Xin visa là bước quan trọng trong hành trình du học của bất kỳ sinh viên nào, Thụy Sĩ dĩ nhiên không là ngoại lệ. Sở hữu visa mở ra cánh cửa để bạn đến đất nước Thụy Sĩ một cách hợp pháp. Dù vậy, trong quá trình xin visa, bạn buộc phải trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp với nhân viên Lãnh sự, mục đích chính là kiểm tra trình độ giao tiếp tiếng Anh, xác định mục đích đi du học cũng như sự hiểu biết của bạn về đất nước sắp đến.
Khi nào bạn được mời phỏng vấn visa Thụy Sĩ?
Trước hết hãy xem xét kỹ về quy trình xin visa du học Thụy Sĩ. Quy trình cấp visa Thụy Sĩ khá đặc thù, do đó cần khoảng 8 – 12 tuần để xét duyệt. Xin thị thực Thụy Sĩ gồm các bước như sau:
– Xin thư mời nhập học với trường: Bạn phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhập học của trường, nộp hồ sơ và điền thông tin theo yêu cầu. Nếu được chấp nhận, trường sẽ cấp thư mời nhập học tạm thời.
– Đóng tiền cọc: Sau khi được cấp thư mời nhập học tạm thời, bạn sẽ tiến hành đóng tiền cọc để giữ chỗ. Mức tiền cọc cụ thể sẽ do từng trường quy định và được khấu trừ vào khoản học phí của bạn.
– Nộp hồ sơ visa: Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như tờ khai xin thị thực, sơ yếu lý lịch, hộ chiếu, thư mời nhập học, giấy xác nhận của trường về việc đã đóng học phí (tiền cọc), bằng cấp/chứng chỉ các khóa học gần đây, chứng chỉ tiếng Anh, kế hoạch học tập, hồ sơ tài chính…
– Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn cần đặt lịch hẹn nộp visa với Lãnh sự quán Thụy Sĩ cũng như chuẩn bị cho vòng phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh với nhân viên Lãnh sự vào thời điểm đến nộp hồ sơ. Bạn cần chuẩn bị và mang theo 3 bộ hồ sơ: 1 bộ hồ sơ gốc; 1 bộ hồ sơ sao y công chứng, dịch thuật từ bộ hồ sơ gốc; 1 bộ hồ sơ photo từ bộ hồ sơ thứ 2. Các giấy tờ trong hồ sơ bắt buộc phải sắp xếp theo quy định của Lãnh sự.
– Kết thúc buổi phỏng vấn và khi được xác nhận cấp visa, bạn sẽ đóng khoản học phí còn lại, chuẩn bị hành trang trước khi lên đường.
Những câu hỏi phỏng vấn visa Thụy Sĩ thường gặp
Nội dung phỏng vấn xin visa du học Thụy Sĩ có thể chia thành 2 phần: thông tin cá nhân và mức độ hiểu biết của bạn về đất nước Thụy Sĩ. Những vấn đề, câu hỏi thường gặp như:
- Giới thiệu về bạn
- Bạn sẽ học gì tại Thụy Sĩ? Vì sao bạn chọn ngành/khóa học đó?
- Những môn học bạn sẽ học là gì?
- Vì sao bạn nghĩ khóa học đó sẽ có ích với bạn?
- Chi phí cho khóa học của bạn là bao nhiêu?
- Vì sao bạn chọn trường này?
- Vì sao bạn chọn du học tại Thụy Sĩ mà không phải nước khác?
- Bạn tìm hiểu thông tin về ngành, trường từ đâu?
- Bạn có người thân tại Thụy Sĩ không?
- Ai là người tài trợ chi phí du học Thụy Sĩ cho bạn?
- Bạn sẽ ở đâu khi học ở Thụy Sĩ?
- Bạn có dự định gì sau khi kết thúc khóa học?
- Ngôn ngữ được sử dụng chính thức ở Thụy Sĩ là gì? Bạn có từng học những ngôn ngữ đó chưa?
- Bạn từng đến Thụy Sĩ lần nào chưa?
- …
Câu trả lời của bạn cần phải khớp với những thông tin đã cung cấp trong hồ sơ. Ngoài ra, bạn cũng cần trình bày rõ ràng mục đích và kế hoạch học tập của mình cũng như ý định trở về nước sau khi hoàn tất việc học, nếu không thì khả năng cao nhân viên thị thực sẽ từ chối cấp visa cho bạn. Ngoài những câu hỏi nhằm tìm hiểu thông tin cá nhân, Lãnh sự quán sẽ kiểm tra thêm mức độ hiểu biết của bạn về đất nước, văn hóa Thụy Sĩ, xác định sự nghiêm túc của bạn trong việc tìm hiểu, chuẩn bị du học, khả năng hòa nhập với môi trường mới.
Bạn cần lưu ý những gì cho vòng phỏng vấn visa?
– Có mặt đúng giờ là điều đầu tiên và rất quan trọng mà bạn cần lưu ý. Lịch hẹn nộp hồ sơ đều được đặt online với ngày, giờ cụ thể. Hơn nữa, trong thư hẹn nộp visa cũng có lưu ý bạn nên đến trước giờ hẹn 10 phút. Trang phục nên gọn gàng, lịch sự. Bạn không nên quá căng thẳng, áp lực mà nên thả lỏng tinh thần, hãy nở nụ cười để tạo sự thiện cảm với người phỏng vấn cũng như cho thấy sự tự tin.
– Xác định đúng câu hỏi và trả lời đúng vấn đề: Bạn nên trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm câu hỏi, không cần trả lời quá dài dòng. Bạn nên nghe hết câu hỏi rồi mới trả lời bởi đây là phép lịch sự cơ bản nhất khi giao tiếp với người khác. Nếu nghe chưa rõ câu hỏi, hãy đề nghị nhân viên Lãnh sự lặp lại câu hỏi, tránh trường hợp ngại ngần rồi không hiểu rõ câu hỏi lại trả lời lan man. Không cần thiết phải nói quá nhiều, trả lời quá dài dòng. Bạn chỉ cần trả lời đúng vấn đề được hỏi, đảm bảo cung cấp đủ những thông tin cần thiết.
– Thông tin phải nhất quán: Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc không trung thực, thông tin trong các câu trả lời không khớp với thông tin bạn cung cấp trong hồ sơ sẽ khiến nhân viên Lãnh sự nghi ngờ về độ xác thực và tính nghiêm túc của bạn đối với việc du học. Điều này sẽ gây bất lợi lớn đối với khả năng xin visa của bạn. Hãy nhớ mình đã trình những hồ sơ gì, kế hoạch học tập mình đã ghi ra sao để đừng trả lời sai lệch. Bạn nên nắm chắc những thông tin về khóa học, trường học, nơi ở… Bạn cũng nên tìm hiểu những câu hỏi thông thường và dự trù những câu có thể sẽ được hỏi để chuẩn bị câu trả lời hợp lý, thuyết phục. Đừng đi phỏng vấn với một cái đầu rỗng và không có sự chuẩn bị gì.
>> Học bổng du học Thụy Sĩ ngành nhà hàng khách sạn đến 30% học phí năm 2020
– Kiểm tra lại hồ sơ, sắp xếp theo thứ tự quy định: Phải đem theo tất cả các giấy tờ được yêu cầu với thông tin đầy đủ và xác thực, sao y công chứng, dịch thuật theo quy định. Sắp xếp giấy tờ theo thứ tự, khi nhân viên phỏng vấn của Lãnh sự quán hỏi đến là bạn lấy ra được ngay. Nếu không bạn sẽ được yêu cầu sắp xếp lại giấy tờ hoặc rời khỏi phòng để không làm mất thời gian, gây ảnh hưởng đến những người tham gia phỏng vấn kế tiếp. Điều này có thể sẽ làm cản trở buổi phỏng vấn của bạn, dĩ nhiên cũng không tránh khỏi trường hợp bạn phải đặt hẹn lại vào ngày khác.
– Không nên nói quá nhiều hay tranh cãi với nhân viên Lãnh sự quán: Hãy nhớ rằng bạn là người được phỏng vấn chứ không phải bạn phỏng vấn người khác. Nhân viên Lãnh sự quán sẽ phỏng vấn rất nhiều người chứ không riêng gì bạn. Vì vậy, hãy trả lời ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm. Chỉ nói khi được hỏi. Đừng bao giờ tranh cãi với nhân viên Lãnh sự, nếu thắc mắc hay cần hỏi thông tin gì thì hãy hỏi một cách lịch sự.
– Thả lỏng tinh thần, thoải mái: Việc tự tin trong buổi phỏng vấn sẽ mang đến cho bạn kết quả khả quan. Quyết định xin được visa hay không sẽ chịu tác động lớn bởi cách mà bạn phản ứng, trả lời câu hỏi, ngôn ngữ cơ thể và tính xác thực của câu trả lời. Vậy nên đừng tỏ ra lo lắng hay thiếu tự tin trong buổi phỏng vấn. Hãy thoải mái, thư giãn đầu óc.
Liên hệ Du học INEC để được tư vấn chọn ngành, chọn trường, hướng dẫn thủ tục hồ sơ và luyện phỏng vấn du học Thụy Sĩ, giúp bạn tự tin vượt qua cửa ải xin visa:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Email: inec@inec.vn
- Đăng ký tư vấn du học Thụy Sĩ: https://bit.ly/2VSDGy0