Bạn đang suy nghĩ về nghề quản trị khách sạn nhưng băn khoăn không biết có phù hợp với mình hay không?
Khả năng đi du lịch và gặp gỡ nhiều người, kinh nghiệm quản lý, hiểu biết phong phú cùng với con đường sự nghiệp đa dạng đã làm cho quản trị khách sạn trở thành một trong những nghề nghiệp đa dạng và thú vị nhất của ngành dịch vụ (hospitality). Bạn có thể có sự nghiệp như giám đốc doanh thu cho một thương hiệu khách sạn sang trọng toàn cầu, quản lý nhà hàng cho một khu nghỉ mát ven biển, hoặc thậm chí điều hành cơ sở B&B của riêng mình. Có thể nói, quản trị khách sạn sẽ mở ra cho bạn vô số cơ hội nghề nghiệp.
Quản trị khách sạn (hotel management) là gì?
Về cơ bản, nhà quản trị khách sạn chịu trách nhiệm và cung cấp quyền lãnh đạo, để đảm bảo khách sạn kinh doanh có lãi trong khi vượt quá mong đợi của khách. Có hai cấp quản lý chính và đứng đầu là General Manager (GM).
GM đóng vai trò là trung tâm của một doanh nghiệp khách sạn thành công. Đây là một vai trò thú vị và có nhu cầu cao khi các thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới đẩy nhanh việc tung ra các khách sạn và khái niệm mới.
Hơn hết, sự nghiệp quản trị khách sạn không có nghĩa là chỉ làm việc trong các khách sạn. Nó bao gồm nhiều loại hình chỗ ở rộng hơn như các khu nghỉ dưỡng, tàu du lịch, B&B, công viên nghỉ mát và nhà nghỉ.
Là một nhà quản lý khách sạn, bạn sẽ đảm nhận vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho khách tất cả các tiện nghi, đồ ăn, thức uống và dịch vụ, để họ có trải nghiệm thoải mái, dễ chịu. Nhà quản trị khách sạn có quyền giám sát tất cả các dịch vụ quan trọng của khách sạn và giám sát hoạt động hàng ngày, đảm bảo khách sạn vận hành trơn tru. Điều này bao gồm quản lý vận hành khách sạn, housekeeping, kế toán, phục vụ ăn uống và tiếp thị.
Những công việc quản trị khách sạn bạn có thể làm là gì?
Khách sạn là một thực thể hoạt động rất phức tạp – bạn phục vụ khách của mình trong thời gian thực, vì vậy mọi bộ phận và đội ngũ phải luôn hoạt động nhịp nhàng, trơn tru. Dưới đây chúng tôi liệt kê một số bộ phận quan trọng nhất – những mảnh ghép tạo nên một doanh nghiệp khách sạn. Mỗi nhóm như vậy sẽ cần một người quản lý giám sát vận hành.
Front office
Được xem là bộ mặt của khách sạn, đội ngũ này đảm nhiệm việc chào đón, xử lý thủ tục nhận và trả phòng, cũng như trả lời bất kỳ câu hỏi nào của khách về chỗ ở của họ. Vị trí lễ tân yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt, vì đây là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Housekeeping
Bộ phận này giúp duy trì sự gọn gàng, sạch sẽ của các phòng ở cũng như khu vực chung của khách sạn, giúp tạo ấn tượng tốt với khách và có thể mang đến những đánh giá tích cực từ những vị khách cũ đến những vị khách tiềm năng. Khả năng chú ý đến từng chi tiết là điều cực kỳ quan trọng đối với nhân sự housekeeping. Đó là lý do sinh viên ngành quản trị dịch vụ khách sạn thường sẽ được học cách dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp các phòng khách sạn như một phần của chương trình đào tạo kỹ năng thực tế, với ý tưởng là bạn chỉ có thể cung cấp và quản lý các dịch vụ thật tốt nếu bạn hiểu nó và biết cách tự làm.
Food & beverage
Hầu hết các khách sạn, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp, cung cấp một loạt các dịch vụ ăn uống từ quán cà phê tự phục vụ đến nhà hàng fine dining. Các cửa hàng khác nhau này đòi hỏi phải có người quản lý, từ đó cung cấp các con đường sự nghiệp tiềm năng có thể dẫn đến vị trí Giám đốc F&B. Nhiều cá nhân cũng sử dụng kinh nghiệm mà họ có được trong hoạt động F&B của khách sạn để khởi nghiệp kinh doanh.
Quản trị doanh thu
Giám đốc doanh thu đang giữ vị trí số 2 trong một khách sạn, chỉ sau General Manager, và là nền tảng của cơ cấu tổ chức của một khách sạn. Vai trò này giúp tối đa hóa doanh thu cũng như phân tích, dự đoán hành vi, nhu cầu của khách và xác định tầm nhìn về các khả năng thương mại.
Nhân sự
Khách sạn cần đội ngũ nhân viên tài năng, và vai trò của bộ phận HR là tìm kiếm, thu hút và giữ chân họ. Với “các kỹ năng con người” liên quan, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị dịch vụ khách sạn trở thành những nhà quản lý nhân sự giỏi.
Ngoài ra, bằng cấp về quản trị khách sạn còn mở ra cho bạn cơ hội làm việc với vai trò quản lý khu nghỉ dưỡng, quản lý khu vực phòng, quản lý sự kiện và hội nghị, quản lý sales và marketing, quản lý đào tạo và nhiều hơn nữa.
Làm thế nào để chọn được một chương trình đào tạo quản trị khách sạn?
Với sinh viên muốn học đại học
Bạn cần tìm hiểu các môn học để đánh giá xem khóa học có cung cấp những kiến thức chuyên môn và kỹ năng mà bạn mong muốn hay không. Bạn cũng nên tìm một chương trình đào tạo cung cấp cho bạn cơ hội thực tập/ làm việc để áp dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc. Có kinh nghiệm làm việc trong thế giới thực ghi vào CV là một lợi thế đáng kể cho bạn khi tham gia tuyển dụng.
Với những người muốn chuyển đổi nghề nghiệp
Để thành công chuyển đổi sự nghiệp sang ngành dịch vụ khách sạn, bạn cần phải có bằng cấp, mức độ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế phù hợp, nhằm mang lại sự tín nhiệm đối với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Một chương trình đào tạo chuyên biệt có thể giúp bạn, đặc biệt nếu nó kết hợp với một chương trình thực tập chuyên nghiệp. Khóa học nên cung cấp cho bạn kiến thức về tất cả khía cạnh của hoạt động khách sạn (phòng, dọn phòng, lễ tân, F&B…), kết hợp với các môn học về quản lý – về cả tài chính và con người.
Với trình độ sau đại học
Hãy tìm kiếm khóa học cung cấp cho bạn kiến thức chuyên môn sâu hơn về lĩnh vực mà bạn đang muốn xây dựng sự nghiệp của mình. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là quản trị dịch vụ thì bạn nên nhắm đến một khóa thạc sĩ chuyên về lĩnh vực này.
Nếu bạn muốn xây dựng bộ kỹ năng toàn diện hơn, bao gồm lãnh đạo, để tiến đến các vai trò quản lý cấp cao, thì bằng MBA về lĩnh vực dịch vụ khách sạn sẽ cung cấp cho bạn nền tảng vững chắc để đạt mục tiêu.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo ngành quản trị khách sạn? Tìm hiểu xem liệu việc học quản trị khách sạn có phù hợp với bạn hay không tại sự kiện:
Liên hệ với Văn phòng tuyển sinh toàn cầu của Le Cordon Bleu để được hỗ trợ:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Email: inec@inec.vn
- Inbox ngay cho đội ngũ INEC: me/tuvanduhocinec