Hospitality là ngành công nghiệp dịch vụ lớn nhất trên thế giới đang trên đà phát triển bùng nổ. Theo Hiệp hội Kinh doanh Du lịch Toàn cầu, chi tiêu du lịch toàn cầu dự kiến đạt 1,6 nghìn tỉ USD vào năm 2020. Nhu cầu nhân lực của ngành, theo đó, cũng tăng tương ứng. Đặc biệt, không chỉ cần số lượng lớn nhân lực, chất lượng nhân lực cũng được đòi hỏi cao hơn. Ngành hospitality có đào tạo ở cả Việt Nam nhưng tại sao nhiều HSSV phải chọn đi du học? Du học ngành hospitality có những ưu điểm gì để trở thành lựa chọn nên ưu tiên hơn? Dưới đây là những phân tích lý giải cho thắc mắc đó.
Định hướng khác biệt của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành hospitality tại Việt Nam đa số chú trọng các kỹ năng nghiệp vụ. Tuy nhiên, những kỹ năng được đào tạo của lao động Việt Nam lại vẫn chưa “đến nơi đến chốn”. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh cho biết: điểm yếu của lao động Việt Nam là thiếu các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ và tay nghề nói chung còn thấp. Muốn thành công trong môi trường cạnh tranh, lao động Việt Nam cần có ý thức trong việc nâng cao năng lực, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, khả năng thích nghi với cường độ làm việc cao, khả năng thích nghi với những khác biệt về văn hóa.
Trong khi đó, bên cạnh việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ cho sinh viên như một điều đương nhiên, chương trình đào tạo ngành hospitality tại các nước phát triển định hướng là đào tạo ra làm quản lý, điều hành hoặc tự làm chủ do đó đều có đào tạo song song kỹ năng quản lý và tư duy kinh doanh cho sinh viên. Bằng chứng là sự lồng ghép các yếu tố kinh doanh hay quản lý xuyên suốt chương trình học, giúp sinh viên có kiến thức ở đa lĩnh vực. Điều này giúp sinh viên tốt nghiệp ngành hospitality trên thế giới có cơ hội việc làm tốt hơn vì có đủ năng lực để thử sức ở nhiều lĩnh vực ngành nghề.
Với vị trí quản lý khách sạn, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên môn về hầu hết các vị trí trong khách sạn, mục đích là giúp bạn hiểu được công việc đặc thù của nhân viên để có định hướng quản lý phù hợp. Cụ thể, bạn sẽ được đào tạo chuyên môn về quản lý lễ tân, quản trị phòng, quản trị ẩm thực, quản trị nhân sự, quản trị resort, văn hóa ẩm thực và kiến thức văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Bạn cũng sẽ được trang bị kỹ năng xử lý tình huống, sự cố liên quan đến nghiệp vụ khách sạn có khả năng xảy ra trong thực tế. Bạn sẽ được trang bị kiến thức về quản lý hệ thống phòng, quản lý nhân viên, giao tiếp với khách hàng, chuẩn bị sự kiện, quản lý rủi ro… Đặc biệt, văn bằng quản trị kinh doanh được giảng dạy song song cho phép sinh viên tốt nghiệp có thể tự mở và điều hành cơ sở kinh doanh của mình chứ không đơn thuần là làm công cho người khác.
Ngoài ra, nếu không nói vị trí quản lý, với chương trình đào tạo đầu bếp tại Đại học Sunway Malaysia chẳng hạn, bạn sẽ được đào tạo 100% thực hành chia ra 50% Demo (công thức nấu nướng) và 50% Practical (làm món ăn). Sinh viên được thực hành những điều nhỏ nhất như lựa chọn thực phẩm bằng cách theo giáo viên ra chợ, siêu thị hay tham gia những hội chợ, triển lãm nghệ thuật ẩm thực. Chính những trải nghiệm đó sẽ giúp các em trau dồi được nhiều kiến thức và kỹ năng hữu ích cho công việc sau này.
Chương trình thực tập và điểm đến thực tập
Hospitality là ngành có tính ứng dụng thực tiễn cao, chương trình đào tạo luôn được tích hợp thực tập để sinh viên nắm vững kỹ năng nghiệp vụ và nhanh chóng gia nhập thị trường lao động ngay khi ra trường. Học tại Việt Nam, bạn sẽ bị hạn chế trong chương trình thực tập bởi chính các nhà tuyển dụng cũng không tin tưởng vào năng lực của sinh viên. Đại diện khách sạn Windsor Plaza tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Hầu hết đội ngũ quản lý cấp trung trở lên khi tiếp nhận sinh viên vào thực tập đều coi họ là lực lượng lao động không tay nghề, chỉ gắn bó một thời gian ngắn nên chỉ giao một số việc lặt vặt và không muốn đào tạo gì thêm. Vì thế mỗi ngày, sinh viên chỉ làm việc từ 4 – 5 tiếng đồng hồ nhưng thực chất đó là những công việc của người giúp việc”. Ở một trường đại học công lập có tiếng tại Việt Nam, sinh viên chia sẻ các em chỉ đi thực tập 3 tháng, trước đó có vài đợt kiến tập nhưng chủ yếu là đóng tiền đi du lịch, chụp hình.
Ngược lại, chương trình thực tập tại các quốc gia khi bạn đi du học sẽ yêu cầu bạn trở thành một nhân viên thực thụ. Úc, Thụy Sĩ có chương trình thực tập bắt buộc đến 18 tháng, Pháp 16 tháng, Hà Lan 12 tháng… Sinh viên được thực tập ở khách sạn 5 sao tại nhiều quốc gia, thậm chí đơn cử như Đại học NHL Stenden có khách sạn trong trường để sinh viên học và thực tập, nhiều trường ở Thụy Sĩ bản thân là các khách sạn được mua lại trở thành trường học và thực tập cho sinh viên. Trước kỳ thực tập, sinh viên được đào tạo chi tiết về trang phục, tác phong, kỹ năng trả lời phỏng vấn… để chinh phục nhà tuyển dụng. Sau khi tốt nghiệp, xuất phát điểm của sinh viên du học với sinh viên học tại Việt Nam đã có sự khác biệt lớn.
Chi phí đắt đỏ hay xứng đáng?
Trở ngại lớn nhất khiến nhiều HSSV cũng như phụ huynh băn khoăn khi quyết định du học là chi phí, đặc biệt với nhóm ngành hospitality. Tuy nhiên, đi du học mang đến cho bạn rất nhiều lựa chọn mức học phí phù hợp với điều kiện gia đình và vẫn đáp ứng được chất lượng đào tạo cũng như môi trường quốc tế. Hiện tại, mức học phí ước tính của các thị trường du học phổ biến nhóm ngành hospitality như sau:
Nước | Học phí (năm) | Nước | Học phí (năm) |
Thụy Sĩ | 45.000 CHF ~ 1 tỉ đồng | Mỹ | 25.000 USD ~ 580 triệu đồng |
Úc | 25.000 AUD ~ 400 triệu đồng | Malaysia | 7.000 USD ~ 170 triệu đồng |
Hà Lan | 10.000 Euro ~ 260 triệu đồng | Singapore | 15.000 SGD ~ 260 triệu đồng |
Phần Lan | 7.000 Euro ~ 180 triệu đồng | Pháp | 13.000 Euro ~ 340 triệu đồng |
Canada | 17.000 CAD ~ 300 triệu đồng | New Zealand | 30.000 NZD ~ 470 triệu đồng |
*Chi phí du học Thụy Sĩ đã bao gồm sinh hoạt phí.
Tại Việt Nam, không kể các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp có mức học phí chỉ 1,2 – 2,4 triệu đồng/tháng thì các trường đại học có chất lượng tốt sẽ có thể lên tới 48 triệu/năm (Đại học Hoa Sen) hay 113 triệu/học kỳ (Đại học RMIT Việt Nam). Như vậy, nếu so sánh chất lượng tương đương thì học phí học ngành nhà hàng khách sạn – du lịch tại Việt Nam cũng không hề thấp. Còn với những trường học phí thấp thì chất lượng cũng tương ứng.
Du học có môi trường tốt hơn để học ngoại ngữ
Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp được đánh giá là thiếu kỹ năng ngoại ngữ và trải nghiệm quốc tế. Cả 2 điều này sẽ được cải thiện khi bạn đi du học. Bạn sẽ được đắm mình trong môi trường tiếng Anh cùng bạn bè đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Thêm vào đó, bạn sẽ có môi trường tốt hơn để học ngoại ngữ (đặc biệt là ở châu Âu) và đây là ưu điểm nổi bật để bạn giành các cơ hội thăng tiến. Chẳng hạn, chương trình của Thụy Sĩ dạy thêm tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha là 1 phần bắt buộc của khóa học. Tại Pháp, theo học chương trình tiếng Anh thì đương nhiên sinh viên sẽ được học thêm tiếng Pháp… Sở hữu vốn ngoại ngữ phong phú, cơ hội đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người của các bạn sẽ rộng mở hơn và khả năng đảm nhiệm những vị trí quan trọng cũng cao hơn.
Với những ưu điểm kể trên, du học ngành hospitality xứng đáng trở thành lựa chọn ưu tiên. Để có thêm cái nhìn đa chiều về ngành, lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia cũng như trải nghiệm thực tế của du học sinh, mời bạn đến với Hội thảo du học các nước ngành hospitality do Du học INEC tổ chức tới đây. Vui lòng đăng ký trước với ban tổ chức để được hỗ trợ tốt nhất.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Email: inec@inec.vn