Theo bản tin khảo sát thị trường lao động quý 2/2017 do Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam công bố đầu tháng 9/2017, có đến 183.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trên cả nước, tăng 44.200 người so với quý 1/2017. Tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2016 nhưng không đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng chủ yếu do chương trình đào tạo tại các trường chưa bám sát thực tiễn, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả và quan trọng nhất là chọn ngành học chưa thật sự phù hợp với bản thân.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TP.HCM cho biết, có đến 60% sinh viên chọn sai ngành học. Theo nhiều khảo sát do trung tâm thực hiện, chỉ 5% sinh viên là có hiểu biết, 20% hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về ngành mà mình chọn học. Sinh viên chủ yếu chọn ngành theo cảm tính, theo xu hướng đám đông hoặc theo mong muốn của gia đình mà không chú trọng đến năng lực của bản thân. Chính điều đó đã phần nào làm các bạn trẻ nhanh chóng chán nản, không đủ động lực để học tập hoặc “cố đấm ăn xôi” chỉ để lấy một tấm bằng đại học cho bằng bạn bằng bè còn mọi chuyện sau này thì phó mặc cho số phận.
Xu hướng chọn ngành học hot lên ngôi
Nhiều năm qua có thể thấy rằng, những ngành nghề có tên gọi “công nghệ”, “quản trị”, “quốc tế” được sinh viên chọn học mà không cần biết ngành đó học gì, yêu cầu ra sao. Lý giải về lựa chọn của mình, các bạn cho rằng, những ngành đó thường “hot”, “thời thượng” và nghe rất “oách” (theo Tuổi Trẻ Online).
Ở quốc gia thu hút sinh viên quốc tế đông đảo như Úc thì điều này cũng không ngoại lệ. Không thể phủ nhận rằng, lượng sinh viên quốc tế du học Úc tăng dần theo từng năm bởi sự uy tín của hệ thống giáo dục, chất lượng đào tạo, cơ hội học tập lẫn phát triển mà quốc gia này mang lại. Tính đến tháng 10/2017, có 729.790 sinh viên quốc tế nộp hồ sơ du học Úc, tăng 2,4% so với năm 2016. Trong đó, khoảng 20% sinh viên quốc tế chọn nhóm ngành STEM mỗi năm; 18% chọn nhóm ngành khoa học sức khỏe; 14% chọn lĩnh vực kinh doanh, quản lý và 14% chọn nhóm ngành khoa học xã hội (theo thống kê chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo Úc). Không khó để nhận thấy, đây đều là những nhóm ngành đang thiếu nhân lực trình độ cao tại Úc, có mức lương hấp dẫn cùng cơ hội định cư rộng mở.
Nên hay không việc chọn ngành học đang thiếu nhân lực?
Thật khó để có được một câu trả lời rõ ràng, tùy góc nhìn mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau. Tuy chọn ngành đang thiếu nhân lực là một cách để bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp, nhưng những ngành nghề đó sẽ chỉ thiếu lao động ở một vài thời điểm nhất định, đến một lúc nào đó sẽ bị bão hòa, tỉ lệ cạnh tranh việc làm sẽ rất cao và gay gắt. Thực tế cho thấy một điều rằng, dù bạn có chọn ngành học vì nó hot hay thiếu nhân lực nhưng không phù hợp với năng lực, đam mê thì vẫn có thể bị thất nghiệp và bị đào thải. Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tâm lý học hướng nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam ví von rằng, nếu như bị thất tình, giới trẻ có thể bị dằn vặt trong một vài năm nhưng để gắn bó công việc mình không yêu thích, không phù hợp năng lực, rất có thể bạn phải trả giá không phải cho hiện tại mà là 15 năm tới, hay thậm chí là cả cuộc đời (theo Zing.vn ngày 17/03/2016).
>> Du học Úc nên chọn ngành nào?
Để nâng cao cơ hội việc làm, sở hữu mức lương như mong muốn thì chọn ngành học cần nhân lực thôi là chưa đủ, thêm vào đó, bạn phải học tốt, học ngành mình yêu thích, đúng năng lực, sở thích, định hướng nghề nghiệp của bản thân. Có như vậy thì bạn mới tích cực học tập, theo đuổi niềm đam mê của mình để có việc làm tốt hơn, mức lương cao hơn, tương lai rộng mở hơn.
“Thích và làm được hoàn toàn khác nhau. Hãy chọn công việc bạn thích mà làm được!”
– Chuyên gia tâm lý Phạm Mạnh Hà –
Ít ai biết rằng, trước khi thành lập nên “ông trùm” Microsoft, Bill Gates từng học dự bị ngành luật tại Đại học Harvard để trở thành luật sư theo nguyện vọng của bố mẹ. Còn với ông chủ mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg, trước khi gầy dựng nên cơ ngơi triệu đô cũng từng học một chuyên ngành không liên quan đến công nghệ, đó là tâm lý học. Chỉ vài năm sau đó, cả Bill Gates lẫn Mark Zuckerberg đều rời ghế nhà trường để theo đuổi niềm đam mê của mình. Nói như thế để thấy một điều rằng, nếu chọn ngành không theo sở thích, đam mê, khả năng của bản thân thì bạn sẽ tiêu tốn đáng kể về thời gian, công sức, tiền bạc và dễ gây nản chí. Thay vì phải đi đường vòng mới đến đích thành công thì bạn có thể đi đường thẳng để đến đỉnh cao vinh quang bằng cách chọn ngành phù hợp nhất với bản thân và có bước tiến dài trong sự nghiệp.
Để biết mình phù hợp với ngành nào, nên học ngành hot, đang thiếu nhân lực hay ngành mình yêu thích và học tốt, mời bạn tham dự:
Hội thảo du học Úc 2018 – Chọn ngành đang thiếu nhân lực, nên hay không? Thời gian: 9g00 Chủ nhật, ngày 07/01/2018 Địa điểm: Trung tâm hội nghị Metropole, 216 Lý Chính Thắng, P.9, Quận 3, TP.HCM |
Đăng ký tham dự tại đây hoặc hotline: 093 409 8883
Sự kiện do Công ty Du học INEC tổ chức. Tại hội thảo, bạn sẽ được:
- Cung cấp đầy đủ thông tin các ngành thế mạnh tại Úc và trường đào tạo nổi bật
- Thông tin mới nhất về chương trình học bổng du học Úc trong năm 2018
- Tư vấn ngành nghề trực tiếp với đại diện các trường top đầu tại Úc cùng đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của INEC
- Giao lưu với học sinh INEC đang học tại Úc
- Giải đáp chuyên sâu các vấn đề về visa, thủ tục hồ sơ, chi phí, cơ hội nghề nghiệp…
- Nhận tài liệu du học Úc mới nhất, miễn phí
Đây chính là dịp để bạn sớm hiện thực hóa giấc mơ du học và kiến tạo sự nghiệp của riêng mình. Với 11 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học, Công ty Du học INEC là đối tác của hơn 500 trường đại học, cao đẳng, học viện danh tiếng top đầu thế giới. Không chỉ là cầu nối giữa quý phụ huynh, học sinh sinh viên với các trường, INEC còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên từng bước đường du học của các em. Nhanh tay đăng ký tham dự hội thảo du học Úc ngay từ bây giờ để sớm xác định ngành học phù hợp và nhận nhiều hỗ trợ hấp dẫn từ INEC.
Chi tiết vui lòng liên hệ INEC qua hệ thống:
- Tổng đài: 1900 636 990
- Hotline KV miền Bắc & Nam: 093 409 2662 – 093 409 9948
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070 – 093 409 4449
- Email: inec@inec.vn