Canada là đất nước an toàn, thuộc nhóm quốc gia công nghiệp phát triển G7, có hệ thống giáo dục xuất sắc… Vâng đó là những điều có thể bạn đã nghe rất nhiều về xứ sở lá phong xinh đẹp, nhưng như thế là chưa đủ! Còn rất nhiều sự thật thú vị có thể bạn chưa biết! Nếu bạn sắp đi du lịch, công tác, du học Canada, nên tìm hiểu một vài sự thật về Canada sau đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về nơi mình sắp đặt chân đến nhé.
Canada là quốc gia tiêu thụ bánh donut số 1 thế giới
Mặc dù Mỹ là quê hương của bánh donut nhưng Canada mới được coi là “ông vua” của món bánh này. Người Canada thật sự rất thích bánh donut và họ đã giành vị trí quán quân về lượng bánh tiêu thụ. Dân số Canada chỉ có hơn 37 triệu người nhưng họ “ăn” khoảng hơn 1 tỷ chiếc bánh mỗi năm. Và chắc chắn bạn sẽ thấy không thiếu những chiếc bánh donut ngon tại Canada! Ở Tim Horton’s là một ví dụ. Chuỗi cà phê và bánh donut nổi tiếng nhất của Canada này là một trong những địa chỉ để bạn có thể thưởng thức những chiếc bánh thượng hạng.
Canada có đến hai môn thể thao quốc gia
Nhiều người biết khúc côn cầu trên băng là môn thể thao quốc gia rất được yêu thích và phổ biến ở Canada. Nhưng không nhiều người biết Canada còn có môn thể thao quốc gia khác là môn bóng vợt (lacrosse). Đây là môn thể thao lâu đời nhất của đất nước, bắt nguồn từ cộng đồng bản địa.
Quốc thú của Canada là hải ly
Tại sao không phải là gấu, loài động vật khá phổ biến từ các khu rừng ở Quebec và New Brunswick ở phía Đông đến những vùng đất của Manitoba ở miền Tây và dãy núi Rocky của Alberta ở phía Nam? Sự thật là do hải ly đóng một vai trò khá quan trọng trong lịch sử của Canada!
Đất nước Canada được xây dựng ban đầu dựa trên việc buôn bán lông thú. Và hải ly có nhu cầu cao vì tấm da của nó (như bạn biết khí hậu nhiều vùng ở Canada khá lạnh). Điều này dẫn đến việc săn bắt hải ly quá nhiều, khiến chúng gần như tuyệt chủng. Người Canada rất biết ơn những chú hải ly và xem chúng là biểu tượng quốc gia từ năm 1975. Hình ảnh những chú hải ly cũng đã được đặt lên đồng xu của Canada.
Insulin được phát hiện đầu tiên ở Canada
Insulin là hormone quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Sự ra đời của insulin đã mở ra cuộc cách mạng trong điều trị bệnh nhân bị tiểu đường. Vậy bạn có biết insulin được phát hiện đầu tiên bởi một bác sĩ người Canada – Frederick Banting? Ông cùng với các cộng sự khác đã khám phá ra insulin vào năm 1921 khi đang công tác tại Đại học Toronto. Với thành tựu nổi bật này, ông đã được trao giải Nobel Y-Sinh lý học cùng với nhà sinh lý học Macleod vào năm 1923.
Điện thoại được phát minh ở Canada
Alexander Graham Bell không phải là người Canada chính thức, ông là người gốc Scotland đã được trao bằng sáng chế cho sự phát minh chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1876. Graham Bell sau khi cùng gia đình rời Scotland đã dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình sinh sống và làm việc ở Brantford (Ontario, Canada), Boston (Massachusetts, Mỹ) và Baddeck (Nova Scotia, Canada). Và phần lớn công việc liên quan đến bằng phát minh của ông được thực hiện tại xưởng riêng ở Brantford.
Người Canada nói “I’m sorry” rất nhiều!
Trong khi người Mỹ thường thận trọng khi nói “I’m sorry” (vì sợ bị coi là thừa nhận sự yếu kém hoặc mắc lỗi) thì người Canada nổi tiếng “xin lỗi” khét tiếng. Người Canada thực sự nói “I’m sorry” (Tôi xin lỗi), “So sorry” (Rất xin lỗi) hay “Sorry” (Xin lỗi) thường xuyên đến mức tỉnh Ontario phải đưa ra luật để hạn chế trách nhiệm pháp lý của những người xin lỗi kinh niên theo đúng nghĩa đen. Nếu bạn ở Canada trong một thời gian dài, tiếp xúc nhiều với người Canada, có khi bạn cũng quen với việc nói “Tôi xin lỗi”!
Canada dẫn đầu nhóm G7 về tỷ lệ người lao động có trình độ học vấn cao
Chỉ 1% dân số Canada mù chữ, còn lại 99% người dân biết chữ. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (từ 25 đến 64 tuổi) có bằng cao đẳng hoặc đại học chiếm 57,5% – cao hơn bất kỳ quốc gia G7 nào khác (theo điều tra dân số năm 2021). Thành tích không tệ phải không nào?
Canada là một trong những quốc gia đa văn hóa nhất trên thế giới
Lịch sử thuộc địa và nhập cư và của Canada đã dẫn đến một xã hội đa văn hóa. Từ ba dân tộc sáng lập – người bản địa, người Pháp và người Anh cùng những nhóm chủng tộc và dân tộc khác ban đầu, Canada dần chào đón những người nhập cư từ châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Số lượng người nhập cư tiếp tục tăng lên đáng kể vào đầu những năm 1950, từ các địa điểm khác như châu Á, Caribe, Nam và Trung Mỹ.
Sự đa dạng được thể hiện rõ qua dữ liệu của Cuộc điều tra dân số do Cơ quan Thống kê Canada thực hiện năm 2016, trong đó báo cao hơn 250 dân tộc có nguồn gốc hoặc tổ tiên khác nhau ở Canada. Và cho đến nay, Canada được xem là quốc gia đa dạng văn hóa nhất thế giới với truyền thống chào đón người nhập cư lâu đời, suốt chiều dài lịch sử, cho đến tận ngày nay và còn tiếp tục trong tương lai. Toronto thường được coi là thành phố đa văn hóa nhất trên trái đất với hơn ½ dân số là người nhập cư từ các quốc gia bên ngoài Canada.
Canada có hệ thống đo lường “vừa Anh, vừa Mỹ”
Là một phần của Khối thịnh vượng chung Anh nhưng giáp với cường quốc láng giềng là Mỹ, Canada gần như bị ảnh hưởng bởi cả hai quốc gia lớn này về nhiều mặt. Trong đó, Canada có hệ thống đo lường phản ánh xu hướng trộn lẫn của cả hệ thống đo lường của Anh và Mỹ. Bạn sẽ thấy rất rõ điều này trong các phép đo trọng lượng, chiều dài và nhiệt độ. Chẳng hạn, người Canada tuân theo giới hạn tốc độ và đo chiều dài bằng mét, nhưng sẽ đo chiều cao bằng bộ (feet); kiểm tra nhiệt độ bên ngoài bằng độ C, nhưng nấu ăn ở độ F; cân và mua thức ăn theo kí-lô-gam nhưng lại cân trọng lượng cơ thể theo cân (found).
Canada sử dụng cả tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ
Tương tự, tiếng Anh của người Canada cũng ảnh hưởng bởi hệ thống tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi tiếng Pháp khi 1/5 dân số Canada là cộng đồng Pháp ngữ. Điều này bắt nguồn từ lịch sử Canada từng là thuộc địa của Anh và chịu ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh Anh-Mỹ, Anh-Pháp và những cuộc di cư của người châu Âu đến Canada, mà chủ yếu là người Pháp.
Chính tả ở Canada là sự nhập nhằng giữa tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ – họ viết jail (theo kiểu Mỹ); nhưng lại centre (theo kiểu Anh); analyze (theo kiểu Mỹ) nhưng colour (theo kiểu Anh). Nhiều biển báo, nhãn hiệu và tên các cơ quan vừa là tiếng Anh lẫn tiếng Pháp: Shopping Centre d’Achats (trung tâm mua sắm).
Hơn 80% dân số Canada sống ở khu vực thành thị
Theo Cục thống kê Canada, năm 2021, có 81,65% tổng dân số ở Canada sống ở các thành phố. Sự thật này có thể khiến nhiều bạn trẻ hồ hởi hơn với kế hoạch học tập cùng các trường Canada nằm ngoài những điểm đến phổ biến như Toronto, Vancouver, Montreal, Quebec hay Victoria. Bởi các trường cũng chỉ tọa lạc ở những thành phố, nơi tập trung phần lớn dân cư và có đầy đủ các dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống. Điều này có thể xua đi phần nào nỗi lo về “ngôi trường ở một ngôi làng hẻo lánh, ít người, không đảm bảo các dịch vụ tiện ích, y tế, giao thông…”. Mật độ dân số trung bình 3,7 người/km2 của Canada – một mật độ dân số thấp nhất thế giới quả thật rất dễ khiến người ta hiểu lầm và e ngại!
Canada có khu phức hợp mua sắm ngầm dưới lòng đất lớn nhất thế giới
Khi được hỏi quốc gia nào có khu mua sắm phức hợp ngầm dưới lòng đất lớn nhất, có thể bạn đang nghĩ là Nhật Bản; hoặc có khi là Trung Quốc hay Mỹ? Nhưng thực ra, đó là ở Canada và thành phố Toronto chính là nơi bạn sẽ tìm thấy kỳ tích kỹ thuật này và nó có tên là PATH.
Khu mua sắm và vui chơi giải trí phức hợp PATH trải dài đến 17 dặm (~ hơn 27km) trên những con đường đi bộ dưới lòng đất. PATH hình thành với mục đích giúp mọi người không bị lạnh. Có thể coi PATH như một thành phố thu nhỏ và có phần giống một mê cung với một quần thể các đường hầm, các trạm tàu điện ngầm, lối đi bộ trên cao và các vỉa hè lạ mắt khác. Nhiều người đến đây để khám phá khoảng 1.200 cửa hàng, các dịch vụ ăn uống tại quán cà phê và nhà hàng; đồng thời ghé thăm một số địa điểm du lịch chính của Toronto.
Với những người yêu mến đất nước lá phong, chắc chắn còn rất nhiều sự thật thú vị chờ bạn khám phá! Nếu mong muốn trải nghiệm thực tế đất nước Canada cũng như chất lượng giáo dục đẳng cấp của quốc gia này, bạn ơi, có thể xúc tiến kế hoạch du học Canada sớm hơn từ hôm nay! Đừng ngần ngại gọi điện thoại hoặc inbox ngay cho INEC – đại diện tuyển sinh của các trường Canada tại Việt Nam để có team đồng hỗ trợ toàn diện cho quá trình học tập.
- Tư vấn chọn ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp, năng lực học và khả năng tài chính
- Xây dựng lộ trình học hợp lý tối ưu chi phí, thời gian học; cơ hội giải trình với lãnh sự Canada
- Hướng dẫn chính xác hồ sơ đăng ký và xin học bổng; nhận thư mời nhập học nhanh chóng
- Hỗ trợ chứng mình tài chính, xin visa du học Canada hiệu quả nhờ quy trình chuyên nghiệp
- Kết nối, hỗ trợ sinh viên mới với cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Canada
- Hướng dẫn thông tin cặn kẽ trước khi bay, đồng hành tìm vé máy bay giá rẻ
- Hỗ trợ phụ huynh hoàn thiện các thủ tục xin visa thăm thân ở Canada
- Đồng hành, giúp đỡ học sinh, sinh viên trong suốt quá trình du học Canada
Công ty Du học INEC
- Tổng đài:1900 636 990
- Hotline khu vực miền Bắc và Nam: 093 409 3223 – 093 409 2080
- Hotline khu vực miền Trung và Tây Nguyên: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Email: inec@inec.vn
- Fanpage:com/hoiduhoccanada
- Inbox tư vấn cùng chuyên viên: /hoiduhoccanada