Khi định hướng nghề nghiệp trở thành một “kim chỉ nam” ngày càng quan trọng, các bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp nhằm tư vấn cho các bạn trẻ những cơ sở khoa học nhất định nhằm đưa ra quyết định phù hợp về ngành nghề tương lai của mình cũng trở nên “hot” hơn bao giờ hết!
Liệu bạn đã bao giờ thử làm các bài trắc nghiệm này để hiểu “mình thật sự là ai?” và “mình phù hợp với công việc gì?” chưa?
1. Trắc nghiệm MBTI – bạn thuộc nhóm tính cách nào?
Trắc nghiệm MBTI là viết tắt của cụm từ Myers-Briggs Type Indication – sử dụng các câu hỏi tâm lý để tìm hiểu tính cách và cách mà con người nhận thức thế giới xung quanh, từ đó đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó. Bài trắc nghiệm gồm 70, 72 hoặc 76 câu, giúp người thực hiện hiểu rõ hơn về mình thông qua các lựa chọn trả lời có sẵn. Sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm, bạn sẽ nhận được kết quả là 1 trong 16 nhóm tính cách. Các nhóm tính cách này được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí:
- Xu hướng tự nhiên: hướng ngoại (Extroversion) hay hướng nội (Introversion)
- Tìm hiểu và nhận thức về thế giới: giác quan (Sensing) hay trực giác (iNtuition)
- Quyết định và lựa chọn: lý trí (Thinking) hay cảm xúc (Feeling)
- Cách thức hành động: nguyên tắc (Judging) hay linh hoạt (Perceiving)
Ưu điểm của trắc nghiệm MBTI:
- Ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực
MBTI là một trong những trắc nghiệm nổi tiếng và phổ biến nhất, được sử dụng nhiều trong công tác tuyển dụng, đánh giá nhân sự, quản trị doanh nghiệp hoặc giáo dục…
- Có sự kết nối với các nhóm ngành phù hợp
Trắc nghiệm MBTI có kết quả là 16 nhóm tính cách với các đặc trưng cụ thể, giúp người thực hiện có thể dễ dàng nhận thức và hiểu hơn về tính cách, xu hướng phản ứng cũng như đưa ra các quyết định của bản thân, qua đó lựa chọn những công việc phù hợp.
- Tạo ưu thế trong việc hành xử, giao tiếp
Bên cạnh đó, trắc nghiệm MBTI giúp chúng ta hiểu hơn về bản thân, cũng như những người cùng nhóm hay khác nhóm tính cách với mình và đưa ra những lựa chọn hành xử, tương tác phù hợp, giúp làm việc, giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.
Nhược điểm của trắc nghiệm MBTI:
Dù được nhiều người biết đến nhất trong các trắc nghiệm tính cách – nghề nghiệp nhưng trắc nghiệm MBTI lại không được các nhà tâm lý học ủng hộ. Lý do được đưa ra gồm có: trắc nghiệm này không có nền tảng lý thuyết vững chắc, thiếu độ xác thực và kiểm chứng vì chưa có khảo sát sau khi thực hiện trắc nghiệm mọi người có tìm được công việc tốt hay phù hợp với mình không, có cảm thấy hạnh phúc hơn không…
2. Trắc nghiệm Sokanu – bạn phù hợp với công việc gì?
Sokanu là bài test giúp định hướng xem bạn phù hợp với ngành nghề, công việc nào dựa trên điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn. Bài test với 3 bước, gồm: làm bảng hỏi ngắn trên website, sau đó tự chọn lọc, đánh giá mức độ yêu thích với các ngành nghề và cuối cùng Sokanu sẽ tổng hợp các yếu tố chính như tính cách, hoàn cảnh, sở thích và mục tiêu của mỗi người để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Ưu điểm của trắc nghiệm Sokanu:
- Có nhiều bước đánh giá, phân tích cẩn thận
Do được thực hiện qua nhiều bước nên kết quả phân tích của trắc nghiệm này khá chi tiết và đáng tin cậy.
- Các lựa chọn công việc phong phú
Trắc nghiệm Sokanu đưa ra hơn 800 lựa chọn công việc đa dạng, giúp người thực hiện có cơ hội tìm hiểu thêm về nhiều ngành – nghề khác nhau. Có thể xem đây là một “kênh” tư liệu về nghề nghiệp phong phú và hiệu quả, giúp bạn nắm được thông tin tổng quan về nghề.
- Giao diện website hiện đại
Một trong những ưu điểm của trắc nghiệm này là giao diện web rất hiện đại, được thiết kế bắt mắt và sắp xếp logic. Điều này cũng tạo nên hứng thú và sự yêu thích hơn của người dùng!
Nhược điểm của trắc nghiệm Sokanu:
- Thời gian làm test dài
Vì phải qua nhiều bước chi tiết với danh mục câu hỏi và lựa chọn tương đối lớn như vậy nên người dùng thường mất đến khoảng 30 phút hơn để hoàn thành bài test. Dĩ nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn như vậy cho một bài trắc nghiệm tâm lý, đặc biệt là các bạn trẻ!
- Ít phổ biến và tốn phí thực hiện
Bài trắc nghiệm chủ yếu chỉ được đăng tải trên 1 trang web duy nhất và nếu bạn muốn làm test, bạn bắt buộc phải đăng ký thành viên và trả phí. Điều này làm cho mức độ phổ biến của bài test giảm đáng kể!
3. Trắc nghiệm Holland – sở thích nghề nghiệp của bạn là gì?
Bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp được xây dựng trên nền tảng lý thuyết của TS. John Holland (Mỹ). Ra đời từ năm 1959, bài trắc nghiệm đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mô hình của Holland giúp người dùng tìm hiểu về đặc tính nghề nghiệp phù hợp với mình thông qua các trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp tự nhiên.
Theo đó, Holland phân tích 6 nhóm sở thích nghề nghiệp qua sự khác biệt về sở thích, năng lực, nhận thức và giá trị của mỗi cá nhân, gồm:
- Realistic – nhóm Kỹ thuật
- Investigate – nhóm Nghiên cứu
- Artistic – nhóm Nghệ thuật
- Social – nhóm Xã hội
- Enterprising – nhóm Quản lý
- Conventional – nhóm Nghiệp vụ
Hiệu quả của trắc nghiệm Holland:
- Được công nhận rộng rãi
Bài trắc nghiệm được đa số các nhà tâm lý học ưa chuộng và được sử dụng phổ biến ở nhiều châu lục khác nhau, thể hiện mức độ uy tín, khoa học và đáng tin cậy.
- Phổ biến và không phải trả phí
Một điểm đặc biệt là bài trắc nghiệm Holland không phải trả phí, điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ ai cũng có thể thực hiện bài test một cách dễ dàng. Chính vì vậy mà bài test của TS. Holland càng phổ biến hơn nữa và nổi bật như là một lý thuyết mang tính cộng đồng và nhân văn cao.
- Bước đầu giải đáp được một trong các yếu tố quan trọng khi chọn ngành – nghề: sở thích
Sở thích cá nhân đối với ngành nghề nào đó là một trong những yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc cẩn thận khi chọn ngành học. Giống như câu nói của Khổng Tử: “Tìm một công việc bạn yêu thích và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong cuộc sống của bạn”, với bài trắc nghiệm của Holland, bạn có thể giải quyết được mắt xích đầu tiên vô cùng quan trọng này!
Vậy, bên cạnh sở thích, bạn còn cần phải quan tâm đến các yếu tố nào nữa trước khi quyết định định hướng nghề nghiệp phù hợp? Các bài trắc nghiệm tính cách liệu có thể phát huy hết tác dụng trong việc chọn nghề của bạn không?
Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn đăng ký tham dự hội thảo với chủ đề “Giải mã nghề nghiệp – hoạch định tương lai”:
Thời gian: 9h30 Chủ nhật, ngày 19/07/2020 Đăng ký TẠI ĐÂY Hoặc liên hệ hotline 093 409 8883 – 093 409 4411 – 093 409 9070 |
Hội thảo diễn ra với cả 02 hình thức online và offline:
- Các bạn ở TP. HCM có thể đăng ký và trực tiếp tham dự tại Văn phòng INEC – 279 Trần Nhân Tôn, P.2, Q.10, TP. HCM
- Các bạn ở xa hoặc các tỉnh/ thành phố khác có thể đăng ký tham dự online
Tại đây, với sự tư vấn của các chuyên gia đầu ngành về tâm lý học và giáo dục, bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp của mình dưới góc nhìn của chuyên gia, đồng thời lựa chọn cho mình những hướng đi phù hợp trong tương lai!
>> Xem thêm Định hướng nghề nghiệp – Không bây giờ thì bao giờ?
Vậy bạn còn chờ gì mà không đăng ký tham dự Hội thảo cũng như liên hệ với Du học INEC để được tư vấn, hỗ trợ nhiều hơn về việc chọn ngành, chọn trường cũng như cập nhật tin tức chính xác nhất?
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc : 093 409 3311
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Hotline KV miền Nam: 093 409 4411
- Email: inec@inec.vn