Tận dụng tối đa thời gian để làm thêm khi du học Hà Lan là quyết định của không ít sinh viên Việt Nam. Các bạn có thể được tư vấn rằng đây là hướng đi an toàn và có thể kiếm được thu nhập đủ trang trải cho chi phí học tập. Tuy nhiên, góc nhìn này chưa đủ rộng và thực tế ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập của bạn khi ưu tiên việc làm thêm nhiều hơn.
Chính phủ Hà Lan quy định rất rõ rằng du học sinh chỉ được làm thêm 16 giờ/tuần trong năm học và toàn thời gian vào kì nghỉ. Thông thường, sinh viên sẽ được trả từ 8 – 12 Euro/giờ, tương ứng với 1 tháng, các bạn có thể kiếm được khoảng 516 – 768 Euro. Trong khi đó, sinh hoạt phí tại Hà Lan là từ 750 – 950 Euro/tháng. Như vậy, tiền lương từ làm thêm chưa đủ trang trải cho chi phí cuộc sống hàng tháng. Có một số trường hợp, sinh viên quyết định làm thêm “chui”: thỏa thuận với người thuê về số giờ làm việc thực tế (vượt quá 16 giờ/tuần) để qua mắt chính quyền. Tuy nhiên, Hà Lan nói riêng và một số nước Châu Âu nói chung có hệ thống quản lý rất tiến bộ, dễ dàng biết được bạn đang gian dối. Nếu bị phát hiện, bạn có thể sẽ chịu hình phạt nặng nhất là bị tước giấy phép cư trú và buộc phải quay về nước. Trong trường hợp bạn may mắn hơn thì vẫn không thể thở phào nhẹ nhõm. Bởi vì khi sa đà quá nhiều vào việc làm thêm sẽ kéo theo sau đó rất nhiều hệ lụy như:
>> Tìm hiểu thêm: Những chính sách quy định làm thêm mà sinh viên du học Hà Lan cần lưu ý
Ảnh hưởng đến kết quả học tập
Theo Universitas21 Ranking, Hà Lan thuộc top 10 nền giáo dục tốt nhất hành tinh. Điều này đồng nghĩa, các trường tại Hà Lan rất kĩ lưỡng về đào tạo. Sinh viên không chỉ đáp ứng được điều kiện đầu vào mà còn phải không ngừng nỗ lực mới có thể hoàn thành khóa học. Ngoài các giờ học lý thuyết, sinh viên còn tham gia thực hành, thực tập để nâng cao chuyên môn. Nếu như hệ thống đại học khoa học ứng dụng có đa dạng dự án thực tế để sinh viên luyện tập kĩ năng giải quyết vấn đề thì các trường nghiên cứu lại đòi hỏi các em trau dồi góc nhìn chuyên sâu về ngành. Dù du học Hà Lan tại đâu, sinh viên cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo mới được nhận tấm bằng tốt nghiệp danh giá. Nếu không tập trung thời gian, sức khỏe và tư duy, bạn sẽ bị đào thải ra khỏi môi trường giáo dục tại đây. Khi bị buộc thôi học vì không theo kịp tiến trình học tập là lúc mục tiêu sự nghiệp của bạn xa vời hơn. Dở dang việc học chính là thiếu trách nhiệm với tương lai của bản thân.
Bỏ lỡ những mối quan hệ xã hội hữu ích
Hằng năm, trung bình khoảng 90.000 sinh viên trên khắp thế giới lựa chọn học tập, nghiên cứu tại Hà Lan. Đây chính là các nhân tố tạo nên mạng lưới mối quan hệ quốc tế phục vụ cho công việc tương lai của bạn. Nếu chỉ mải mê làm thêm, xuất hiện “chớp nhoáng” trên lớp, không tham gia các hoạt động kết nối sinh viên thì bạn rất khó làm được điều này. Các trường Hà Lan đòi hỏi sinh viên phải làm việc nhóm với nhau trong suốt chương trình học. Nếu bạn không dành thời gian đầu tư bài vở cùng bạn bè thì không thể gây ấn tượng tốt để xây dựng nền tảng mối quan hệ.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên tại trường hầu hết là những chuyên viên của các doanh nghiệp hoặc có tiếng nói trong lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, khi bạn không hoàn thành tốt việc học thì rất khó có cơ hội được lắng nghe chia sẻ, lời khuyên của giảng viên. Ngoài những giờ học lý thuyết, các trường còn tổ chức ngày hội tuyển dụng, hội thảo chuyên đề, sự kiện văn hóa… quy tụ các cựu sinh viên, nhà tuyển dụng tại Hà Lan và thế giới. Đây chính là những mối quan hệ xã hội hữu ích, giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp của bạn. Tuy chưa mang lại lợi ích về tài chính nhưng đây là cách bạn định hình được vị trí công việc và tương lai của bản thân. Điều này giá trị hơn rất nhiều so với việc làm thêm!
Vuột mất các cơ hội trải nghiệm
Du học Hà Lan nói riêng và du học Châu Âu nói chung đều mang đến cho sinh viên vô số trải nghiệm thú vị về văn hóa, xã hội, đất nước, con người. Đây là lục địa của sự thịnh vượng, văn minh, tiến bộ và dẫn đầu thế giới về nhiều lĩnh vực như y học, công nghệ, môi trường… Vì vậy, nếu được tận mắt quan sát cuộc sống nơi đây sẽ giúp bạn vun đắp kiến thức và góc nhìn đa dạng. Du học sinh Hà Lan nhận được visa Schengen, được phép đi lại trong hơn 20 nước Châu Âu mà không cần phải xin thêm bất kì giấy tờ nào. Hệ thống giao thông công cộng nối liền giữa các quốc gia thuộc châu lục vô cùng hiện đại, tiện nghi, an toàn và luôn có giá ưu đãi dành cho sinh viên. Vậy tại sao bạn không thử tận dụng những ngày nghỉ để tích lũy thêm kiến thức và trải nghiệm thực tế cho bản thân?
Tóm lại, làm thêm khi du học Hà Lan có thể mang lại nhiều hậu quả hơn là tác động tích cực nếu không thực hiện hợp lý. Bạn hãy để việc làm thêm là một phương pháp hòa nhập, tìm hiểu kĩ hơn về ngôn ngữ, văn hóa, con người Hà Lan và nâng cao kĩ năng xã hội chứ không nên là nguồn thu nhập chính. Nếu ngân sách gia đình không đủ, bạn có thể cân nhắc đến các quốc gia có chi phí thấp hơn như Phần Lan, Tây Ban Nha, Áo, Đức… chứ không nên gồng mình với “chiếc áo quá khổ” mà đối mặt với vô vàn khó khăn. Suy cho cùng, du học sinh có nhiều ưu thế so với sinh viên học tại Việt Nam như trình độ ngoại ngữ, kĩ năng xã hội, bằng cấp uy tín, kinh nghiệm làm việc… vì vậy đừng để thời gian quý giá bị lãng phí. Để được tư vấn chọn trường, chọn ngành phù hợp vui lòng liên hệ:
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Miền Bắc & miền Nam: 093 409 9984
- Miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn