Nhiều công ty Thụy Điển ngày nay đang đi đầu trong việc tích hợp phương pháp kinh doanh bền vững vào chiến lược và quản lý hàng ngày của họ. Đó là bảo vệ môi trường sâu rộng, các biện pháp tích cực để tôn trọng quyền con người và cải thiện môi trường làm việc, chống tham nhũng.
Thuật ngữ kinh doanh bền vững được sử dụng để mô tả công việc mà các công ty làm có tác động tích cực đến xã hội, môi trường hoặc nền kinh tế. Những nỗ lực nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2), thúc đẩy các cơ hội nghề nghiệp bình đẳng và sự tham gia của cộng đồng địa phương là những ví dụ về các sáng kiến kinh doanh bền vững.
Các công ty Thụy Điển có lịch sử hoạt động lâu dài trong lĩnh vực này và được nhiều người coi là công ty tiên phong. Trong Bảng xếp hạng Bền vững Quốc gia RobecoSAM (2019), Thụy Điển được xếp hạng đầu tiên trong số 65 quốc gia, dựa trên các chỉ số về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Môi trường
Các khía cạnh môi trường của kinh doanh bền vững là rất rộng, bao gồm các lĩnh vực như tái chế giấy, sử dụng bền vững tài nguyên, giảm thiểu dấu chân môi trường và giảm tiêu thụ nước…
Cleantech là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các sản phẩm hoặc dịch vụ cải thiện hiệu suất hoạt động, năng suất hoặc hiệu quả đồng thời giảm chi phí, đầu vào, tiêu thụ năng lượng, chất thải hoặc ô nhiễm. Cleantech là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh bền vững. Trên bình diện quốc tế, Thụy Điển tiếp tục xếp hạng tốt trong lĩnh vực công nghệ năng lượng và môi trường, đứng thứ ba trong Chỉ số Đổi mới Cleantech Toàn cầu năm 2017, sau Đan Mạch và Phần Lan.
Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là một khía cạnh quan trọng trong cách các công ty làm việc với hoạt động kinh doanh bền vững. Các công ty có thể thúc đẩy bình đẳng bằng cách tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ kết hợp công việc và gia đình, khuyến khích sự tham gia chung vào việc chăm sóc trẻ em. Đồng thời cho phụ nữ và nam giới cơ hội bình đẳng để vươn lên vị trí lãnh đạo.
Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá và so sánh khoảng cách giới quốc gia dựa trên các tiêu chí kinh tế, chính trị, giáo dục và y tế. Trong báo cáo năm 2020, Thụy Điển được xếp hạng 4 trong số 153 quốc gia được đánh giá, chỉ đứng sau các quốc gia Bắc Âu như Iceland, Na Uy và Phần Lan.
Chống tham nhũng
Tham nhũng đã được Ngân hàng Thế giới xác định là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với tăng trưởng. Thụy Điển xếp hạng 4/180 quốc gia về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế 2019. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2012, luật pháp của Thụy Điển phân loại việc đưa hoặc nhận hối lộ là tội phạm nghiêm trọng.
Thúc đẩy các sáng kiến bền vững
Chính phủ Thụy Điển sở hữu 46 công ty thuộc nhiều quy mô, 2 trong số đó là các công ty niêm yết. Năm 2007, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước báo cáo phát triển bền vững. Các báo cáo này đặt ra một số mục tiêu bền vững, tập trung vào sự đa dạng, vấn đề môi trường, nhân quyền, điều kiện làm việc, biện pháp phòng – chống tham nhũng, đạo đức kinh doanh và bình đẳng giới. Các mục tiêu phải đo lường được, cụ thể và phù hợp với hoạt động của công ty.
Quyền con người
Chính phủ Thụy Điển mong muốn tất cả các công ty Thụy Điển, tư nhân hay nhà nước, tôn trọng quyền con người trong mọi hoạt động của họ. Cố gắng đi đầu làm gương, Chính phủ có một đơn vị trong Bộ Ngoại giao tập trung vào các vấn đề liên quan đến thương mại và kinh doanh bền vững, và cũng có một Đại sứ về Kinh doanh bền vững.
Sáng kiến môi trường
Luật pháp môi trường nghiêm ngặt kết hợp với mức độ hiểu biết và nhận thức về môi trường cao đã giúp các công ty Thụy Điển luôn đổi mới về môi trường và hoạt động hiệu quả. Các kỹ thuật sản xuất ít tác động, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp, hiện nay thường được xuất khẩu sang các nước khác.
Thụy Điển cũng đóng vai trò nổi bật trong các lĩnh vực công nghệ sạch như nhiên liệu không hóa thạch và chất lượng nước, với một số công ty dẫn đầu trong các lĩnh vực của họ. Ví dụ, SEKAB là nhà cung cấp etanol và các dẫn xuất etanol lớn của châu Âu, được sử dụng cho nhiên liệu và hóa chất ít tác động đến môi trường. Trong khi công ty công nghệ nước Xylem có hoạt động tại hơn 150 quốc gia.
4 công ty Thụy Điển nêu gương về kinh doanh bền vững
Atlas Copco là nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị công nghiệp như máy nén và hệ thống lắp ráp. Vì nó có các hoạt động và cơ sở sản xuất ở các quốc gia có nguy cơ vi phạm nhân quyền cao, Atlas Copco tuân theo chiến lược nhân quyền. Theo đó, họ không chỉ thực hiện các đánh giá công ty thường xuyên, mà còn giúp các đối tác kinh doanh và khách hàng cải thiện nhân quyền.
Vào năm 2012, công ty độc quyền rượu thuộc sở hữu nhà nước Systembolaget đã đưa ra một quy tắc ứng xử – dựa trên tuyên bố về nhân quyền của Liên hợp quốc và các cơ quan quốc tế khác – đối với việc mua buôn đồ uống có cồn, phối hợp với các công ty độc quyền về rượu của Na Uy, Phần Lan, Iceland và quần đảo Faroe. Bộ quy tắc yêu cầu đối xử có trách nhiệm về nhân quyền, điều kiện làm việc, các biện pháp chống tham nhũng và các vấn đề môi trường trong cả hoạt động của chính công ty và chuỗi cung ứng của họ.
Công ty quần áo H&M, với gần 5.000 cửa hàng trên khắp thế giới, có dòng quần áo sinh thái mang tên Conscious Collection. H&M tích cực làm việc với các nhà cung cấp của mình để thúc đẩy quyền lao động và giảm tác động đến môi trường. Khoảng 700 nhà cung cấp sản xuất các sản phẩm của H&M, nhiều nhà cung cấp ở các quốc gia nơi các vấn đề như lao động trẻ em và an toàn tại nơi làm việc có thể gây ra nhiều vấn đề. H&M có một nhóm đánh giá gồm 70 người giám sát việc tuân thủ quy tắc ứng xử của nhà cung cấp.
Nhà bán lẻ đồ nội thất IKEA có kế hoạch chỉ sử dụng các vật liệu tái tạo và tái chế trong các sản phẩm của họ vào năm 2030. Chiến lược phát triển bền vững sâu rộng của IKEA được công bố rộng rãi trên trang web của công ty. |
(Theo sweden.se)
Đại học Jonkoping Thụy Điển đào tạo một số chuyên ngành liên quan đến kinh doanh bền vững như:
- Quản lý chuỗi cung ứng bền vững
- Phát triển doanh nghiệp bền vững
- Quản lý thông tin xây dựng bền vững
- Truyền thông bền vững
Với danh tiếng về chất lượng đào tạo, triết lý giáo dục kết hợp giữa lý thuyết và thực hành cùng mối quan hệ sâu rộng với hệ thống doanh nghiệp đối tác khắp thế giới, Đại học Jonkoping là nơi khởi đầu cho các cơ hội nghề nghiệp nhiều triển vọng của sinh viên quốc tế.
Mời bạn tham dự hội thảo du học Thụy Điển sắp tới đây do Du học INEC phối hợp với Đại học Jonkoping tổ chức để tìm hiểu thêm về các ngành đào tạo và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp nhé: “Du học Thụy Điển tại Đại học Jonkoping: Bạn được gì?”
Thời gian: 17h30 thứ Sáu, ngày 05/03/2021 Địa điểm: 279 Trần Nhân Tôn, Phường 2, Quận 10, TP. HCM |
Hội thảo đồng thời diễn ra online trên ứng dụng Zoom.
Đăng ký tại đây hoặc hotline 093 409 8883 – 093 938 1081 – 093 409 9070
Liên hệ INEC để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho kế hoạch du học Thụy Điển của bạn nhé.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline miền Bắc và miền Nam: 093 938 1081
- Hotline miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 9983
- Email: inec@inec.vn
- Chat ngay với tư vấn viên tại: /duhocthuydien