Năm 2019, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp tại Việt Nam là 7,67%. Trong số đó, khoảng hơn 20.000 lao động trình độ đại học chưa có việc làm. Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết tỉ lệ sinh viên ra trường làm việc trái ngành chiếm 60%.
Đây không phải lần đầu tiên các số liệu thống kê cho thấy thực trạng việc làm “rất có vấn đề” của những lao động trẻ, có trình độ học vấn cao. Đồng thời, những “con số biết nói” trên cũng một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ ở Việt Nam hiện nay.
Sai lầm trong chọn ngành, chọn nghề và hệ quả
Việc lựa chọn ngành học – nghề nghiệp của giới trẻ thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, phổ biến như: truyền thống gia đình/ý kiến của phụ huynh, xu hướng lựa chọn của bạn bè đồng trang lứa, các ngành nghề được xem là “hot” ở thời điểm lựa chọn hoặc trong tương lai gần…
Trong khi đó, cái gốc của việc chọn ngành – nghề là dựa trên sự phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân thì lại ít được chú trọng. Không hiếm người thành công trong sự nghiệp chia sẻ rằng “nghề chọn mình”. Nhưng không phải ai cũng may mắn được như thế và bản thân người thành công cũng hội tụ những tố chất nhất định cần có để thăng hoa trong nghề nghiệp của mình.
Thực tế, việc chọn ngành – nghề theo ý kiến gia đình hoặc xu hướng việc làm mà các phương tiện truyền thông liên tục cập nhật ẩn chứa những nguy cơ khiến bạn không thể “đi đường dài” với chuyên môn, công việc đã chọn vì:
- Không đủ đam mê để đương đầu và vượt qua thách thức của nghề nghiệp
- Không đủ năng lực để cạnh tranh với những lao động khác
Lựa chọn một ngành học, một nghềnghiệp không phù hợp dẫn đến những hệ quả tiêu cực cho chính bản thân bạn và xã hội như:
- Lãng phí thời gian
- Lãng phí chất xám
- Mất niềm tin vào bản thân
- Tăng tỉ lệ thất nghiệp
Không ít cử nhân, sau khi tốt nghiệp, vì không đủ năng lực để làm các công việc đúng chuyên môn phải rẽ hướng làm việc trái ngành. Không ít thạc sĩ đến lúc nhận bằng vẫn canh cánh trong lòng câu hỏi “mình nên làm gì tiếp theo” vì không thể tìm được công việc phù hợp. Và họ, lại mất thêm một khoảng thời gian không ngắn và chi phí không nhỏ nữa để học lại từ đầu một lĩnh vực mà sau này mới nhận ra là “chúng ta thuộc về nhau”!
Kiến thức chuyên môn suốt 4 năm đại học và kiến thức mở rộng của 2 năm thạc sĩ ấy, nếu may mắn, sẽ được vận dụng phần nào trong công việc ở lĩnh vực mới mà họ lựa chọn. Còn ở chiều ngược lại, dĩ nhiên sẽ phải bị cất vào đâu đó trong tâm trí và mai một dần.
Thời gian và tuổi trẻ là những điều quý giá vô cùng mà chúng ta không thể lấy lại được. Lãng phí hay sử dụng chúng một cách thật hiệu quả và có ý nghĩa với mình, bạn chọn cách nào?
Đừng để một bước sai lầm trong chọn ngành – chọn nghề lấy đi thời gian và tuổi trẻ của bạn nhé!
Định hướng nghề nghiệp đúng thời điểm cùng các chuyên gia uy tín hàng đầu
Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh hướng nghiệp của các trường ở Hà Nội, 15 – 20% sinh viên sau khi tốt nghiệp mới biết mình chọn ngành – nghề sai. Còn theo số liệu khảo sát của INEC, độ tuổi quan tâm du học chủ yếu tập trung ở 18 – 24 tuổi (50%) và 25 – 34 tuổi (25%):
Độ tuổi | Tỉ lệ quan tâm du học |
13 – 17 | 14% |
18 – 24 | 50% |
25 – 34 | 25% |
35 – 44 | 10% |
45 – 54 | 1% |
Bảng khảo sát tỉ lệ quan tâm du học theo độ tuổi
Tỉ lệ này cho thấy, thành phần quan tâm du học chủ yếu là các bạn trẻ đang bắt đầu đại học hoặc thậm chí đã tốt nghiệp đại học. Ngoài lý do không hài lòng với chương trình đào tạo trong nước hoặc muốn tiếp cận những nền giáo dục tiên tiến hơn, còn một lý do khác quan trọng không kém, đó là các bạn học sinh sinh viên được/tự định hướng sai lệch trong những năm phổ thông. Dẫn đến khi vào đại học, các bạn mới được tự chủ nhiều hơn, tìm hiểu thông tin nhiều hơn, định hướng lại ngành – nghề cho bản thân và “làm lại từ đầu” để chuẩn bị cho sự nghiệp thông qua du học.
Có thể thấy, nếu định hướng đúng ngay từ đầu, bạn sẽ không rơi vào trường hợp đáng tiếc như vậy. Thận trọng cân nhắc là tốt nhưng cũng không cần phải dành cả thanh xuân để chọn ngành – chọn nghề đâu!
Và bạn cũng đừng để quan niệm “trẻ con/còn nhỏ không biết gì” khiến mình lơ là với những lựa chọn cho tương lai. Biết mình thích gì, khám phá thế mạnh của mình là gì càng sớm càng tốt sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để trau dồi năng lực, nuôi dưỡng đam mê và cân nhắc kỹ lưỡng.
Với mong muốn giúp các bạn trẻ “giải mã” ẩn số về nghề nghiệp, phần nào giảm bớt nỗi băn khoăn và dễ dàng hoạch định tương lai của bản thân, tránh gây những hậu quả đáng tiếc về sau, Du học INEC tổ chức Hội thảo chuyên đề “Giải mã nghề nghiệp – hoạch định tương lai”:
Thời gian: 9h30 Chủ nhật, ngày 19/07/2020 Đăng ký TẠI ĐÂY Hoặc liên hệ hotline 093 409 8883 – 093 409 4411 – 093 409 9070 |
Hội thảo diễn ra với cả 02 hình thức online và offline:
- Các bạn ở TP. HCM có thể đăng ký và trực tiếp tham dự tại Văn phòng INEC – 279 Trần Nhân Tôn, P.2, Q.10, TP. HCM
- Các bạn ở xa hoặc các tỉnh/ thành phố khác có thể đăng ký tham dự online
Nội dung chương trình dự kiến như sau:
Phần 1: Các yếu tố để lựa chọn ngành học và nghề nghiệp phù hợp
Diễn giả: Tiến sĩ Jonathan Edward Ramsay Trưởng Khoa Khoa học xã hội và Sức khỏe – Đại học James Cook Singapore Phần 2: Thị trường lao động và các ngành “hot” ở Singapore Diễn giả: Giáo sư Abhishek Singh Bhati Hiệu trưởng Đại học James Cook Singapore |
>> Xem thêm Tạm ngưng học đại học, giải pháp nào dành cho bạn?
Vậy bạn còn chờ gì mà không đăng ký tham dự Hội thảo cũng như liên hệ với Du học INEC để được tư vấn, hỗ trợ nhiều hơn về việc chọn ngành, chọn trường cũng như cập nhật tin tức chính xác nhất?
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc : 093 409 3311
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Hotline KV miền Nam: 093 409 4411
- Email: inec@inec.vn