Làm thêm trong khi học không chỉ đem lại cho bạn thu nhập mà còn giúp bạn trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn bên ngoài trường lớp. Nếu bạn đang tìm hiểu về du học các nước Bắc Âu và lo lắng về khả năng tìm được một công việc làm thêm hoặc toàn thời gian sau khi tốt nghiệp thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Không phải lo lắng về các yêu cầu ngôn ngữ
Bắc Âu là khu vực mà hầu như mọi người đều có thể nói tiếng Anh. Việc hiểu biết ngôn ngữ địa phương là một điều tốt, đôi khi là một yêu cầu cho công việc, nhưng không phải lúc nào cũng là yếu tố bắt buộc. Vì vậy, nếu bạn quyết định tìm kiếm việc làm trong thời gian học tập hay sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân, thạc sĩ ở khu vực này, đừng quá lo lắng về việc bạn không biết tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch hay tiếng Phần Lan… Vì thực tế có nhiều công việc và doanh nghiệp dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ hoạt động chính thức. Ngôn ngữ không phải là rào cản không thể vượt qua nếu bạn tìm việc làm khi du học Bắc Âu.
Khi đã rõ điều này, bạn nên tìm hiểu thông tin các nước trong khu vực này và nộp đơn vào các trường đại học phù hợp hơn với bạn.
Sinh viên được phép làm việc trong quá trình học tập
Thông thường, du học sinh ở khu vực Bắc Âu có thể làm việc bán thời gian trong khoảng 20 giờ/tuần với mức lương trung bình khoảng 8 EUR/giờ. Dù không ít sinh viên cho rằng mình có thể duy trì một công việc song song với học tập và tận hưởng cuộc sống du học, nhưng thực tế số đông không thực hiện được. Bởi vì việc học tập ở những ngôi trường uy tín đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ và có sự đầu tư thích hợp về thời gian, công sức. Làm thêm quá nhiều có thể chiếm dụng thời gian và tiêu hao sức lực của bạn đáng kể.
Nếu có kiến thức và các kỹ năng làm việc vững vàng, bạn nên xem xét việc có một công việc phù hợp với chương trình học của mình. Điều này vừa giúp bạn có thêm thu nhập, vừa bổ trợ hiểu biết cho lĩnh vực bạn đang theo đuổi, vừa giúp bạn làm quen với thế giới làm việc của bạn trong tương lai.
>> Xem thêm: Làm thêm khi du học Thụy Điển
Pháp lý rõ ràng cho việc làm sinh viên
Liên minh châu Âu có các quy định nghiêm ngặt đối với sinh viên làm việc trong quá trình học tập. Hiểu biết về điều này giúp bạn yên tâm hơn khi làm việc và tránh được những trường hợp bất lợi. Bên cạnh việc tìm hiểu xem thị thực sinh viên hoặc giấy phép cư trú có cho phép bạn làm việc hay không, bạn cũng nên biết về thuế và số giờ hợp pháp mà bạn có thể làm việc. Vượt quá số giờ làm việc theo quy định có thể khiến bạn và người sử dụng lao động gặp rất nhiều rắc rối.
- Thụy Điển không có giới hạn chính thức giờ làm thêm đối với sinh viên quốc tế. Nhưng đừng vì quá hăng say làm thêm mà bỏ bê việc học tập ở trường nhé.
- Ở Na Uy, sinh viên chỉ được làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần và phải xin giấy phép lao động nếu họ không đến từ các nước trong Liên minh châu Âu.
- Nếu đến từ các khu vực ngoài EU, sinh viên quốc tế tại các trường đại học Phần Lan và Đan Mạch có thể làm thêm (tương ứng) 25 giờ và 20 giờ một tuần.
- Tại Iceland, sinh viên ngoài EU phải xin giấy phép lao động và có thể làm việc 16 giờ/tuần.
Bạn có thể dự trù mức lương sẽ nhận được
“Lương cao” là một thuật ngữ có thể gây tranh cãi vì còn phụ thuộc vào thói quen chi tiêu của bạn và giá cả tại quốc gia bạn du học. Ví dụ, mức lương theo giờ được xem là “khổng lồ” ở Ba Lan có thể chỉ đủ cho bạn mua một ổ bánh mì ở New Zealand!
Tuy nhiên, để biết mình có nhận được mức lương công bằng hay không, bạn nên biết chi phí sinh hoạt và mức lương ở các nước Bắc Âu. Đối với mỗi quốc gia, mức lương của sinh viên cho công việc bán thời gian có thể là:
- Đối với Thụy Điển, từ 730 đến 1000 EUR/tháng
- Đối với Đan Mạch, từ 800 đến 960 EUR/tháng
- Đối với Phần Lan, từ 560 đến 840 EUR/tháng
- Đối với Na Uy, khoảng 850 EUR/tháng
>> Xem thêm: Chi phí du học Thụy Điển
Tốt hơn hết là bạn kiếm được một công việc trong lĩnh vực mình học tập
Nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho những công việc thường xuyên mà không có bất kỳ mối liên hệ nào với lĩnh vực của mình, bạn sẽ phải:
- Sử dụng các trang web dành riêng cho công việc ở mỗi quốc gia, áp dụng nhiều bộ lọc nếu cần.
- Hỏi bạn bè, người cố vấn hoặc giáo viên của bạn nếu họ biết về bất kỳ cơ hội nào bạn có thể quan tâm và phù hợp với bạn.
- Yêu cầu sự hỗ trợ từ dịch vụ sinh viên của trường, tìm thông tin trên trang dành riêng cho việc làm và cơ hội nghề nghiệp.
Khu vực Bắc Âu thật tuyệt vời. Rất nhiều trường đại học đăng công việc mà họ có trong tổ chức, như vị trí trợ lý hoặc vị trí thư ký. Hoặc thậm chí tốt hơn nữa, như thực tập hoặc công việc bán thời gian trong các công ty đối tác.
>> Xem thêm: Tìm việc làm khi du học Phần Lan
Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm kiếm một nhà tuyển dụng
Thay vì tìm kiếm công việc nào phù hợp với bạn, trước tiên bạn có thể thử tìm kiếm các công ty, sau đó xem vị trí thực tập và vị trí mà họ còn trống.
Ví dụ: Trường Kinh tế Hanken (Phần Lan) có một chương trình liên tục dành cho sinh viên được gọi là “Chương trình Tài năng Quốc tế”. Khi đăng ký, bạn sẽ được đảm nhận một vị trí tại một trong các tổ chức đối tác. Đó là nơi bạn sẽ được hướng dẫn bởi cả công ty và trường đại học, trong việc hình thành và tạo dựng sự nghiệp của bạn.
Ngoài ra, một số công ty lớn ở Bắc Âu tuyển dụng trực tiếp từ các trường đại học như: KPMG, PricewaterhouseCoopers, Wärtsilä, Naava, Stora Enso Oyj…
Điểm mấu chốt, bạn có thể dễ dàng đạt được thành tựu vừa làm vừa học, miễn là bạn có kỹ năng quản lý thời gian và quyết tâm trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Kèm theo đó là mong muốn phát triển và tích lũy kinh nghiệm càng sớm càng tốt.
(Theo masterportal.com)
Giờ đến lúc bạn xúc tiến kế hoạch du học của mình rồi nhỉ! Bạn chọn đến quốc gia nào ở Bắc Âu? Hãy liên hệ INEC để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ du học Thụy Điển hay du học Phần Lan cho bạn nhé.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Miền Bắc & miền Nam: 093 938 1081
- Miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn
- Chat ngay với tư vấn viên tại: tuvanduhocinec