Obama từng phát biểu: “Trong một thị trường toàn cầu, chúng ta cần những tài năng và cần thu hút những tài năng ấy ở lại phát triển sự nghiệp. Điều đó không chỉ có lợi cho bản thân họ mà còn đóng góp cho sự phát triển của toàn nước Mỹ”. Thật vậy, Hoa Kỳ từ lâu đã nổi tiếng với chiến lược phát triển kinh tế dựa trên nguồn nhân lực nước ngoài. Cho nên với nhóm ngành STEM – nhóm ngành được xem là trụ cột của nền kinh tế Mỹ, chính phủ nước sở tại đang dành nhiều chính sách ưu tiên để thu hút sinh viên quốc tế.
Hiểu về nhóm ngành STEM trong nền giáo dục Mỹ
STEM là cụm từ viết tắt của nhóm 4 ngành, bao gồm: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics). Đây là nhóm ngành có mặt ở hầu hết các trường đại học/ cao đẳng lớn của “xứ sở cờ hoa”, chúng được biết đến với vai trò chủ lực trong việc phát triển chỉ số GDP (Gross Domestic Product – tổng sản phẩm quốc nội) và duy trì thứ hạng của nền kinh tế Mỹ trên thế giới.
Chính phủ Mỹ thể hiện sự quan tâm của mình đến nhóm ngành này bằng việc đưa ra nhiều sự ưu tiên trong chương trình thực tập tự chọn (tức Optional Practical Training, gọi tắt là OPT) cho sinh viên STEM. Theo đó, những sinh viên du học Mỹ đã hoàn tất các chứng chỉ tốt nghiệp ngành STEM sẽ được phép ở lại 17 tháng để thực tập đúng chuyên ngành mà các bạn đã học. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến Mỹ trở thành điểm đến lý tưởng cho những du học sinh quan tâm đến các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Cụ thể, số lượng sinh viên du học Mỹ chiếm 37% trên toàn thế giới, trong đó có hơn 50% theo học các ngành khối STEM. Con số này đã không ngừng tăng lên kể từ năm 2010 đến nay. (số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Pew 2015).
Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của khối STEM tại Mỹ cũng đang tăng mạnh. Không chỉ riêng Obama mà tất cả các chính khách thuộc các đảng phái khác nhau ở Mỹ từ đều từng có những động thái hối thúc giáo dục Mỹ đẩy mạnh việc thu hút sinh viên quốc tế theo học ngành STEM để cung ứng nguồn nhân lực kịp thời, hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Theo các chính khách nước này, xu hướng du học Mỹ ngành STEM không còn mới nhưng chắc chắn sẽ được duy trì trong ít nhất là 30 năm nữa!
Tôi đã chọn STEM vì những lý do này!
1. Chương trình thực tập không bắt buộc OPT
Theo quy định mới nhất được áp dụng từ ngày 10/05/2016, thời gian của chương trình thực tập không bắt buộc (OPT) dành cho sinh viên ngành STEM sẽ được phép gia hạn thêm 17 tháng, sau khi đã kết thúc OPT lần đầu 12 tháng. Theo đó, tổng thời gian các bạn được ở lại Mỹ làm việc có thể lến đến mức tối đa là 3 năm.
Bên cạnh tác dụng đẩy mạnh sự cạnh tranh của nền giáo dục Mỹ trên thị trường giáo dục toàn cầu, điều luật mới này cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên quốc tế. Sinh viên ngành STEM nhờ vậy mà có nhiều thời gian làm việc trên đất Mỹ hơn và cơ hội tiến đến chiếc thẻ xanh cũng cao hơn.
>> Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ
2. Mức lương khủng và nhiều cơ hội thăng tiến
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cho biết cử nhân tốt nghiệp khối ngành STEM bao giờ cũng có tỷ lệ tìm được việc làm và thu nhập cao hơn hẳn so với cử nhân ngành khác. Cụ thể, mức lương trung bình của lao động trong các ngành trực thuộc hiện đang ở mức từ 80.000 –140.000 USD/năm.
Sau đây là bảng so sánh học phí và mức lương trung bình các ngành thuộc khối STEM (Theo https://www.worldwidelearn.com):
Ngành |
Học phí trung bình(USD) |
Mức lương trung bình(USD) |
Công nghệ thông tin – Information Technology |
8,552 |
91,600 |
Mathematics |
13,829 |
104,350 |
Lập trình máy tính – Computer Programming |
5,462 |
82,690 |
Khoa học thông tin máy tính – Computer and Information Sciences |
10,885 |
136,280 |
Kỹ sư – Engineering |
10,428 |
102,000 |
Kỹ sư máy tính – Computer Engineerin |
15,106 |
110,650 |
Kỹ sư cơ khí – Mechanical Engineering |
15,459 |
87,140 |
Khoa học quản lý – Management Science |
16,858 |
82,940 |
Physics – Chuyên ngành vật lý |
15,156 |
117,300 |
3. Nhu cầu nhân lực trong tương lai khối ngành STEM
Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão, nước Mỹ thì đang cần một đội ngũ nhân lực mới hùng hậu về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Ước tính từ năm 2012 đến 2025, nước Mỹ cần thêm khoảng 10 triệu lao động nữa cho lĩnh vực này (Theo U.S Department of Labor). Đồng thời, tổ chức này cũng đưa ra dự báo đến năm 2020, nhu cầu việc làm trong các lĩnh vực toán học, máy tính, phần mềm, kỹ sư sẽ lần lượt tăng thêm 16%, 2%, 32% và 62%.
Tuy nhiên, số lượng sinh viên Mỹ theo đuổi chuyên môn trong khối STEM vẫn còn rất hạn chế. Đây là cơ hội cực kỳ tốt cho các bạn SV quốc tế và SV Việt Nam du học Mỹ cũng không là ngoại lệ. Mặt khác, giáo dục Mỹ đang có những thay đổi trong cách đào tạo sinh viên ngành STEM để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, cử nhân ngành này sau tốt nghiệp không chỉ thuận lợi tìm được công việc tốt, lương cao tại Mỹ mà còn có thể làm việc ở bất cứ quốc gia phát triển nào trên thế giới.
>> Thế nào là một bộ hồ sơ visa du học Mỹ lý tưởng?
Để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ của mình, quý vị vui lòng liên hệ theo số 1900 636 990 hoặc:
Hotline TP HCM: 0903 409 3223 – 093 409 2080
Hotline Đà Nẵng: 093 409 9070
Email: inec@inec.vn