Tài chính là ngành học phù hợp với những ai bị hấp dẫn bởi thị trường chứng khoán, thương mại quốc tế, vai trò của chúng trong việc phát triển kinh tế của một đất nước… Với bối cảnh kinh tế hiện nay, Việt Nam đang cần một số lượng rất lớn nhân lực chất lượng cao ngành này trong khi khả năng thực tế chưa đáp ứng đủ và du học là con đường mà nhiều sinh viên lựa chọn để được tiếp cận một nền giáo dục tiên tiến hơn. Nhắc đến địa điểm du học lý tưởng, người ta hay nghĩ tới Anh, Úc, Mỹ nhưng có một đất nước rất gần Việt Nam cũng có thể đào tạo tốt ngành Tài chính với chi phí tiết kiệm. Cùng khám phá trong bài viết này nhé.
Cứ 35 vị trí cần tuyển dụng thì thị trường chỉ đáp ứng được 9 người
Theo nhận định của hãng tư vấn nhân sự Adecco Việt Nam, từ khi gia nhập WTO, thị trường lao động trong nước đang thay đổi theo hướng có lợi cho người tìm việc. Trong số những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao có ngành Tài chính. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có khoảng cách cung – cầu còn khá xa. Cứ 35 vị trí cần tuyển dụng thì thị trường chỉ đáp ứng được 9 người. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, tức là số lượng thì không thiếu nhưng chất lượng thì còn yếu!
Nhân sự ngành tài chính tại Việt Nam hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường
Cụ thể, theo thông tin được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Xu hướng tuyển dụng nhân lực ngành Tài chính – Ngân hàng tại ĐH Ngân hàng TP. HCM ngày 17/5/2015 thì vào năm 2016 tỉ lệ nhân lực đáp ứng ngành Tài chính Ngân hàng chỉ đạt 76%. Nhiều chuyên gia tài chính cho biết, nhu cầu nhân lực ngành tài chính ngân hàng hiện nay vẫn cao, bằng chứng là trong năm 2015 và 2016, nhiều ngân hàng vẫn đang tuyển dụng số lượng hàng ngàn nhân viên. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên mới ra trường vướng phải lỗ hổng về kiến thức nên cản trở khi thi tuyển vào ngân hàng do nghiệp vụ, chuyên môn và thái độ nghề nghiệp chưa đạt yêu cầu.
Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam đang có bước hồi phục ấn tượng. Nhiều doan nghiệp FDI lớn tiếp tục xu hướng dịch chuyển vào Việt Nam để tận dụng các ưu đãi chính sách, nhân công và nguyên nhiên liệu giá rẻ, cũng như đón đầu cơ hội tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do khác giữa Việt Nam và các nước.
Nền kinh tế Việt Nam đang có bước hồi phục ấn tượng
Kinh tế tăng trưởng, cơ hội việc làm rộng mở và thị trường lao động thay đổi theo hướng có lợi cho người tìm việc thế nhưng tình trạng lao động thất nghiệp rất cao và vẫn gia tăng (theo số liệu từ Bộ LĐTB&XH, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2015, có gần 178,000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, không thể không kể đến chất lượng đào tạo. Do đó, nhiều sinh viên tìm cách tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến hơn và chủ động nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn trong tình hình mới.
Từ một làng chài, Singapore trở thành trung tâm tài chính thế giới
Sự phát triển nhanh chóng của Singapore có liên quan mật thiết với việc quản lý hữu hiệu về tài chính. Từ một “ngôi làng chài nhỏ bé” thuở mới thành lập, đến thập kỷ 80 của thế kỷ 20, Singapore đã trở thành trung tâm tài chính đứng hàng thứ 3 ở châu Á và hiện nay là một trong số những trung tâm tài chính của thế giới. Ngân hàng Phát triển của Singapore được thành lập năm 1968 nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính hỗ trợ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước. Đây là một dạng liên doanh trong đó nhà nước sở hữu 49%, còn lại là của các cổ đông thuộc khu vực cá thể. Với hệ thống chi nhánh tỏa ra nhiều nơi, Ngân hàng Phát triển cung cấp các dịch vụ về tài chính và bảo hiểm, chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng thương mại cũng như các dịch vụ quản lý vốn đầu tư.
Từ một làng chài, Singapore trở thành trung tâm tài chính thế giới
Khi sự phát triển kinh tế nở rộ ở khu vực Đông Nam Á, nhu cầu về các quỹ đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và từ đó người ta cần một trung tâm trong khu vực đủ khả năng làm nhiệm vụ trung gian về tài chính. Singapore đáp ứng tốt cho nhu cầu này. Chính quyền Singapore đã thành lập một hệ thống ngân hàng ngoài nước để tập trung vào thị trường tài chính bên ngoài và các hoạt động về ngoại hối. Các quỹ tiền tệ quản lý ở Singapore do người nước ngoài đứng tên dùng để đầu tư cho thị trường trong nước hay ngoài nước đều được miễn thuế.
Ngoài ra, Hiệp hội Quốc gia các nhà buôn chứng khoán (NASDAQ) ở Mỹ và Cơ quan giao dịch chứng khoán đã hình thành mối liên kết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh cổ phiếu của NASDAQ ở Singapore.
Kết quả là, trong thời gian 1960 – 2014, GDP Singapore tăng từ 0.7 tỷ USD lên tới 307.86 tỷ USD, tức tăng gần 440 lần; GDP đầu người từ 428 tăng lên tới 56,264 USD (số liệu của Singapore Department of Statistics), luôn là một trong 10 nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Theo kế hoạch, đến năm 2018 Singapore sẽ trở thành thành phố hàng đầu thế giới, là đầu mối của mạng lưới kinh tế trí thức toàn cầu.
Học ngành Tài chính tại đất nước mạnh về tài chính
Thành tựu phát triển tài chính của Singapore trở thành bài học thực tiễn giá trị cho những quốc gia khác. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi có những trường đại học uy tín đào tạo ngành này và còn gì thuận lợi hơn khi được học ngành tài chính tại một đất nước mạnh về tài chính! Theo số liệu từ Hotcourses, Singapore hiện có 32 trường có cung cấp chương trình đào tạo ngành tài chính trong đó có thể kể đến ĐH Quản lý Singapore (SMU), Học viện SIM, ĐH Curtin Singapore, Học viện Kaplan… Ưu thế của chương trình học tập ngành tài chính tại Singapore là bạn sẽ được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến, chất lượng đào tạo đẳng cấp với thời gian ngắn và chi phí tiết kiệm. Ngoài ra, Singapore còn là quốc gia chấp nhận sinh viên quốc tế với yêu cầu đầu vào linh hoạt và chương trình học thực tiễn.
Liên hệ đại diện của hệ thống tất cả các trường tại Singapore:
- Hotline KV miền Bắc, miền Nam: 093 409 3311 – 093 409 3040
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn