn có được. Bạn sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất, được tiếp thu những điều tốt đẹp nhất với những trải nghiệm sống quý báu mang giá trị đặc biệt và sẽ theo bạn suốt cuộc đời, giúp gia tăng vốn sống, khai mở suy nghĩ, thay đổi tư duy.
Và nếu bạn đang ấp ủ ước mơ được du học tại nền giáo dục chất lượng này nhưng còn băn khoăn không biết nên chọn ngành nào, ở đâu, trường nào hay thủ tục hồ sơ liệu có khó không, làm thế nào để xin được học bổng… mời bạn tham dự “Hội thảo du học châu Âu – Cập nhật học phí và xét học bổng cho kỳ Thu 2019” do Du học INEC tổ chức:
Đăng ký tham dự tại đây | Hotline: 093 409 8883 – 093 409 9070 – 093 409 9983 |
Chi tiết vui lòng liên hệ Du học INEC qua hệ thống:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Email: inec@inec.vn
*Xếp hạng các trường đại học được tham khảo từ QS World University Rankings 2019, Times Higher Education.