Mỗi năm, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ( The World Economic Forum – WEF) công bố bảng xếp hạng Global Gender Gap Index, mang đến cái nhìn trực quan về sự mất cân bằng giới tính của hơn 90% dân số thế giới. Báo cáo năm 2015 của Global Gender Gap Index dựa trên khảo sát dân số của145 quốc gia trên 4 lĩnh vực chính: sự tham gia vào kinh tế, tiếp cận với giáo dục, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm ảnh hưởng chính trị. Sau khi rơi từ vị trí 11 xuống vị trí thứ 14 vào năm ngoái, Hà Lan đã tăng lên vị trí thứ 13 vào năm nay. Khảo sát 2015 của WEF có sự tham gia của Henk Volberda – giáo sư chuyên ngành Quản trị chiến lược và Chính sách kinh doanh của Trường Quản trị Kinh doanh Rotterdam trực thuộc Đại học Eramus Rotterdam (RSM). Thầy Henk phụ trách nhóm điều tra về khoảng cách giới tính tại Hà Lan.
Global Gender Gap Index
Tỉ lệ bất bình đẳng giới tính đã giảm 4% so với 10 năm trước. Nữ giới hiện tại đã có được thu nhập ngang với nam giới năm 2006. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, khoảng cách chênh lệch về lương giữa hai phái sẽ vẫn còn tiếp tục cho đến năm 2033, tức là 118 năm kể từ bây giờ nếu như tiến độ cải thiện thu nhập vẫn thực hiện chậm như hiện nay.
Theo điều tra về vấn đề tiếp cận y tế và giáo dục thì không hề có bất kì một sự bất bình đẳng nào giữa hai giới trong năm 2015. Giáo sư Henk Volberda cho rằng tuy hai lĩnh vực này không hề có sự phân biệt giới tính nhưng vẫn còn những khía cạnh khác cần phải xem xét như chính trị và kinh tế.
Giáo sư Henk Volberda
Bất bình đẳng giới tính vẫn còn tồn tại
Không một đất nước nào trên thế giới loại trừ hoàn toàn sự bất bình đẳng giới. Bốn quốc gia được xếp hạng cao nhất trong Global Gender Gap Index 2015: Iceland, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển có tỉ lệ khoảng cách giới tính là gần 50% trong khi Yemen – xếp cuối bảng xếp hạng thì con số này là hơn 77%.
Châu Âu đang dẫn đầu
Trong bảng xếp hạng Global Gender Gap Index 2015 năm nay, có 7 nước châu Âu có tên trong 10 vị trí đầu và 14 nước nằm trong top 20 trong nỗ lực giảm bớt sự phân biệt giữa hai giới. Trong đó 4 nước thực hiện hiệu quả nhất chính sách này là các quốc gia thuộc Bắc Âu, không thay đổi gì so với năm ngoái. Ngoài ra, top 20 năm nay Mỹ, Canada, Burundi đã bị thay thể bởi Anh, Namibia và Slovenia.
Nguồn: eur.nl