Điều kiện làm việc hạng nhất và an toàn, lương cao và môi trường làm việc quốc tế khiến Phần Lan trở thành nơi làm việc lý tưởng cho mọi người. Mặc dù có lực lượng lao động lành nghề, Phần Lan có dân số già – vì vậy sinh viên tốt nghiệp có năng lực trong các lĩnh vực rất được săn đón, giúp triển vọng nghề nghiệp của họ tăng lên khi làm việc tại Phần Lan.
Mặc dù thời gian làm việc trung bình tại Phần Lan là 40 giờ/tuần, bạn vẫn có thể tận hưởng mức sống cao với nhiều thời gian để khám phá những khu rừng xanh như ngọc lục bảo, phong cảnh và hàng ngàn hồ tuyệt đẹp. Hầu hết người lao động được nghỉ phép 5 – 6 tuần và điều kiện làm việc linh hoạt được áp dụng ở đây từ hơn 2 thập kỷ trước.
Thị trường việc làm và lao động tại Phần Lan
Phần Lan chào đón người lao động quốc tế có tay nghề. Do đó, sinh viên quốc tế du học Phần Lan có nhiều cơ hội làm việc và định cư tại Phần Lan lâu dài. Ngày nay, hầu hết những người có việc làm ở Phần Lan đều làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Các ngành sử dụng số lượng người lớn nhất là thương mại, vận tải, khách sạn và dịch vụ ăn uống, giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội và các dịch vụ khác. Việc làm trong lĩnh vực dịch vụ được ước tính sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Một số nhà tuyển dụng lớn nhất ở Phần Lan là Tập đoàn Posti, cung cấp dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh, OP Financial Group, cung cấp dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm và ISS Palvelut Oy, cung cấp dịch vụ quản lý tài sản và cơ sở vật chất. Số lượng lớn nhất các cơ hội việc làm mới gần đây là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Phần Lan, khu vực công cũng là một nhà tuyển dụng lớn. Ví dụ, thành phố Helsinki là nhà tuyển dụng lớn nhất ở Phần Lan. Nơi này cung cấp việc làm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, vận tải và bảo trì.
Lực lượng lao động làm việc từ xa hoặc từ nhà chiếm tỉ lệ lớn. Năm 2017, thống kê cho thấy 13% người lao động có kiểu sắp xếp công việc như thế này. Như các nước khác, mức lương trung bình ở Phần Lan tương quan với trình độ học vấn. Theo Cục Thống kê quốc gia Phần Lan, những người có bằng tiến sĩ kiếm được gần 6.500 euro/tháng, trong khi những nhân viên có trình độ học vấn thấp hơn kiếm được ít hơn 2 lần. Mức độ giáo dục và kinh nghiệm chuyên môn cũng ảnh hưởng đến quy mô của tiền lương.
Luật pháp Phần Lan không quy định mức lương tối thiểu, mức lương phụ thuộc vào cấp độ của công ty. Theo các dữ liệu có sẵn mới nhất, mức lương trung bình ở Phần Lan là khoảng 3.500 euro/tháng. Mức lương dành cho người lao động ít kỹ năng là 1.980 euro/tháng còn nhân sự có tay nghề có thể kiếm được 4.250 euro/tháng.
Hầu hết nhân viên làm việc trong khu vực tư nhân (gần 1 triệu người) và 400.000 nhân viên làm việc trong khu vực công (chính quyền địa phương và trung ương). Theo khảo sát năm 2017, mức lương trung bình trong khu vực tư nhân là 3.095 euro, trong khi tại chính quyền địa phương, các công chức có mức lương trung bình là 2.760 euro. Tiền lương trung bình lớn nhất thuộc khu vực chính phủ trung ương là 3.641 euro.
Trong khía cạnh của các ngành nghề cụ thể, các nhà quản lý có mức lương cao nhất, trong khi nhân viên chăm sóc cá nhân kiếm được ít nhất – dưới 2.500 euro. Một thông tin khả quan là các mức lương vẫn liên tục tăng trong vòng 20 năm qua và có xu hướng tương tự trong thời gian tới.
Việc làm ở Phần Lan
Theo truyền thống, thị trường việc làm Phần Lan bị chi phối bởi sản xuất với các mặt hàng xuất khẩu chính gồm máy móc, sản phẩm giấy và gỗ, thiết bị điện, thiết bị quang học và phương tiện vận chuyển.
Ngành công nghệ và công nghệ thông tin của Phần Lan hiện đã trở thành ngành lớn nhất và xứ sở ngàn hồ được xem là một trung tâm công nghệ lớn của châu Âu. Được dẫn dắt bởi Nokia – một công ty khổng lồ trong thời kỳ đầu của điện thoại di động và hiện tập trung vào thiết bị mạng, phần mềm và dịch vụ, công nghệ chiếm hơn một nửa xuất khẩu của Phần Lan.
>> Xem thêm: Du học Phần Lan ngành kỹ thuật: Triển vọng nghề nghiệp cao trong thời đại 4.0
Những lĩnh vực việc làm phổ biến với sinh viên tốt nghiệp đại học
- Hóa chất
- Quần áo
- Thiết bị điện tử
- Máy móc và dụng cụ khoa học
- Dệt may
Ở Phần Lan, hầu hết các vị trí tuyển dụng được quảng cáo là trong lĩnh vực dịch vụ y tế và xã hội, ngành xây dựng, dịch vụ và thương mại (nhu cầu đặc biệt cao về doanh số). Thiếu lao động, đặc biệt đối với các ngành nghề sau:
- Giám sát thi công
- Trị liệu ngôn ngữ
- Bác sĩ chuyên khoa
- Kỹ sư xây dựng
- Bác sĩ đa khoa
- Công tác xã hội và chuyên gia tư vấn
- Đại diện bán hàng
- Y tá và điều dưỡng
- Nha sĩ
- Giáo dục mầm non
- Kỹ sư cơ khí
- Kỹ sư điện và tự động hóa
- Người dọn dẹp và người giúp việc trong văn phòng, khách sạn và các cơ sở khác
- Người lao động trong lĩnh vực xây dựng
Nhu cầu cao đối với người lao động có kỹ năng
Phần Lan đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong tương lai vì thế hệ nhân công hiện tại trong dân số 5,5 triệu người không đủ lấp đầy vị trí của những người sắp nghỉ hưu. Một cuộc khảo sát do Các ngành công nghệ Phần Lan thực hiện, đặt câu hỏi với 350 công ty đại diện cho khoảng 1/3 số doanh nghiệp trong lĩnh vực này, cho thấy cần có 53.000 người lao động trong ngành công nghệ vào năm 2021. Kỹ thuật số hóa, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu là những lĩnh vực chính cần nhiều người lao động lành nghề nhất.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, gồm các vai trò như bác sĩ đa khoa, nha sĩ, y tá và nhà trị liệu ngôn ngữ cũng có nhu cầu rất cao đối với những người lao động có trình độ. Các lĩnh vực như giảng dạy, công tác xã hội, tư vấn, kinh doanh và quản trị cũng đang bị thiếu hụt nhân sự.
Liên hiệp Kỹ sư chuyên nghiệp ở Phần Lan báo cáo rằng có tới ¾ doanh nghiệp sử dụng kỹ sư đã và đang gặp các vấn đề tuyển dụng. Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ đòi hỏi những sinh viên tốt nghiệp gần đây phải có những kỹ năng cần thiết cho vai trò mình đảm nhiệm và mở ra nhiều cơ hội cho người lao động quốc tế. Do đó, bạn sẽ được các nhà tuyển dụng Phần Lan đánh giá cao nếu đủ điều kiện hoặc đang tìm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào kể trên.
>> Xem thêm: Thông tin chung về làm việc tại Phần Lan (phần 2)
Công ty Du học INEC
- Tổng đài: 1900 636 990
- Miền Bắc & miền Nam: 093 938 1081
- Miền Trung: 093 409 9070
- Email: inec@inec.vn