Du học Hà Lan là một sự lựa chọn bạn nên cân nhắc khi muốn học tập chất lượng tại châu Âu. Trước khi đưa ra quyết định về điểm đến du học phù hợp với bản thân tại Hà Lan, thường quý phụ huynh và các em HSSV Việt Nam sẽ có những câu hỏi như sau:
1. Giáo dục tại Hà Lan có chất lượng hay không?
Hà Lan hiện là nền giáo dục top 10 thế giới về chất lượng đào tạo (theo QS Higher Education System Strength Rankings). Bảng xếp hạng Times Higher Education 2015-2016 đã xếp 11 trường của Xứ sở hoa Tulip vào top 1% thế giới về chất lượng giáo dục, dẫn đần là Đại học Nghiên cứu Wageningen ở vị trí 47. Chương trình đào tạo của Hà Lan nổi tiếng về tính ứng dụng cao, phương pháp giảng dạy hiện đại cùng các chương trình bổ trợ hấp dẫn như thực tập, trao đổi sinh viên,…giúp HSSV có được kiến thức, kĩ năng và tư duy cần thiết cho công việc tương lai.
Hà Lan đứng thứ 7 toàn cầu về chất lượng giáo dục
2. Chi phí Du học Hà Lan khoảng bao nhiêu?
Học phí tại Hà Lan có sự khác biệt tùy vào chương trình, cấp độ và ngôi trường HSSV lựa chọn, nhưng nhìn chung sẽ nằm trong khoảng:
- Dự bị tiếng Anh: 3.000 – 7.900 Euro/khóa (tùy thời gian học và tùy trường)
- Cử nhân: 6.000 – 9.000 Euro/năm (tùy trường)
- Thạc sĩ: 11.000 – 18.000 Euro/năm (tùy trường)
Bên cạng đó, sinh hoạt phí tại Hà Lan từ khoảng 5.000 – 6.000 Euro/năm (~125 – 150 triệu/năm)
3. Có những loại học bổng nào tại Hà Lan?
Học bổng du học Hà Lan hiện có 2 hình thức là học bổng chính phủ và học bổng tài năng của từng trường.
Sinh viên Việt Nam lúc trước chỉ được tham gia học bổng Chính phủ Holland Scholarship, trị giá mỗi suất là 5.000 Euro, kể từ niên khóa 2016 – 2017 có thêm chương trình Orange Tulip Scholarship với tổng trị giá là 400.000 Euro. Để nhận được học bổng, sinh viên phải đáp ứng được yêu cầu chung của Chính phủ và những điều kiện cụ thể của ngôi trường mình đang theo học, được trao tặng cho năm nhất khóa học.
Học bổng tài năng của từng trường sẽ có điều kiện cụ thể riêng và thời gian áp dụng cũng khác nhau. Một số trường như Đại học KHUD HAN thì chương trình này sẽ được áp dụng cho cả 4 năm học cử nhân tại trường.
4. Du học Hà Lan có được đi làm thêm hay không?
Theo quy định của Chính phủ Hà Lan, du học sinh được phép làm thêm 10 giờ/tuần với các loại hình công việc đa dạng với mức lương từ 6-15 Euro/giờ.
5. Học tại Rotterdam thì nên chọn trường nào?
Nếu bạn lựa chọn thành phố cảng Rotterdam thì nên suy nghĩ về trường Kinh doanh Rotterdam. Trường đào tạo chất lượng về ngành Kinh doanh, Thương mại Quốc tế, Logistics, Tài chính – Kế toán, với sự công nhận chất lượng của NVAO (Tổ chức Chứng nhận Chất lượng của Hà Lan và vùng Flanders).
Thành phố cảng Rotterdam là điểm đến thu hút hàng ngàn sinh viên quốc tế vào mỗi năm
6. Hình thức đào tạo của các trường Hà Lan là gì?
Các trường tại Hà Lan chia thành đại học nghiên cứu (ví dụ: ĐH Tilburg, ĐH Erasmus Rotterdam, ĐH Amsterdam…) và đại học khoa học ứng dụng (ví dụ: ĐH HAN, ĐH Stenden, ĐH Fontys, ĐH Kinh doanh Rotterdam).
- Đại học nghiên cứu: tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong cuộc sống sản xuất. Chương trình cử nhân của trường sẽ kéo dài 3 năm và thạc sĩ sẽ từ 1 hoặc 2 năm.
- Đại học khoa học ứng dụng: đào tạo định hướng thực tiễn, giúp sinh viên có đủ kiến thức và kĩ năng tham gia vào những ngành nghề cụ thể. Thời gian học khóa cử nhân là 4 năm và thạc sĩ là 1 năm.
7.Trường nào đào tạo chất lượng tại Hà Lan?
Hà Lan hiện có nhiều trường danh tiếng toàn cầu về chất lượng đào tạo, nổi bật là các trường:
- Đại học KHUD HAN: 1 trong 5 trường chuyên ngành tốt nhất Hà Lan, liên tiếp hai năm dẫn đầu Xứ sở hoa Tulip về các khóa học kinh doanh.
- Đại học KHUD Stenden: là trường số 1 Hà Lan về đào tạo ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Giải trí.
- Đại học Nghiên cứu Tilburg: thuộc top 2% thế giới với 9 chương trình Cử nhân xếp số 1 tại Hà Lan về chất lượng đào tạo.
- Đại học Nghiên cứu Erasmus Rotterdam: nằm trong top 1% thế giới, dẫn đầu Hà Lan về các ngành Kinh tế & Thương mại, Dược, Quản trị Kinh doanh, Tài chính và Kế toán.
- Đại học Nghiên cứu Amsterdam: top 1% toàn cầu và đứng đầu Hà Lan về giảng dạy khối ngành Khoa học Xã hội và Khoa học Vật lý.
8. Ngành đào tạo thế mạnh của Hà Lan là gì?
Hà Lan nổi tiếng về các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp – Ngư nghiệp, Kiến trúc, Xây dựng, Quản trị Kinh doanh, Kinh tế, Tài chính, Giáo dục, Mỹ thuật, Luật, Truyền thông, Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học, Môi trường, Khoa học Xã hội, Khoa học Máy tính, Y học, Dịch vụ , Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Giải trí, Giao thông Vận tải, Logistics, Xuất nhập khẩu.
Cơ sở hiện đại bên trong Đại học KHUD Stenden
9. Có được thực tập hưởng lương khi học ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn hay không?
Tùy theo ngôi trường sinh viên lựa chọn theo học. Nếu các em học tại Đại học KHUD Stenden thì sẽ được thực tập hưởng lương lên đến 3.000 Euro/tháng trong khách sạn tiêu chuẩn 4 sao ngay trong khuôn viên trường. Hiện Stenden là trường đại học dẫn đầu Hà Lan về các khóa đào tạo ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn nên sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm về trình độ chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
10. Thực tập có nằm trong chương trình đào tạo của Hà Lan hay không?
Tùy theo đặc thù đào tạo mà các trường Hà Lan xây dựng chương trình thực tập riêng. Thường sinh viên sẽ được thực tập vào năm 3 hoặc năm 4 trong khóa học cử nhân. Một số trường còn kết hợp giữa thực tập với chương trình trao đổi du học sinh để sinh viên có thể tham gia trải nghiệm môi trường quốc tế, gặt hái nhiều kinh nghiệm quý giá.
Một góc bên trong Đại học Tilburg
11. Tại Hà Lan, sinh viên nước nào chiếm số đông và ngành học nào được lựa chọn nhiều nhất?
Trong niên khóa 2014 – 2015, đã có 90.000 sinh viên quốc tế tham gia học tập và nghiên cứu tại Hà Lan, gồm 56.288 sinh viên của khối EU và EFTA và 22.802 SV đến từ các nước ngoài 2 khu vực này. Trong đó, sinh viên các nước Đức, Trung Quốc, Bỉ, Ý và Tây Ban Nha là đông nhất, những chuyên ngành về Kinh tế, Khoa học Xã hội và Kỹ thuật được HSSV lựa chọn nhiều nhất.
12. Khí hậu tại Hà Lan có khắc nghiệt hay không?
Khí hậu tại Hà Lan được đánh giá là không quá khắc nghiệt, dễ thích nghi cho du học sinh quốc tế. Với đặc trưng khí hậu của vùng ôn đới đại dương với nhiệt độ trung bình năm từ 10 – 25 độ C. Mùa đông không quá lạnh như nhiều HSSV e ngại khi thường từ 0 độ C đến 5 độ C và rất ít khi xuống dưới mức này.
13. Sau khi học xong, có được định cư tại Hà Lan hay không?
Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có 1 năm để tìm kiếm việc làm. Nếu có được việc làm trong vòng 5 năm thì sẽ được định cư tại Hà Lan.
14. Ngôn ngữ giao tiếp tại Hà Lan là gì?
Đất nước Giày gỗ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Hà Lan, tuy nhiên do hơn 90% dân số sử dụng thành thạo tiếng Anh nên du học sinh vẫn có thể học tập và sinh hoạt dễ dàng mà không cần biết tiếng Hà Lan.
Trên đây là những câu hỏi thường gặp nhất về Du học Hà Lan, nếu bạn còn có các thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ:
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900636990
- Hotline miền Bắc & Nam: 0939 38 1081 – 0934 09 2442
- Hotline Miền Trung: 093 409 9070