Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian các trường đại học được phép công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học là sau ngày 8/8. Những ngày này, cả phụ huynh, học sinh vừa trải qua một cuộc “cân đo” để điều chỉnh nguyện vọng lại tiếp tục hồi hộp chờ đợi kết quả cuối cùng. Chắc chắn trong cuộc đua đến các trường đại học nổi tiếng, niềm vui có thể trọn vẹn với người này nhưng lại khiếm khuyết với người khác bởi tỉ lệ cạnh tranh vào các trường là bài toán khó đoán và đậu rớt còn phụ thuộc vào tính rủi may. Cơ hội nào cho học sinh sau THPT, đặc biệt các bạn có năng lực học tập khá nhưng không may trượt đại học danh tiếng tại Việt Nam?
Góc nhìn từ hành trình “vượt vũ môn”
Theo thống kê của Bộ Giáo dục, khoảng 1/3 số lượng hồ sơ đăng ký nguyện vọng đại học đợt 1 tập trung vào các ngành kinh doanh. Nguy cơ học sinh khá giỏi không chen chân vào được cánh cửa đại học kinh tế uy tín, chất lượng là rất cao khi không vượt qua tỉ lệ cạnh tranh đầu vào của các trường. Thống kê trên cũng cho thấy sự mất cân bằng trong chọn ngành và nhiều vấn đề về định hướng tương lai. Bởi trong số 1/3 lượng hồ sơ ấy, liệu rằng có bao nhiêu học sinh thực sự yêu thích, đam mê và đủ năng lực theo đuổi lĩnh vực kinh doanh?
Trong khi học sinh trung học phổ thông ở nước ngoài, các em được học các môn tự chọn, nâng cao để khám phá sở thích, năng lực của bản thân và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp thì học sinh Việt Nam chưa được định hướng nhiều do công tác hướng nghiệp mới được chú trọng thực sự trong những năm gần đây. Nhiều học sinh đứng trước ngưỡng cửa đại học vẫn không xác định mình thích gì, năng lực cá nhân ra sao và muốn trở người thế nào là rất phổ biến.
Thực trạng chọn ngành, chọn nghề theo ý muốn của gia đình, theo trào lưu, bạn bè hay đơn giản “chọn đại” là chuyện không hiếm thấy. Bên cạnh đó, lựa chọn vào đại học vẫn chủ yếu dựa vào “điểm số – lực học”, mà quên mất những yếu tố quan trọng khác như sự đam mê, sở thích và sở trường của bản thân. Đấy là chưa kể học sinh và phụ huynh còn bị tác động bởi “rừng” thông tin nhiễu loạn hiện nay. Những điều này đang đồng nghĩa tiềm ẩn nguy cơ chọn sai ngành, sai nghề và kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn trong tương lai.
“Phi thương bất phú” – Không biết từ lúc nào câu nói này đã trở thành quen thuộc, ăn sâu vào tâm trí của người Việt Nam. Chắc chắn đó là câu thông thái, tuy nhiên câu nói đó không đồng nghĩa ai làm kinh tế, kinh doanh cũng giàu và hễ muốn giàu thì phải học kinh doanh. Cơ hội làm giàu thực sự chỉ dành cho những người học hỏi kiến thức, giàu đam mê và không ngừng trau dồi các kỹ năng. Đây cũng là những yếu tố cần thiết để một người có thể thành công ở bất cứ lĩnh vực nào chứ không riêng gì ngành kinh doanh. Trên thế giới, ngày càng nhiều các CEO (giám đốc điều hành) xuất thân từ ngành kỹ thuật thay vì ngành kinh doanh như suy nghĩ của nhiều người và nhóm ngành kỹ thuật nằm trong top ngành nghề được trả lương cao nhất hiện nay. Tại Việt Nam, thời đại hội nhập quốc tế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang rất thiếu nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật chất lượng cao. Nói điều này để thấy rằng cơ hội với các bạn trẻ không chỉ giới hạn với nhóm ngành kinh doanh.
Thực tế học sinh cần chuẩn bị gì cho sự nghiệp trong tương lai?
Nếu dành thời gian lên các website tuyển dụng của Việt Nam và tìm một vài mô tả công việc của các vị trí tuyển dụng từ các công ty, tập đoàn lớn, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy nhà tuyển dụng thực sự cần những nhân viên có có bằng cấp chuyên môn hoặc liên quan, có các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo… Bên cạnh đó, ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh là yêu cầu quan trọng cho những công việc nhiều triển vọng, được trả lương cao. Hơn hết, họ cần ở ứng viên có một thái độ tích cực và sự đam mê.
Có nhiều con đường để học sinh sau THPT đạt được những yêu cầu nêu trên chứ không chỉ tìm thấy duy nhất ở môi trường học tập tại Việt Nam. Du học Singapore cũng là một con đường. Môi trường học tập nơi đây có thể còn giúp học sinh phát triển các mặt tốt hơn nhờ môi trường học tập bằng tiếng Anh, giàu tính tương tác, khuyến khích tư duy phản biện, sự sáng tạo, bộc lộ khả năng lãnh đạo của bản thân… Học sinh muốn du học Singapore thậm chí không cần có bằng tốt nghiệp THPT, IELTS/TOEFL.
Sau tất cả, vào đại học Việt Nam không phải là con đường duy nhất. Cơ hội học tập cho học sinh Việt Nam vẫn rất rộng mở sau THPT, đặc biệt là những bạn có năng lực học tập tốt và điều kiện kinh tế gia đình khá giả.
Tham gia SIM Open Day để khám phá các cơ hội học tập khác tốt hơn Trong khi chờ đợi kết quả công bố từ các trường, mời bạn tham gia SIM Open Day 2019 để tìm hiểu cơ hội học tập thứ hai, thứ ba… thay vì lo lắng với kết quả đại học Việt Nam. Biết đâu các bạn có thể kém may mắn vào đại học và nhận bằng cấp Việt Nam nhưng lại có duyên với môi trường học tập tại SIM – nơi 5 lần đạt giải thưởng “Học viện tư thục tốt nhất Singapore” và cơ hội nhận bằng cấp Mỹ, Úc, Anh Quốc giá trị toàn cầu.
Đăng ký tham dự tại đây hoặc hotline 093 409 8883 |
Đặc biệt tại sự kiện:
- Cơ hội nhận học bổng 100% cho chuyến du học hè Singapore 2020
- Hoàn phí ghi danh 321 SGD
- Kiểm tra tiếng Anh đầu vào SIM miễn phí tại Việt Nam, duy nhất ở Văn phòng INEC TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Hỗ trợ dịch hồ sơ học tập, xin thư mời và visa miễn phí.
- Cơ hội nhận vali du học
Mọi thắc mắc về thông tin du học Singapore và cần được hỗ trợ hồ sơ tốt nhất, vui lòng liên hệ:
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc và Nam: 093 409 3311 – 093 409 4411
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn