Dù được yêu hay bị ghét, K-pop có ở khắp mọi nơi, để lại sức ảnh hưởng và những dấu ấn. Được cho là một trong những đại diện thành công nhất của hiện tượng văn hóa trong lịch sử hiện đại, K-pop có lượng người hâm mộ lan rộng khắp toàn cầu, phá bỏ rào cản quốc gia, văn hóa, ngôn ngữ và tuổi tác.
Nhận ra cơ hội kinh doanh dựa trên cơ sở là người hâm mộ toàn cầu mang lại, ba fan K-pop trẻ tuổi ở Đại học Quản lý Singapore (SMU) – những người không chỉ dành tình yêu cho K-pop mà còn có sự nhạy bén trong kinh doanh – đã quyết định biến niềm đam mê của họ thành một công việc kinh doanh hẳn hoi.
Sinh viên kế toán SMU – Janessa Sim và các cộng sự của cô đã bắt đầu một thị trường online có tên là KpopKart. Nơi này được thiết kế như giải pháp một cửa để mua và bán hàng hóa K-pop do người hâm mộ tạo ra và cho người hâm mộ từ mọi nơi trên thế giới.
Ý tưởng độc đáo của KpopKart
KpopKart là thị trường K-pop đầu tiên dành cho người hâm mộ trên toàn thế giới để mua và bán hàng hóa K-pop. Nền tảng cung cấp cho người hâm mộ sự an toàn khi mua hàng trực tuyến thông qua PayPal và giao hàng được theo dõi, cũng như sự đa dạng từ các nghệ sĩ khác nhau trên khắp thế giới. Ngoài ra, những người sáng lập mong muốn thúc đẩy cộng đồng trên nền tảng của mình bằng cách tạo cảm giác thân thuộc cho các nghệ sĩ và người dùng trang web của KpopKart.
Là một fan K-pop, Janessa cảm thấy khá khó khăn khi mua hàng hóa liên quan đến lĩnh vực này. Các sản phẩm K-pop rất đa dạng nhưng không được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng ở Singapore cũng như nhiều nơi trên thế giới. Thực tế này khiến nhiều người hâm mộ như Janessa phải lên mạng tìm kiếm để mua. Hàng hóa có thể bao gồm album chính thức, các sản phẩm do người hâm mộ làm ra như tác phẩm nghệ thuật, quạt, móc khóa, nhãn dán và nhiều thứ khác.
Việc tìm kiếm hàng hóa K-pop cũng khá khó khăn vì thông tin nằm rải rác khắp nơi trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội, web mua bán hoặc web riêng của người bán. Janessa thường thử tìm nguồn cung cấp cho người hâm mộ trên Twitter, một trong những nền tảng phổ biến nhất mà fan K-pop sử dụng, nhưng cũng có rất nhiều vụ lừa đảo xảy ra ở đó.
Làm sao để KpopKart thu hút vốn đầu tư?
Nhắm vào thị trường ngách của K-pop không phải là một động thái phổ biến. Trên thực tế, Janessa và các cộng sự đã nhận được vô số bình luận hoài nghi về khả năng mở rộng của ý tưởng. Tuy nhiên, với số liệu thống kê ngày càng tăng về thị trường K-pop cũng như nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thích hợp / cá nhân hóa, nhóm của Janessa tin tưởng vào tiềm năng phát triển to lớn của KpopKart.
Nằm trong chương trình của Viện Đổi mới & Doanh nhân (IIE) SMU cũng như chương trình tăng tốc StartupX do Temasek và Startup Weekend tổ chức, nhóm của Janessa có cơ hội trò chuyện với các chuyên gia và nhà đầu tư trong ngành, đồng thời học hỏi nhiều kỹ năng khác nhau, từ quảng cáo chiêu hàng (pitching) đến tiếp thị và chiến lược. Điều này đã giúp nhóm có được chỗ đứng vững chắc hơn trong lĩnh vực kinh doanh và nâng cao nhận thức về KpopKart. Ngoài ra, với kiến thức thu thập được từ các buổi hội thảo và trò chuyện với các cố vấn, nhóm của Janessa đã xây dựng được chiến lược rõ ràng hơn cho doanh nghiệp của mình cũng như đưa ra các kế hoạch cụ thể hơn với kết quả có thể đo lường được. Điều này đã giúp các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào dự án KpopKart của những doanh nhân trẻ.
Nhóm của Janessa cũng tham gia UNICON 2019 của Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nơi họ giành được danh hiệu Grand Champions và P.A.K Challenge 2019 của SMU với thành tích Á quân 1. Những danh hiệu này góp phần làm tăng “độ dày” hồ sơ của những người sáng lập KpopKart, thúc đẩy tính khả thi và tiềm năng của mô hình kinh doanh này.
SMU là môi trường để “thai nghén” KpopKart
Janessa bày tỏ rằng nếu không ở trong Đại học Quản lý Singapore (SMU), cô và các bạn cùng nhóm sẽ không bao giờ có được cơ hội này để bắt đầu KpopKart. Ý tưởng về KpopKart bắt đầu vào tháng 01/2018 khi Janessa tham gia Real Business Weekend với Vera Sun. Nhóm quyết định thử một cái gì đó mới và tham gia cuộc thi kinh doanh này mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Vera – một “fan bự” của Kpop và là một người cuồng nhiệt mua hàng hóa K-pop – đã đề xuất ý tưởng ban đầu về một khu chợ K-pop mà Janessa thấy vô cùng thú vị.
Cùng chung sở thích K-pop và tin tưởng sâu sắc vào tiềm năng thị trường khổng lồ cho ý tưởng này, nhóm tiếp tục triển khai ý tưởng của mình sau cuộc thi. Với sự hỗ trợ của SMU IIE và đam mê giúp đỡ những người hâm mộ K-pop tiếp cận vật phẩm mong muốn, nhóm đã phát triển ý tưởng bằng cách tiến hành các nghiên cứu thị trường cần thiết để tạo ra sản phẩm phù hợp và cuối cùng thiết lập thương mại điện tử thời trang K-pop cho người dùng của mình.
Là một sinh viên kế toán tại Đại học Quản lý Singapore (SMU), Janessa được trang bị những kiến thức tài chính cần thiết để điều hành doanh nghiệp. Các học phần tại SMU đã giúp cô rất nhiều trong việc lập ngân sách — theo dõi và ước tính chi phí cũng như dự kiến tài chính để gây quỹ. Những hoạt động đa dạng khác tại SMU cũng góp phần giúp Jansessa tiếp cận các phần khác nhau trong quá trình phát triển kinh doanh của KpopKart.
Chỗ đứng tương lai của KpopKart trong thương mại điện tử Tin tưởng vào giá trị của cộng đồng fan K-pop, nhóm của Janessa đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của KpopKart. Đây là một nền tảng được tạo ra bởi người hâm mộ dành cho người hâm mộ. Có như vậy, khách hàng mới tin tưởng nhóm sẽ tạo ra sản phẩm tốt nhất cho họ. Nhiều nghệ sĩ chuyển sang KpopKart từ các nền tảng thị trường khác đánh giá cao ý thức cộng đồng hiện diện trên nền tảng thương mại của nhóm Janessa và tìm thấy sự thoải mái, tin tưởng trong cách nhóm điều hành doanh nghiệp của mình. Janessa và các đồng sự vẫn tiếp tục phát triển các công cụ cộng đồng mới để nâng cao khía cạnh xã hội của nền tảng và xây dựng sự gắn bó mà người dùng có với nền tảng của nhóm. |
Nhóm của Janessa và KpopKart chỉ là một ví dụ của việc phát triển ý tưởng của sinh viên thành một hoạt động kinh doanh thực thụ tại SMU. Với nền tảng kiến thức chuyên ngành vững chắc cùng môi trường lý tưởng để phát triển toàn diện và tiếp cận với các chuyên gia cũng như giới doanh nghiệp, sinh viên Đại học Quản lý Singapore (SMU) có nhiều điều kiện và cơ hội để khởi đầu sự nghiệp một cách thành công.
Tháng 10 này, một sự kiện lớn do Đại học Quản lý Singapore phối hợp với INEC tổ chức sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích về trường và về du học Singapore cho quý phụ huynh và các bạn học sinh. Đừng bỏ lỡ sự kiện này và hãy tiếp tục theo dõi các tin tức thú vị khác về SMU trên các kênh thông tin của INEC nhé.
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Email: smu@inec.vn
- Chat ngay với tư vấn viên tại: m.me/daihocSMU