Theo một nghiên cứu của UBS, người dùng ChatGPT đã cán mốc con số 100 triệu người vào cuối tháng 1/2023 – trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử.
Để đạt được con số này, TikTok đã phải mất khoảng 9 tháng sau khi ra mắt toàn cầu, còn Instagram mất tới 2,5 năm, trong khi ChatGPT chỉ mất 2 tháng và còn chưa ra mắt trên phạm vi toàn cầu.
Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng chatbot mới nhất này. Là sinh viên, bạn cần biết gì về ChatGPT? Đây là một hướng dẫn ngắn để giúp bạn nắm bắt thông tin về chatbot đang làm mưa làm gió hiện nay.
ChatGPT là gì?
ChatGPT, viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer, là một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI của Mỹ phát triển và ra mắt vào tháng 11 năm 2022. OpenAI cũng là người tạo ra Whisper – một hệ thống nhận dạng giọng nói tự động, và DALL·E 2 – một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tạo ra những bức ảnh thực và tác phẩm nghệ thuật từ mô tả của người dùng bằng văn bản.
Là một mô hình ngôn ngữ lớn, ChatGPT cho phép làm tốt cả hai việc: hiểu ngôn ngữ tự nhiên (NLU) và tạo ngôn ngữ tự nhiên (NLG). Khi một câu lệnh được gửi đến ChatGPT, mô hình sẽ tiến hành phân tích và tìm kiếm trong kho kiến thức đã “học” để đáp lại một cách hợp lý nhất.
Sau khi phát hành ChatGPT, OpenAI đã được định giá 29 tỷ USD; Microsoft là một cổ đông chính trong đó.
ChatGPT hoạt động như thế nào?
ChatGPT được xây dựng dựa trên GPT-3.5, một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI đã được tinh chỉnh bằng cả hai kỹ thuật học tăng cường (reinforcement learning) lẫn học có giám sát (supervised learning). Nó thu hút sự chú ý nhờ việc nó có thể hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau cũng như khả năng bắt chước các cuộc hội thoại thực tế dựa trên một số gợi ý nhất định. Bạn chỉ cần nhập từ khóa hoặc câu lệnh của mình để chatbot AI kể một câu chuyện hoặc đưa ra câu trả lời. Điều này làm cho ChatGPT có nhiều ứng dụng rất hữu ích, chẳng hạn như dịch ngôn ngữ, hệ thống đối thoại và tóm tắt văn bản.
Theo OpenAI, ChatGPT có thể “mô phỏng đối thoại, trả lời các câu hỏi theo mạch, thừa nhận sai lầm, phản đối các cơ sở không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp”.
ChatGPT có thể dùng để làm gì?
Một số người dùng ban đầu đã bắt đầu trò chuyện với AI này thay vì tìm kiếm thông tin trên Google như trước đây. Với kho kiến thức sâu rộng đa lĩnh vực và khả năng tổng hợp nhanh chóng của ChatGPT, các thắc mắc của người dùng đã được giải quyết chỉ sau vài giây – điều mà trước đây bạn có thể phải mất nhiều giờ. Công cụ hoạt động giống như một cuộc hỏi đáp giữa người với người chứ không phải những dòng lập trình khô cứng.
Bên cạnh đó, ChatGPT còn có thể làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế, trả lời các câu hỏi của khách hàng, cung cấp các gợi ý, tạo chatbot tự động, phát hiện hoặc thậm chí là sửa các lỗi lập trình. Gần đây nhất, Tổng thống Israel Isaac Herzog đã nhờ siêu AI ChatGPT hỗ trợ viết bài phát biểu của mình.
Ngoài các ví dụ nêu trên, ChatGPT còn có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác, bao gồm thương mại điện tử, tuyển dụng và dịch vụ khách hàng. Ví dụ: bạn có thể sử dụng nó để tương tác trực tuyến với khách hàng của mình và cung cấp trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa hơn. Bạn cũng có thể sử dụng nó trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, như khai phá các ý tưởng theo từ khóa hoặc chủ đề, dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hoặc tạo thông tin liên lạc và phản hồi qua email.
Những mặt hạn chế của ChatGPT
ChatGPT có thể mắc lỗi không? Câu trả lời là có, giống như bất kỳ mô hình học máy nào khác.
Trên trang câu hỏi thường gặp của mình, OpenAI đã nói rằng các phản hồi do chatbot cung cấp là kết quả từ thiết kế của hệ thống dựa trên thông tin mà nó học được từ các chương trình đào tạo dữ liệu để tạo ra các phản hồi, đôi khi có thể không chính xác, có hại và gây hiểu nhầm. Chính ChatGPT cũng nói về các nhược điểm của nó như thiếu sự sáng tạo một cách đúng nghĩa, chỉ trả lời chung chung mà không cá nhân hóa và thiếu sự xác thực, thiếu dẫn nguồn… Do đó, hãy thận trọng khi sử dụng các thông tin từ ChatGPT.
ChatGPT đôi khi cũng có thể thể hiện sự sai lệch vì nếu dữ liệu mà chatbot được đào tạo dựa trên đó bị sai lệch, thì câu trả lời mà nó tạo ra cũng sẽ sai lệch. Thêm nữa, phiên bản ChatGPT hiện tại được huấn luyện dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ năm 2021 trở về trước và chưa có dữ liệu thời gian thực, vì vậy nó không thể cung cấp thông tin mới nhất, khiến một số truy vấn và tìm kiếm trở nên vô ích.
Về mặt xã hội, sự xuất hiện của ChatGPT dấy lên mối lo ngại về việc đạo văn đến mức chính OpenAI phải phát triển ngay công nghệ phát hiện đạo văn do ChatGPT tạo ra. Một điểm cần lưu ý khác là khi ChatGPT trở nên tinh vi hơn, bạn có thể khó phân biệt giữa chatbot và người thật nếu bạn đang nói chuyện trực tuyến với ai đó, điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn và mất lòng tin. Hãy hết sức cẩn trọng khi sử dụng công cụ này, và sử dụng ChatGPT một cách có đạo đức, có trách nhiệm.
Ngoài ra, nếu bạn là người rất quan tâm đến quyền riêng tư của mình, hãy lưu ý rằng nhóm OpenAI có thể xem các cuộc trò chuyện của bạn trên ChatGPT. Trên trang web của mình, có thông báo rằng công ty xem xét các cuộc hội thoại để cải thiện hệ thống của họ và cũng đảm bảo rằng nội dung tuân thủ các chính sách và yêu cầu an toàn của họ.
Bên cạnh ChatGPT, có rất nhiều sự phát triển thú vị để dự đoán tương lai của AI, bao gồm robotics, deep learning, học tăng cường và điện toán lượng tử AI. Bạn nên biết những công nghệ này sẽ tác động đến bạn như thế nào trong quá trình học tập. Đặc biệt, bạn nên quan tâm đến chatbot trên khía cạnh đạo đức, vì có thể có khả năng lạm dụng nó để tạo ra ngôn từ kích động thù địch, quấy rối hoặc các tài liệu truyền thông công kích khác. Bạn cũng nên nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến bất kỳ mô hình tạo ngôn ngữ AI nào, chẳng hạn như ChatGPT và nghiêm túc với bất kỳ thông tin trực tuyến nào bạn nhận được.
Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này và muốn được nghiên cứu sâu hơn, bạn có thể xem các bằng cấp về Robotics và Trí tuệ nhân tạo của vương quốc Anh. Chương trình chú trọng nhiều vào công việc thực tế để xây dựng kỹ năng của bạn trong việc sử dụng và ứng dụng công nghệ robot và AI.
Nếu bạn cần thêm thông tin, các chuyên gia INEC luôn sẵn sàng hỗ trợ qua các kênh sau:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Email: inec@inec.vn
- Nói chuyện với tư vấn viên của INEC: me/hoiduhocsinhanh